Đã đến Tết thì bạn không thể bỏ qua các hoạt động như: Xem bắn pháo hoa, bày mâm ngũ quả, chúc Tết hay mừng tuổi,… Tất cả làm nên ngày Tết vui vẻ và tràn đầy tình yêu thương. Hôm nay Chuyên mục Giải trí sẽ đưa đến bạn một hoạt động phổ biến mà đã đến Tết thì sẽ có, đó là trò chơi dân gian ngày Tết.

1. Trò chơi dân gian ngày Tết truyền thống – Đập cầu đất

  • Đây là trò chơi khá phổ biến của người Việt không chỉ trong dịp Tết. Ngay những ngày hội người ta cũng thường tổ chức chơi bịt mắt đập niêu. Ban tổ chức sẽ dựng ở sân đình hoặc một sân rộng nào đó hai chiếc cột cách nhau 5m. Người chuẩn bị sẽ buộc dây thừng nối hai thân cột làm giá treo niêu cho người chơi. Vạch xuất phát cách niêu từ 3m đến 5m.
  • Người chơi sẽ được giao cho một chiếc gậy dài khoảng 50cm. Những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt. Vì vậy họ cần phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng. Trong cái niêu bị đập vỡ sẽ có 1 mảnh giấy ghi phần thưởng của người chơi.
  • Trò chơi đập niêu này không quá khó và thu hút đông người tham gia. Vì vậy trong ngày xuân năm nay bạn có thể tổ chức chơi để ngày Tết thêm hứng khởi.
đập niêu đất
Đập niêu đất là trò chơi dân gian ngày Tết không quá khó và thu hút đông người tham gia. Ảnh Internet

2. Trò chơi dân gian ngày Tết – Cờ người

  • Cờ người là một trong những trò chơi thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng Xuân mới. Đây là thú chơi tao nhã trí tuệ giúp con người có những giờ phút giải trí bổ ích.
  • Cờ người thực chất là môn cờ tướng do người đóng thế thành các quân cờ. Bàn cờ thường ở khoảng sân đất rộng như sân đình, chùa. Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải đủ 32 quân, bao gồm 16 nam và 16 nữ. 32 người đóng làm quân cờ sẽ mặc trang phục phù hợp với quân cờ mà mình đóng. Đồng thời đứng đúng tại vị trí của quân cờ ấy trên bàn cờ. Hai người chơi sẽ đứng bên ngoài bàn cờ và chỉ đạo các quân cờ di chuyển theo luật cờ tướng. Người thắng là người bắt được Tướng của đối thủ.
  • Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có hai cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng được che lọng. Gặp buổi trời nắng thì mỗi quân cờ được một người che ô đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi. Mỗi lần đi một nước đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách.
cờ người
Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian ngày Tết đặc sắc diễn ra trong các ngày Tết Cổ Truyền. Ảnh Internet

3. Trò chơi dân gian ngày Tết phổ biến – Đấu vật

  • Đấu vật là một trò chơi thượng võ cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào những dịp Tết đến. Được tổ chức từ mồng 4 – 6 Tết hàng năm và thu hút đông đảo trung niên, thanh niên tham gia. Theo đó ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động… Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng.
  • Theo truyền thống trước khi bước vào trận đấu thực thụ. Hai đô vật phải làm động tác biểu diễn màn chào hỏi. Đây không chỉ biểu diễn những động tác đẹp mắt. Đây còn là nghi thức tâm linh của các đô vật hướng về Tổ tiên hướng về các vị anh hùng của dân tộc. Do đó các trận đấu luôn tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi trong tiếng hò reo cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã. Trên sới vật từng cặp đô vật thân hình cường tráng, mình trần, chít khăn xanh, khăn đỏ đang khua chân, múa tay để rình miếng nhau, chỉ đợi đối phương sơ hở là lao vào vật ngửa đối thủ.
  • Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Do đó trong môn vật này sức khỏe chưa đủ để bạn giành được thắng lợi mà còn cần cả sự mưu trí và nhanh nhẹn.
đấu vật
Đây là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào dịp Tết. Ảnh Internet

4. Trò chơi dân gian ngày Tết thú vị – Đi cầu Kiều

  • Đi cầu kiều là một trò chơi dân gian ngày Tết tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra không dễ chút nào. Người ta thường lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất đầu kia buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Cũng có nhiều nơi ngày Tết cầu kiều sẽ được bắc ra hồ nước trong làng hay ao nhà nên tính thử thách càng cao hơn rất nhiều. Nhiệm vụ của người chơi là khéo léo đi trên cây cầu lắt léo không có chỗ bám vịn ấy ra đến chỗ treo thưởng.
  • Giải thưởng được treo trên cột, đến lượt ai, người đó đi được qua hết cây cầu sẽ được lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã ngã, có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.
đi cầu kiều
Đi cầu kiều nhìn đơn giản nhưng không hề dễ Ảnh Internet

5. Ném tung còn – Trò chơi dân gian truyền thống

  • Chơi tung còn là trò chơi của đồng bào dân tộc Nùng. Vào những dịp lễ, Tết Cổ Truyền đồng bào dân tộc Nùng thường tổ chức chơi tung còn.
  • Để chuẩn bị hội tung còn người ta tìm một bãi đất trống giữa sân trồng một cây tre thẳng. Trên đỉnh có một vòng tròn, dán giấy hai mặt: Một mặt màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, một mặt màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. “Quả còn” được làm bằng vải, kết nhiều mảnh màu lại với nhau thành một cái túi, bọc chặt lấy các hạt bông giống, thóc giống. Đây là hai sản phẩm chính để tự túc của nhà nông.
  • Nhà nhà thi đua ai cũng muốn quả còn của mình đẹp nhất nên họ chuẩn bị rất công phu vì vậy mà quả còn ngày càng đẹp, càng rực rỡ hơn. Tung còn đôi chỉ dành cho thanh niên nam nữ độc thân và được xem như nét giao duyên tốt đẹp mà qua đó rất nhiều đôi nam nữ đã nên vợ nên chồng.
ném còn trò chơi dân gian ngày tết
Tung còn là trò chơi không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc. Ảnh Internet

6. Đánh đu

  • Vào những dịp Tết thì bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Cây đu được cấu tạo gồm 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, bàn đu và thượng đu. Thượng đu làm bằng thanh tre ngang nối 2 phần trụ đu với nhau. Tay đu là 2 cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt rất chắc chắn để người đu cầm được khi đu, bàn đu là chỗ để người chơi đặt chân đứng lên đó.
  • Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi; đu đơn là đu một người, đu đôi là đu hai người. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng và duyên dáng của người chơi. Đu đơn nam thường thể hiện sự khoẻ mạnh, bay bổng và thường đu cao tít lên. Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nam nữ. Tuy nhiên đẹp nhất hấp dẫn  vẫn là chơi đu đôi nam nữ. Bởi giữa đất trời mùa Xuân vạn vật, hoaTết đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân thì đều phơi phới đam mê muốn kết duyên, tìm bạn.
  • Trò chơi đánh đu thu hút từ trẻ nhỏ đến nam thanh nữ tú và cả người lớn tuổi tham gia vì trò này không khó và không có quy định cụ thể nào.
đánh đu trò chơi dân gian ngày tết
Trò chơi đánh đu thu hút từ trẻ nhỏ đến nam thanh nữ tú và cả người lớn tuổi tham gia. Ảnh Internet

7. Trò chơi đánh phết

  • Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân, phổ biến ở những vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi có thể ở sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông – tây). Có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết sẽ có gậy tre để cả gốc dài 1m đánh vào quả phết và chia làm hai phe. Hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đội bạn thì là thắng cuộc.
  • Có người cho rằng trò đánh phết có nguồn gốc từ tục thờ Mặt Trời vì nó có sự chuyển động từ đông sang tây và ngược lại. Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sỹ.
  • Các cuộc thi đấu phết đều thu hút đông đảo người xem. Mọi người cùng hò reo khích lệ trong không khí ồn ào sôi động. Cũng bởi vậy mà có câu khẩu ngữ khi chơi trò chơi dân gian này là“Vui ra phết.”
đánh phết trò chơi dân gian ngày tết
Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh Internet

Tren đây là những trò chơi dân gian ngày Tết phổ biết nhất ở nước ta. Cuộc sống luôn bận rộn, Tết là dịp để mọi người trở về đoàn tụ với gia đình, vừa chơi các trò chơi dân gian truyền thống. Điều này vừa giúp gắn kết các thành viên trong gia đình và cũng là cách để chúng ta bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Dù cuộc sống có hiện đại đến đâu thì những trò chơi ngày Tết cổ truyền này vẫn sẽ là những nét phong tục Tết không thể bỏ qua được.

Tuyến Đinh tổng hợp