1. Bệnh viêm tai giữa
- Viêm tai giữa là trường hợp viêm nhiễm các mô thuộc vùng tai giữa, rất hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và cả người lớn. Bệnh thường phát sinh sau những đợt viêm mũi họng ở trẻ nhỏ.
- Bệnh gây ra tình trạng bội nhiễm tạo dịch mủ trong tai giữa. Sau đó có thể làm thủng màng nhĩ chảy mủ ra ngoài tai, hoặc tích tụ chất dịch trong vùng tai giữa gây đau tai và giảm một phần khả năng nghe.
- Lúc đầu, viêm tai giữa là thể cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc tai và trở thành viêm tai giữa mạn tính.
- Nguyên nhân là do viêm nhiễm vùng mũi họng bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra còn gây tắc vòi nhĩ và thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi xoang mủ cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Các trường hợp do bệnh gây ra như: Nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược, do không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh.
2. Triệu chứng viêm tai giữa
1.2. Dấu hiệu viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến nhất là:
- Đau trong tai và nhiều khi đau rất nặng.
- Giảm khả năng nghe, cảm giác ù tai, nặng tai khó chịu.
- Người bình thường mắc bệnh sẽ bị sốt, trẻ nhỏ có thể bị sốt cao trên 39 độ C.
- Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, khó ăn uống, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, khó ngủ…
- Nếu bị thủng màng nhĩ thì sẽ có triệu chứng chảy mủ tai và sẽ giúp giảm đau một phần.
Một số hiếm trường hợp dẫn đến hội chứng Cholesteatoma là trường hợp bị tích tụ các tế bào da và các mảnh vụn ở tai giữa (chảy mủ gây mùi khó chịu).
1.2. Lưu ý
Bạn cần lưu ý những điều sau đây để làm giảm các tác nhân gây bệnh:
- Nhiều người chủ quan không điều trị kịp thời để bệnh diễn ra quá lâu có thể gây ra biến chứng không mong muốn như: Giảm thính lực, thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, viêm xương chũm, thần kinh mặt.
- Nghiêm trọng hơn thì có thể xảy ra những biến chứng trong sọ não như: Viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,… rất dễ gây tử vong.
- Khi phát hiện bản thân có xuất hiện một trong những triệu chứng trên thì bạn nên ra các phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và có lộ trình điều trị phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng làm bệnh trở nên khó điều trị hơn.
2. Điều trị viêm tai giữa
- Để phát hiện bệnh, người lớn và trẻ em cần được sự trợ giúp của bác sĩ khi chẩn đoán như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope); kính hiển vi soi tai hoặc nội soi tai (Oto – Endoscope).
- Điều trị nội khoa bằng việc uống thuốc kháng sinh đang là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất. Dựa trên các kết quả khám nghiệm, bác sĩ sẽ xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.
- Điều trị viêm tai giữa cần co thời gian và ít nhất là 8 ngày, có thể kết hợp cùng thuốc nhỏ tai nếu tai không bị thủng màng nhĩ. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng có thể nhỏ thuốc từ 3 – 4 ngày đầu để ngăn chặn mủ, tiếp đó rửa tai bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già.
2.1. Kỹ thuật trong y tế
- Trước tiên, bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh của bạn hoặc con bạn. Tiếp theo, họ sẽ khám sức khỏe. Trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ nhìn tai ngoài và màng nhĩ bằng kính soi tai để kiểm tra các dấu hiệu đỏ, sưng, mủ và dịch.
- Bác sĩ cũng có thể tiến hành thử nghiệm Tmpanometry để xác định xem tai giữa có hoạt động đúng hay không. Đối với thử nghiệm này, họ sẽ đặt một thiết bị vào trong ống tai của bạn để thay đổi áp suất và làm cho màng nhĩ rung lên. Bài kiểm tra sẽ đo lường những thay đổi này và ghi lại chúng trên biểu đồ. Bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho bạn.
2.2. Các phương pháp chuẩn đoán
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi, sức khỏe và tiểu sử bệnh của con bạn để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Các bác sĩ cũng sẽ xem xét những yếu tố sau đây:
- Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
- Khả năng của trẻ chịu đựng kháng sinh.
- Ý kiến hay sở thích của phụ huynh.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, bác sĩ có thể lựa chọn điều trị cơn đau hoặc chờ đợi để xem các triệu chứng có biến mất hay không hoặc thuốc giảm sốt và đau thường được dùng để đối phó với cơn đau. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh. Tuy nhiên, nếu virus gây nhiễm trùng, bạn không thể dùng kháng sinh.
2.3. Thuốc trị viêm tai giữa
Dưới đây là các loại thuốc uốn trị viêm tai giữa được các bác sĩ khuyên dùng đối với trẻ em và người lớn
- Các kháng sinh nhóm beta – lactam (ampicillin, cephalosporin thế hệ II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon là lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm tai giữa. Lưu ý hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid (gentamycin, kanamycin…) đặc biệt, đối với trẻ dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói. Bởi vì, trong khi đó nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc cho tai của trẻ. Nếu dùng trẻ có thể sẽ bị câm điếc do thuốc.
- Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7 – 10 ngày), thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề. Các thuốc này giúp ngăn chặn tiến triển viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương. Mặt khác các thuốc này còn hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: thông dụng và an toàn nhất là paracetamol. Liều lượng thuốc sử dụng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Đối với người lớn, dùng theo hướng dẫn sử dụng đính kèm thuốc.
2.4. Cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc dân gian
2.4.1. Các bài thuốc uống
Các bài thuốc uống từ dân gian có khả năng cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch và hạn chế các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở tai từ bên trong.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Xuyên khung 12g, đương quy 15g, mần tưới 10g, hương phụ 10g, bạch linh 12g, thạch xương bồ 12g, sài hồ 10g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g.
- Thực hiện: Đem các vị rửa sạch và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng một thang, duy trì trong 10 ngày.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Sài đất, mẫu lệ, chi tử, bạch truật, hoàng kì, phòng sâm, kinh giới, bạch linh và cây cứt lợn mỗi thứ 5g, đinh lăng, hạ khô thảo và thổ phục linh mỗi thứ 6g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang và chia thành 3 lần sử dụng.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Ngân hoa, cam thảo và xuyên khung mỗi thứ 10g, liên kiều, trần bì, hương phụ và sài hồ mỗi thứ 12g, thổ phục linh và nam tục đoạn mỗi thứ 20g, ích mẫu, kinh giới, bạch chỉ nam, kinh hoàng bá, bưởi bung và cây cứt lợn mỗi thứ 16g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần dùng. Ngày dùng 1 tháng.
2.4.2. Các bài thuốc dùng ngoài
Các bài thuốc dùng ngoài được sử dụng trực tiếp nên có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn nhanh hơn bài thuốc uống. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc dùng ngoài vì có thể nguy cơ cao gây nhiễm trùng và ngứa ngáy tai.
Bài thuốc nhỏ tai từ thạch xương bồ
- Chuẩn bị: Thạch xương bồ, trần bì, thương nhĩ tử và cây ngũ sắc mỗi thứ 16g.
- Thực hiện: Đem các vị rửa sạch và đun với 150ml nước, đến khi còn 50ml. Rót nước vào bát và để nguội, cho bông lọc vào hỗn dịch để làm trong nước, sau đó cho vào lọ kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần, mỗi lần từ 2 – 3 giọt.
Bài thuốc xông
- Chuẩn bị: Huyền sâm, bồ công anh, thổ phục linh, bạch chỉ, hoàng cầm, hạ khô thảo và kim ngân hoa mỗi thứ 10g, tăm bông, nước muối sinh lý và xi lanh khử trùng.
- Thực hiện: Đem sắc các dược liệu, sau đó vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng tăm bông thấm nước sắc còn ấm. Đem sát đầu xi lanh vào ống tai và đưa tăm bông vào bên trong xi lanh và bịt kín. Lúc này nước sắc ấm sẽ tạo thành khói nhẹ và di chuyển vào bên trong ống tai.
Bài thuốc từ rau diếp cá
Rau diếp cá còn được gọi là ngư tinh thảo hay dấp cá, có tính hàn, tác dụng giải độc, thanh nhiệt và kháng khuẩn. Bài thuốc từ diếp cá có tác dụng giảm viêm, đau và ức chế khuẩn gây bệnh.
- Chuẩn bị: 1 nắm rau diếp cá tươi.
- Thực hiện: Đem diếp cá rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Mỗi lần dùng 1 – 3 giọt nhỏ vào tai.
3. Cách phòng ngừa bệnh
Các thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn ứng phó với viêm tai giữa
- Phòng ngừa cảm lạnh thông thường và các bệnh khác. Bạn hãy dạy cho trẻ rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, không dùng chung đồ ăn và đồ uống.
- Khi trẻ bị bệnh, hãy cho chúng ở nhà và nghiêm cấm đưa trẻ đến trường.
- Đặc biệt là phải tránh khói thuốc lá. Bạn hãy chắc chắn không ai hút thuốc trong nhà. Bạn cũng hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nhiều khói thuốc lá.
- Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng. Sữa mẹ chứa các kháng thể có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai. Nếu bạn cho bú bình, hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi thẳng và tránh cho bú khi trẻ đang nằm.
- Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc chủng ngừa. Bạn hãy hỏi bác sĩ về những loại vắc xin thích hợp cho con. Các mũi chích ngừa cúm theo mùa, phế cầu khuẩn và các loại vắc xin vi khuẩn khác có thể giúp trẻ phòng ngừa viêm tai giữa.
4. Viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Ngoài việc điều trị viêm tai giữa, mọi người cũng cần phòng bệnh này bằng cách nâng cao sức khỏe. Phải luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nhà ở cũng như nơi làm việc, luôn giữ tai luôn khô sạch. Nếu phát hiện bệnh cần giải quyết điều trị sớm, tránh bơi lội cũng như khói thuốc lá và một số các tác nhân gây hại khác,..v..v..
4.1. Viêm tai giữa ở người lớn
- Tránh sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá…
- Không nên nhai kẹo cao su hoặc các thực phẩm cần phải hoạt động nhai nhiều.
- Không ăn những loại thực phẩm khô cứng vì đây là những loại thực phẩm làm ảnh hưởng rất lớn đến vùng tai giữa của người bệnh. Điều này cũng như tăng trình trạng đau đớn của người bị viêm tai giữa.
- Không ăn những loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể một cách đột ngột như là bánh kẹo ngọt, bánh mì…
- Không dùng thực phẩm xào hoặc chiên rán quá nhiều dầu, mỡ vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng sự đau đớn.
4.2. Viêm tai giữa ở trẻ em
- Viêm tai giữa trẻ em cần phải kiêng cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, dai. Đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt khiến vì sẽ khiến cho đờm vướng ở họng.
- Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như là: Đồ nếp, đồ hải sản, tôm cua, thịt đỏ…
4.3. Chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh nên dùng thêm những loại thực phẩm dưới đây để cải thiện quá trình chữa bệnh và nhanh chóng có kết quả tốt hơn. Bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:
- Thay thế mỡ lợn bằng các loại dầu hướng dương hoặc dầu thực vật. Vì có các loại vitamin D và vitamin E trong dầu giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Gan bò, cà rốt hoặc cà tím xào mềm có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể. Đồng thời làm tăng cường thính lực cũng như giúp bảo vệ lớp niêm mạc lót bên trong loa tai.
- Bổ sung các loại cá biển, rong biển, thuốc tảo spirulina vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Giúp cung cấp iốt cho cơ thể, và làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.
- Ăn thêm lạc luộc để tăng cường các khoáng tố kẽm. Đây là một chất thường thiếu trong cơ thể của những người có cơ tạng thuộc nhóm người yếu dễ bị chóng mặt
- Bạn cần tăng cường ăn rau xanh để bổ sung chất xơ, đồng thời hạn chế nguy cơ bị ù tai ở người bệnh.
Bệnh viêm tai giữa tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến bạn và người thân. Nếu sau 3 ngày triệu chứng bệnh không giảm mà trở nên nặng hơn, bạn nên đi đến bác sĩ khám ngay để được điều trị thích hợp. Đừng chủ quan và hãy biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình nhé.
Minh Đức tổng hợp