Bệnh hen suyễn là bệnh lý nguy hiểm của đường hô hấp. Bệnh có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh nếu chúng ta có hiểu biết về bệnh. Vì vậy, để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cũng cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này.

1. Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản (Asthma). Đây là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, có dấu hiệu viêm nhiễm và rất dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ khiến cho các đường dẫn khí thu hẹp lại. Điều này sẽ đưa đến hậu quả là lưu lượng không khí ra vào phổi có chiều hướng giảm. Đường dẫn khí sẽ ngày càng, ngày càng thu hẹp lại dần nếu tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu khi phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở.

Bạn có biết bệnh hen suyễn là gì không?
Bạn có biết bệnh hen suyễn là gì không? Ảnh Internet

2. Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Triệu chứng của bệnh hen phế quản khá là đa dạng. Vì vậy, các biểu hiện bên ngoài của bệnh thường rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như COPD, giãn phế quản, lao,…

2.1. Những triệu chứng thường gặp

  • Đầu tiên là ho, nhất là vào ban đêm: Đây là phản ứng khi cơ thể muốn đẩy chất bài tiết hoặc dị nguyên (lông động vật, phấn hoa, khói, bụi,…) từ môi trường ra ngoài cơ thể. Có thể thấy triệu chứng này khi bị cảm lạnh hoặc viêm nhiễm khuẩn xoang mũi,… Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và có dấu hiệu xuất hiện nhiều vào ban đêm thì rất có khả năng bị hen suyễn.
  • Thở khò khè: Phát ra tiếng rít hay âm thanh không bình thường khi thở. Là một trong những dấu hiệu điển hình của hen suyễn. Nguyên nhân gây ra âm thanh này là bởi không khí đi qua phổi bị ngăn lại do ống phế quản đã bị phù nề. Triệu chứng này thường thấy nhiều đặc biết khi người bệnh gặp không khí lạnh.
Ho vào ban đêm là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn
Ho vào ban đêm là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn. Ảnh Internet

2.2. Một số triệu chứng nguy hiểm

  • Khó thở: Khi đường thở bị thu hẹp lại sẽ khiến cho người bệnh đối diện với tình trạng khó thở này.
  • Thở nhanh và gấp: Khi đường thở không được bình thường sẽ khiến người bệnh thở nhanh và gấp. Đây được xem như một dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Người bệnh sẽ thấy triệu chứng này nặng hơn khi vận động nhiều hoặc quá sức khi leo cầu thang, tập thể dục, chạy bộ,…
  • Mặt nhợt nhạt, đổ mồ hôi: Gương mặt của người bệnh thường sẽ nhợt nhạt và ra mồ hôi nhiều. Người bệnh cũng cảm thấy rất mệt mỏi do cơ thể không được cấp đủ lượng oxy cần thiết.
  • Ngực đau thắt hoặc cảm thấy áp lực như có vật gì đè lên.

Lưu ý: Mỗi người bệnh sẽ có triệu chứng xuất hiện khác nhau.

Phổi và đường dẫn khí của người bệnh
Phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn sưng lên gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Ảnh Internet

3. Đối tượng của bệnh hen suyễn

  • Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là người lớn không mắc phải. Bệnh vẫn xảy ra ở người lớn và đặc biệt là với người cao tuổi.
  • Người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Người bị dị ứng, chàm là một trong những đối tượng của bệnh hen suyễn.
  • Người có tiền sử trong gia đình có người từng mắc bệnh hen suyễn.
  • Ngoài ra, người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất (công nhân xây dựng, giáo viên,…) cũng là đối tượng của bệnh hen suyễn.
Người già cũng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn
Người già cũng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Ảnh Internet

4. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

4.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh

  • Với một số người, bệnh hen suyễn có thể gián đoạn. Tuy nhiên, phần lớn bệnh hen suyễn tái phát thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
  • Những cơn ho dai dẳng kéo dài vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Từ đó, công việc làm ăn, học tập, các mối quan hệ cũng phần nhiều bị tác động.

4.2. Có khả năng gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Mặc dù với tỷ lệ không cao nhưng không phải là không có. Bệnh hen suyễn vẫn có thể gây tử vong. Vì thế, không nên chủ quan với căn bệnh này.
  • Khi để ý thấy các triệu chứng kéo dài thì nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm để có các phương pháp, điều trị căn bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
  • Một số biến chứng của căn bệnh hen suyễn là: Viêm phế quản, tâm phế mãn tính, khí phế thủng, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não,…
Những biến chứng của căn bệnh này
Những biến chứng của căn bệnh này rất nguy hiểm vì vậy bạn cần phát hiện bệnh sớm. Ảnh Internet

4.3. Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thường vào tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Bệnh hen suyễn gây nhiều biến chứng cho thai phụ và đứa trẻ: Sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non,.. Không những vậy, nếu may mắn đứa con được sinh ra thì nó cũng sẽ nhẹ cân hơn những đứa trẻ bình thường.

Căn bệnh này rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai
Hen suyễn là căn bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Ảnh Internet

5. Nguyên nhân và phân loại bệnh hen suyễn

5.1. Hen suyễn dị ứng

Biểu hiện:

  • Sưng mũi.
  • Cổ họng ngứa và xuất hiện đờm.
  • Nước mắt, nước mũi chảy.
  • Hắt hơi liên tục.

Nguyên nhân:

  • Dị nguyên nhỏ như: Lông động vật, phấn hoa, nấm mốc… theo đường thở vào phổi.
  • Không khí bị ô nhiễm bởi các tạp chất, khói bụi,…
  • Thời tiết chuyển lạnh.
  • Các sản phẩm có mùi thơm như nước hoa, chất làm tươi không khí,…
Chú cún đáng yêu đôi khi lại là tác nhân gây nên bệnh hen suyễn đó
Chú cún đáng yêu đôi khi lại là tác nhân gây nên bệnh hen suyễn đó. Ảnh Internet

5.2. Suyễn do tập thể dục

Biểu hiện:

  • Các cơn ho hen bắt đầu xuất hiện kèm theo thở nhanh, thở gấp,… sau tầm 5 đến 10 phút khi bắt đầu hoặc sau khi tập.
  • Tình trạng có thể trầm trọng hơn sau khi kết thúc thể dục vài phút.

Nguyên nhân:

Các dải cơ xung quanh đường hô hấp của người bệnh nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Vì thế, khi tập thể dục, chúng sẽ phản ứng lại bằng cách co thắt và làm hẹp đường hô hấp của cơ thể.

Suyễn do tập thể dục
Suyễn do tập thể dục. Ảnh Internet

5.3. Ho hen suyễn

Biểu hiện: Ho khan nhưng không có đờm.

Nguyên nhân:

  • Do người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng đối với cơ thể.
  • Do người bệnh sử dụng thuốc Beta – blockers.
  • Hoặc có khả năng người bệnh dị ứng với chất Aspirin.

5.4. Hen suyễn nghề nghiệp

Nghe khó tin nhưng là thật.

Biểu hiện: Các dấu hiệu hen (Ho, mắt bị kích ứng, chảy nước mũi và nghẹt mũi) xuất hiện khi người bệnh đến khu vực làm việc.

Nguyên nhân:

  • Do dị ứng khi tiếp xúc với các chất “lạ” ở nơi làm việc.
  • Một số ngành dễ bị hen suyễn nghề nghiệp là: Họa sĩ, thợ mộc, thợ làm tóc,…
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp là căn bệnh không thể xem thường
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp là căn bệnh không thể xem thường. Ảnh Internet

5.5. Hen suyễn ban đêm

Đây là loại hen suyễn có tỷ lệ dẫn đến tử vong cao nhất của bệnh hen suyễn.

Biểu hiện: Ho kèm theo khó thở hoặc thở khò khè vào ban đêm.

Nguyên nhân:

  • Sự tiếp xúc quá nhiều với các chất gây dị ứng.
  • Đường hô hấp của người đó bị lạnh.
  • Việc ợ nóng.
  • Do sự tiết hocmon theo mô hình sinh học.
  • Tư thế nằm không hợp lý gây khó thở.

6. Cách chữa bệnh hen suyễn

Đối với việc điều trị thì vẫn là nguyên tắc chung: Phát hiện sớm, điều trị dứt điểm từ ban đầu để bệnh không phát triển nặng. Sau đây là những cách phòng ngừa bệnh hen suyễn xuống mức thấp nhất mà bạn có thể tham khảo.

Một số cách xử lý bệnh hen suyễn
Một số cách xử lý bệnh hen phế quản. Ảnh Internet

6.1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh. Một số loại thuốc là nguyên nhân của bệnh hen suyễn như: Ibuprofen, naproxen, aspirin,… Và ngay cả thuốc nhỏ mắt nếu không được sử dụng đúng cách và không theo chỉ dẫn của bác sĩ có có khả năng là nguồn khỏi phát cho bệnh hen suyễn. Vì vậy, tuyệt đối không tự dùng thuốc để điều trị bất kỳ loại bệnh nào khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian, liều lượng cũng như các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có biểu hiện khác lạ cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời can thiệp và xử lý. Những loại thuốc được dùng điều trị hen suyễn phổ biến như:

  • Thuốc corticosteroid dạng hít.
  • Thuốc kháng Leukotriene.
  • Short-acting beta agonists (SABAs).
  • Long-acting bete agonists (LABAs).
  • Thuốc kháng histamine.
  • Thuốc Omalizumab (Xolair).
  • Liệu pháp miễn dịch.
  • Thuốc corticosteroid dạng uống.
  • Thuốc Theophylline.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Nếu sử dụng quá liều sẽ gây tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh. Vì vậy, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tùy vào độ tuổi, triệu chứng, tình trạng bệnh khác nhau mà bạn sẽ được kê những loại thuốc khác nhau phù hợp với tình trạng cơ thể.
Một số loại thuốc điều trị hen phế quản phổ biến
Bạn nên sử dụng những loại thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh Internet

6.2. Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn

  • Lông động vật cũng là nguyên nhân gây hen suyễn. Vì vậy, người dễ mắc bệnh hen phế quản nên tránh xa các loại thú cưng, tránh tiếp xúc gần gây ra việc hít phải lông của chúng.
  • Như chúng ta đã biết, không khí hiện nay đã bị ô nhiễm trầm trọng. Chính vì lí do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế bớt việc tiếp xúc quá nhiều với khói bụi, hóa chất độc hại,… trong không khí.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Hải sản, đồ chiên nướng, thức uống có cồn,… Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản tốt nhất nên kiêng cữ những loại thực phẩm này.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, nơi làm việc. Giặt giũ, lau rửa đều đặn các vật dụng hay đồ dùng mà bạn tiếp xúc nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
Tránh xa các tác nhân gây bệnh
Tránh xa các tác nhân gây bệnh để tình trạng bệnh không nặng lên. Ảnh Internet

6.3. Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho lành mạnh và khoa học.
  • Đảm bảo thực đơn của bạn phải đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nên bổ sung thường xuyên các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như: Cam, chanh, bưởi,…
  • Tập thể dục thường xuyên để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường sức mạnh cho các cơ và phổi.
  • Tuy nhiên, tránh tập luyện quá sức và tập quá lâu ngoài trời lạnh.
  • Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,…
  • Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.
Tập thể dục là biện pháp giúp bạn tăng cường sức đề kháng và tăng thêm sức mạnh cho phổi
Tập thể dục là biện pháp giúp bạn tăng cường sức đề kháng và tăng thêm sức mạnh cho phổi. Ảnh Internet

6.4. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

  • Một nguyên nhân gây ra căn bệnh hen suyễn là không khí lạnh. Vì vậy, khi thời tiết giao mùa và trở lạnh thì nhớ giữ ấm cho cơ thể bạn nhé.
  • Chuẩn bị những áo khoác dày, găng tay, tất, khăn choàng để giữ ấm khi ra ngoài vào ban đêm hay đi xa và đặc biệt là những lúc trời lạnh. Bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể, không để cho cơ thể ở lâu ngoài thời tiết lạnh.
  • Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.
Luôn giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh
Luôn giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh. Ảnh Internet

6.5. Thực hiện tầm soát hen và COPD

Để chẩn đoán chính xác về căn bệnh này cần thực hiện tầm soát hen và COPD. Khi thực hiện quá trình này, người bệnh sẽ được chỉ định để khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được yêu cầu chụp X – Quang phổi để chẩn đoán hình ảnh. Sau cùng, bác sĩ sẽ tiến hành đo hô hấp ký có thử thuốc và xét nghiệm công thức máu,… để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp của người bệnh.

Thực hiện tầm soát hen và COPD để có những chẩn đoán chính xác về bệnh
Thực hiện tầm soát hen và COPD để có những chẩn đoán chính xác về bệnh. Ảnh Internet

7. Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

  • Trái cây sấy khô: Nó có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm. Vì vậy đây nó không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn. Nên chú ý đọc các từ như “kali bisulfit” và “sodium sulfite” trên những gói quả sấy khô. Tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.
  • Rượu hay bia: Rượu bia cũng chứa chất sulfite. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra: Chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.
  • Tôm đông lạnh: Thực phẩm này có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn, vì nó có chứa sulfite.
  •  Dưa chuột muối: Sulfite thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men như dưa bắp cải muối. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn nên thay thế bằng salad.
  • Khoai tây đóng gói hoặc chuẩn bị sẵn: Nó chứa chất chất bảo quản như natri bisulfit không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.
  • Mứt anh đào ngâm: Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.
  • Bất kỳ loại thực phẩm mà bạn dị ứng: Bạn nên cảnh giác cao đối với các loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng và không nên dùng thử.
kiêng ăn
Người bị hen suyễn nên tránh những thực phẩm chứ Sulfite. Ảnh Internet

Bệnh hen phế quản là bệnh mãn tính. Mặc dù không thể chữa trị dứt điểm nhưng chúng ta có thể kiểm soát chúng để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày bằng những biện pháp đơn giản trên. Mùa lạnh sắp đến rồi, hãy bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình. Chuyên mục Sức khỏe chúc bạn luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống nhé.

Hồng Ân tổng hợp