1. Nguyên nhân gây bệnh quai bị
- Bệnh quai bị bắt nguồn từ một loại virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguyên nhân chính để virus phát tán và lây nhiễm cho người chưa có kháng thể chống virus quai bị là qua đường hô hấp.
- Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14 – 25 ngày, từ 2 – 4 tuần và trung bình 17 – 18 ngày.
- Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, người lớn chưa tiêm phòng quai bị và những người trưởng thành chưa có miễn dịch quai bị.
- Bệnh còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị.
Bệnh quai bị có lây không?
- Bệnh quai bị dễ dàng truyền nhiễm từ người này sang người khác. Nó có thể lây lan qua đường hô hấp như: Nước bọt, ho, hắt hơi và khi dùng chung những vật dụng cá nhân.
- Bệnh có nguy cơ lây lan cao, trở thành dịch bệnh xảy ra khắp nơi, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người như: Trường hoc, nhà trẻ, khu vui chơi… Hơn nữa vào mùa Đông Xuân bệnh quai bị càng phát tán do nhiệt độ bị hạ thấp nên mầm bệnh dễ phát tán.
2. Triệu chứng bệnh quai bị
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
- Sau khi sốt cao kéo dài từ 1 – 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên nó sẽ sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại. Thường thì sưng 2 bên không đối xứng (một bên to, một bên có thể nhỏ hơn).
- Một số trường hợp, tuyến nước bọt sưng rất to làm cho cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt. Gây ra tình trạng khó nhai, khó nuốt.
- Vùng tuyến nước bọt sưng, căng bóng, không đỏ, nhưng khi sờ vào vùng da đó sẽ thấy nóng và đau nhức.
- Điều đặc biệt của viêm tuyến nước bọt trong bệnh quai bị là không bị mủ.
2.2. Dấu hiệu bệnh quai bị
- Vị trí điển hình của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt ở góc thái dương, hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới.
- Sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, nhưng sau khi hết sốt, vùng tuyến nước bọt bị sưng cũng giảm dần. Đặc điểm nổi bật của viêm tuyến nước bọt trong quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi bị nhiễm thêm vi khuẩn khác).
- Ngoài việc viêm tuyến nước bọt, virus còn gây tổn thương cho một số bộ phận khác của cơ thể như: Viêm tinh hoàn (nam giới) – Viêm buồng trứng (nữ giới).
2.2.1 Ở nam giới
- Viêm tinh hoàn do virus quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và lứa tuổi trưởng thành. Sau 5 – 7 ngày người bệnh sẽ xuất hiện biến chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn từ 10 – 30%.
- Tinh hoàn sưng to, đau. Khi sờ vào tinh hoàn bạn sẽ thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.
- Ngoài ra, có thể xuất hiện viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng.
- Viêm tinh hoàn sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày, sau đó giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 – 4 tuần lễ sau đó mới hết sưng và hết đau hẳn.
2.2.2 Ở nữ giới
Tỷ lệ nữ giới bị viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị chiếm 7%. Những triệu chứng của viêm buồng trứng thường thấy:
- Cơn đau bụng âm ỉ, đau từng cơn bên hố chậu.
- Tình trạng sốt cao, không hạ.
- Ra huyết trắng bất thường.
2.3. Các biến chứng nguy hiểm
2.3.1. Viêm não
Biến chứng viêm màng não do quai bị xuất hiện khi virus quai bị tràn qua lớp bảo vệ bên ngoài của màng não. Viêm màng não do virus quai bị gây ra không giống như viêm màng não do vi khuẩn thông thường. Người bệnh thường hay có những dấu hiệu như:
- Sốt nhẹ giống như cảm cúm.
- Rất nhạy cảm với ánh sáng.
- Đau đầu.
- Cứng cổ.
Những dấu hiệu này thường kéo dài trong 14 ngày. Nếu trong hoặc sau thời gian mắc bệnh quai bị, bệnh nhân có những dấu hiệu như trên thì nên đến bác sĩ để kiểm tra, vì nguy cơ bị viêm màng não rất lớn.
2.3.2. Viêm tụy
Viêm tụy cũng là những biến chứng của bệnh quai bị, tuy nhiên viêm tụy do quai bị thường không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng của viêm tụy bao gồm:
- Đau vùng trung tâm bụng.
- Tiêu chảy.
- Chán ăn.
- Sốt nhẹ.
- Da và lòng trắng của mắt có màu vàng nhẹ.
2.3.4. Mất thính lực
Triệu chứng này rất hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có người mắc phải. Khoảng 20.000 người mắc quai bị thì chỉ có 1 trường hợp bị mất thính lực. Thông thường sẽ mất thính lực 1 bên, nhưng có trường hợp mất thính lực cả 2 bên. Trường hợp này vô cùng đặc biệt và di chứng mà nó để lại là rất nặng.
2.3.5. Sẩy thai
Thường thì trong vòng 3 tháng đầu, nếu như mẹ bầu mắc bệnh quai bị thì rất dễ dẫn đến sẩy thai hoặc thai nhi bị dị dạng. Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng cuối rất dễ dẫn đến sinh non hoặc gây nguy hiểm cho thai nhi khi sinh ra.
2.3.6. Viêm cơ tim
Viêm cơ tim sẽ diễn ra 5 – 10 ngày sau khi mắc quai bị, với những triệu chứng như: Đau vùng trước ngực, mệt nhọc và nhịp tim chậm. Thông thường những dấu hiệu này sẽ chấm dứt trong 35 ngày và sẽ không để lại di chứng nên bạn đừng quá lo lắng nhé.
2.3.7. Vấn đề bất thường ở mắt
Những dấu hiệu bất thường về mắt cũng là một trong số biến chứng đặc biệt của bệnh quai bị. Dưới đây là những triệu chứng điển hình: viêm tuyến lệ, ảnh hưởng võng mạc, ảnh hưởng thị lực nhưng sẽ phục hồi ngay sau 10 – 20 ngày.
3. Cách điều trị bệnh quai bị
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc hay phương pháp nào điều trị virus quai bị. Chỉ còn cách là tập trung làm giảm các triệu chứng, tang cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và đẩy lùi sự lây nhiễm. Ta vẫn có thể tham khảo các cách dưới đây:
3.1. Chế độ nghỉ ngơi
- Bệnh nhân cần được cách ly và nằm nghỉ suốt giai đoạn sốt cho đến khi nào những triệu chứng của bệnh khỏi hẳn.
- Bệnh nhân mắc bệnh quai bị không được làm việc nặng, vì có thể làm cho tinh hoàn bị sung (Nam giới).
- Ta có thể làm giảm vùng bị sung bằng cách áp một miếng gạc ấm để giảm đau vùng tuyến bị sưng.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
- Uống nhiều nước là một cách giảm sưng hiệu quả. Người mắc bệnh quai bị không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau nhiều hơn.
- Hạn chế thức ăn có chứa thành phần nếp (xôi, bánh chưng…) vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn.
- Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, đặc biệt là hạn chế nhai nhiều.
3.3. Thói quen sinh hoạt
- Kiêng tắm nước lạnh: Chỉ nên tắm nước ấm, không được ngâm mình quá lâu trong nước. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chính là một trong những cách đẩy lùi bệnh.
- Kiêng ra gió: Ra gió sẽ làm cho vùng quai bị sưng to hơn và tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường không khí, gây nguy hiểm cho người khác.
4. Cách phòng bệnh quai bị
4.1. Chủ động miễn dịch
Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, vacxin có thể được sử dụng bất kỳ thời điểm nào đối với trẻ trên 1 tuổi, nhưng thích hợp nhất lúc 12 -15 tháng tuổi.
Chỉ định:
Đối với những trẻ em lớn hơn 1 tuổi, nhất là với những thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, thường sống trong môi trường làm việc đông đúc, sống tập thể,… nhất định phải được tiêm vacxin.
Hạn chế:
- Không được tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Người bệnh đang bị sốt.
- Đang điều trị thuốc giảm miễn dịch.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người mắc bệnh về máu và đang điều trị phóng xạ.
Có những trường hợp sau khi tiêm ngừa vacxin nhưng vẫn mắc bệnh quai bị, bởi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng thuốc, kỹ thuật tiêm, gen,…
4.2. Miễn dịch thụ động
Đối với người đã tiếp xúc với virus quai bị bởi một số con đường lây lan như: Dùng chung vật dụng cá nhân, tiếp xúc với nước bọt người bệnh,… Bạn có thể tiêm một số loại thuốc miễn dịch thụ động Globulin.
4.3. Cách ly với người bệnh quai bị
- Người mắc quai bị cần được cách ly cho đến khi nào thấy hết sưng, nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác. Đặc biệt trong môi trường nhà trẻ, bệnh viện rất dễ lây lan.
- Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị thì khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.
Bệnh quai bị là căn bệnh phổ biến từ nhiều năm qua và cũng cực kỳ nguy hiểm. Tuy đây là căn bệnh lành tính nhưng mọi người cũng không nên chủ quan khi mắc phải. Khuyến cáo người nhà và bệnh nhân khi mắc bệnh không được tự ý chữa trị tại nhà, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị và nhận được những lời tư vấn cần thiết của bác sĩ. Hãy chăm sóc sức khỏe mình thật tốt với những bài viết của Chuyên mục Sức khỏe nhé.
Minh Đức tổng hợp