1. Nguồn gốc câu đối ngày Tết
1.1. Câu đối ngày Tết bắt nguồn từ đầu?
Câu đối ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa, khởi nguồn từ đào phù (tấm bùa bằng gỗ cây đào). Đào phù là hai tấm gỗ đào hình chữ nhật treo hai bên cửa. Trên đào phù viết tên hai vị Thần chế phục ác ma là Thần Đồ và Uất Lũy. Ý nghĩa của việc treo đào phù là có thể xua đuổi ma quỷ, trấn áp ma tà, tiêu tai giải họa, đón lành tránh hung.
- Câu đối Tết đầu tiên trong lịch sử các nước Á Đông được viết vào thời Ngũ Đại:
“Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân.”
Tạm dịch:
“Năm mới thừa phúc lành
Tết đẹp mãi trường xuân.”
- Tục treo câu đối Tết bắt khởi đầu sắc từ đời Tống. Tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến và phát triển.
- Đến thời Minh, đào phù được đổi tên thành “Câu đối Tết” (Xuân liên).
- Và mãi đến triều Minh Thanh thì câu đối Tết mới được phát triển mạnh. Tất cả các công sở nha môn các cấp, các quan đứng đầu đều đã tự soạn viết câu đối Tết để biểu lộ chí hướng, lý tưởng làm quan của mình. 5 nội dung chính mà các quan thường viết là: Không tham nhũng không hối lộ, Yêu dân như con, Luật pháp nghiêm minh hành sự thận trọng, Ước chế bản thân phụng sự việc công, Chăm lo chính sự, vỗ yên bách tính.
- Người Trung Hoa gọi câu đối Tết với nhiều tên gọi khác nhau: Xuân liên, đối liên, đối tử hay môn đối. Tuy nhiên, Xuân liên vẫn là cái tên phổ biến hơn cả.
1.2. Câu đối Tết ở nước ta
- Thú chơi câu đối và câu đối Tết dần dần lan rộng ra khắp các nước Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đến nay nó cũng là một phần không thể thiếu trong Tết cổ truyền dân tộc ta.
- Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu chính thức xác định rằng thú chơi câu đối Tết ở nước ta là vào thời nào. Song, từ thời Trần thì thú chơi câu đối đã xuất hiện và phổ biến.
1.3. Vì sao câu đối lại được viết trên giấy màu đỏ
- Màu đỏ là màu rực rỡ, mang đến cảm giác nồng cháy, đầm ấm. Điều này hoàn toàn phù hợp với không khí thiêng liêng.
- Màu đỏ của câu đối Tết kết hợp hài hòa cùng màu vàng của hoa mai, màu xanh của bánh chưng, bánh tét tạo nên bức tranh Tết rực rỡ cho ngôi nhà.
- Vì câu đối thường được viết trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào nên được gọi chung là câu đối đỏ.
- Mặc dù, cũng có khi người ta dùng giấy vàng để viết nhưng ít hơn so với giấy đỏ.
2. Ý nghĩa câu đối ngày Tết ở nước ta
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.”
- Câu đối Tết là một trong 6 biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người Việt.
- Bên cạnh những câu chúc tết ý nghĩa thì những câu đối Tết biểu trưng cho sự may mắn, cát tường, của niềm tin, chiến thắng.
- Ngoài ra, câu đối Tết cũng thể hiện sự tiễn đưa năm cũ, tống khứ vận xấu cũ và bắt đầu đón chào năm mới với mọi sự tốt lành.
- Đây cũng chính là thú vui tao nhã và là nét đẹp trong văn hóa Việt.
- Với lối viết ngắn gọn, xúc tích nhưng thể hiện được quan điểm, khát vọng của người viết. Điều này thể hiện tài trí thông minh, nhanh nhạy, phong cách tài tử trong việc đối đáp ứng xử của tác giả.
3. Câu đối hay ngày Tết
3.1. Câu đối Tết 4 chữ
- “Xuân dinh tứ hải
Mai khai ngũ phúc”. - “Phát phúc sanh tài
Đồi kim tích ngọc”. - “Tuế thông thịnh thế
Nhân phùng hoa niên”. - “Tống cựu nghênh tân – Vạn sự cát tường
Toàn gia hạnh phúc”. - “Xuân phong đắc ý
Hoà khí chí tường”. - “Hay ăn chóng béo – Tiền nhiều như kẹo
Tình chặt như keo – Dẻo dai hạnh phúc
Mịn màng trắng trẻo – Sức khỏe như voi”. - “Ngàn lần như ý – Vạn sự như mơ
Triệu sự bất ngờ – Tỷ lần hạnh phúc”.
3.2. Câu đối Tết 5 chữ và 6 chữ
- “Phúc lai miên thế trạch
Lộc mãn trấn gia thanh”. - “Minh niên tăng vạn lộc
Xuân nhật tập thiên tường”. - “Nhân thọ niên phong lộc mãn
Hoa hương liễu lục xuân nồng”. - “Đại nghiệp thiên phàm cánh phát
Minh xuân vạn tượng canh tân”. - “Lễ tiết dĩ hoà vi quí
Tân xuân trường phát kỳ tường”. - “Xuân ý tam giang tứ hải
Hỷ dinh vạn hộ thiên gia”. - “Xuân an khang thịnh vượng
Niên phúc thọ miên trường”.
3.3. Câu đối Tết 7 chữ
- “Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khoẻ, tết an khang”. - “Mai vàng nở rộ mừng năm mới
Đào hồng khoe sắc đón xuân sang”. - “Cạn ly mừng năm qua đắc lộc
Nâng cốc chúc năm mới phát tài”. - “Tân niên tân phúc tân phú quý
Tấn tài tấn lộc tấn vinh hoa”.
- “Trai gái cười vui mừng đón Tết
Trẻ già hoan hỉ đón xuân sang”. - “Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên”. - “Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công”.
3.4. Những câu đối ngày Tết
- “Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một rượu say lúy túy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà”. - “Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân”. - “Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc !… á à… Xuân”. - “Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa! Tết!
Sáng mồng một, vào nhà nghe lời chúc
Ồ! Xuân!”. - “Đuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân”. - “Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới”. - “Chiều ba mươi, đầu bù tóc rối, heo hắt tiễn năm tàn
Sáng mồng một, quần là áo lượt, phấn khởi mừng xuân mới”.
3.5. Câu đối ngày Tết chữ Hán
- “Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú quý xuân”.
Tạm dịch:
“Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú qúy xuân”.
- “Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật”.
Tạm dịch:
“Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an”.
- “Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức
Bố y tùy phận, cầu phúc đức lai tài”.
Tạm dịch:
“Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được đức
Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài”.
- “Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái”.
Tạm dịch:
“Ðất sinh tài nghiệp đời sán lạn
Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi”.
- “Phúc mãn đường, niên tăng phú qúy
Ðức lưu quang, nhật tiến vinh hoa”.
Tạm dịch:
“Phúc đầy nhà, năm thêm giàu có
Ðức ngập tràn, ngày một vinh hoa”.
- “Trúc bảo bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú qúy, lộc quyền lai”.
Tạm dịch:
“Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi
Mai khai phú quý, lại lộc quyền”.
- “Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện
Thánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ vinh”.
Tạm dịch:
“Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện
Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh”.
3.6. Câu đối Tết cho ông bà/ cha mẹ
- “Giao thừa hái lộc cung kính ông bà, rượu rót đôi ly, nghe lời chúc
Mồng một đơm hoa, nhớ ơn cha mẹ, trà dâng ba chén, nhận lì xì”. - “Lan quế cụ phương phùng thịnh thế
Xuân huyên tịnh mậu hưởng cao linh”.
(Lan quế ngát thơm mừng đời thịnh
Xuân huyên tươi tốt hưởng thọ cao). - “Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà”.
3.7. Câu đối đỏ ngày Tết
“Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy Tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp Xuân”.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, đối với những người con xa quê, đây là lúc họ nhớ về quê nhà, về gia đình nhất. Tết là dịp để gia đình sum vầy, hội tụ nhưng không phải ai cũng được cái phúc đó. Câu đối trên đây thể hiện nỗi niềm mong mỏi hướng về quê nhà của người con Việt Nam.
Bạn đã chọn cho mình câu đối cho dịp Tếp cổ truyền chưa? Chúc nhau một năm mới bình an, hạnh phúc bằng những câu đối thật hay nhé. Chuyên mục Giải trí chúc bạn một năm mới an khang, thịnh vượng.
Hồng Ân tổng hợp