1. Hóc xương cá
Cá là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng mà bạn nên thường xuyên sử dụng trong khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên thực phẩm này cũng khiến nhiều người lo ngại vì nguy cơ hóc xương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. Cùng tham khảo các cách chữa hóc xương cá và danh sách lời khuyên khi ăn cá dưới đây nhé.
1.1. Hóc xương cá là gì?
- Hóc xương cá có thể gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn do việc ăn bất cẩn. Tuy nhiên nó xảy ra nhiều ở trẻ em, người lớn tuổi và những người ăn cá trong khi say rượu. Khi bị hóc xương cá, bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu, nếu không biết cách xử lý kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng hơn.
- Bạn không nên cố khạc nhổ hoặc móc xương ra vì có thể khiến xương cá cắm sâu thêm vào thanh quản gây tổn thương, sưng đau, phù thanh quản. Nếu chỉ hóc xương nhỏ thì hầu như chỉ gây khó chịu và việc xử lý cũng đơn giản. Còn nếu là xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn.
- Có nhiều trường hợp sẽ dẫn đến xương lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch,… Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
- Những loại cá dễ bị hóc xương: Cá mòi, cá cẩu, cá chép, cá hồi, cá cháo, cá rô, cá diếc,…
1.2. Các triệu chứng thường gặp
- Cảm giác ngứa và gợn trong cổ họng.
- Đau nhói ở cổ họng.
- Đau ở cuống họng.
- Ho liên tục.
- Nuốt khó hoặc bị đau khi nuốt bất cứ thứ gì.
- Ho ra máu.
Khi nào gặp bác sĩ:
- Đau ngực.
- Bầm tím.
- Sưng.
- Chảy nước dãi quá mức.
- Không có khả năng ăn hoặc uống.
2. Cách chữa hóc xương cá hiệu quả
2.1. Ngậm viên sủi vitamin C
Hãy thử ngậm một viên sủi vitamin C để xương cá mềm và tan ra theo nước bọt. Ngoài ra, Vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm cho vùng thực quản khi bị hóc xương cá. Bạn cũng có thể ngậm một miếng vỏ cam hoặc miếng chanh đã lấy hạt.
2.2. Cách chữa hóc xương cá bằng các loại nước
2.2.1. Uống nước quả trám
Trong quả trám có chưa: Protid, chất béo, hydrat cacbon, beta – caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất khác: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu… và vitamin C. Nhờ vậy nước quả trám có công dụng làm tiêu xương cá rất tốt. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trong trường hợp xương nhỏ. Có nhiều cách thực hiện hư:
- Bạn có thể mài quả trám hòa cùng với nước rồi uống sẽ giúp xương cá tan ra nhanh chóng.
- Lấy hạt quả trám đốt lên với rễ cây đậu ván trắng, thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn rồi trộn đều, mỗi lần uống 4 – 6g.
- Có thể lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần.
2.2.2. Đồ uống có ga
Uống Coca – Cola và các loại đồ uống có ga khác để điều trị cho những người bị thức ăn mắc kẹt trong họng. Khi uống thì các đồ uống này ở dạ dày sẽ giải phóng ra khí. Những khí này giúp làm bong tróc xương và tạo ra áp lực để có thể đánh bật nó.
2.2.3. Uống giấm pha loãng
Giấm có vị chưa nên có thể giúp phân hủy xương cá, làm cho nó mềm ra và dễ nuốt hơn. Bạn hãy pha loãng 2 muỗng canh giấm trong một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm. Gợi ý là bạn nên chọn giấm táo vì nó không có mùi khó chịu, đặc biệt bạn có thể sử dụng cùng với mật ong.
2.3. Ăn bánh mì là cách chữa hóc xương cá
2.3.1. Bánh mì và nước
Lấy bánh mì nhúng nước là mẹo chữa hóc xương cá truyền thống. Nó có thể lấy xương cá bị mắc kẹt ra khỏi cổ họng của bạn. Ngâm miếng bánh mì trong nước khoảng một phút, sau đó cắn một miếng lớn rồi nuốt chúng thật nhanh. Sử dụng trọng lượng của bánh mỳ ngâm nước đè lên xương cá và giúp đẩy nó xuống thoát khỏi cổ họng.
2.3.2. Bánh mì và bơ đậu phộng
Khi ăn bánh mì và bơ đậu phộng thì sẽ lấy xương cá và đẩy nó xuống dạ dày. Hãy cắn một miếng lớn bánh mì bơ đậu phộng và ngậm trong miệng một lúc và nuốt. Hãy chuẩn bị nước uống để tránh bị nghẹn.
2.4. Ngậm kẹo dẻo
Bạn chỉ cần một lượng kẹo dẻo lớn để có thể lấy xương ra khỏi cổ họng. Hãy nhai một lượng kẹo dẽo vừa đủ để làm mềm nó, sau đó nuốt ực nó xuống cổ họng. Chất dính và đường của kẹo sẽ bám vào chiếc xương bị mắc kẹt và mang nó xuống dạ dày của bạn.
2.5. Nuốt cơm nóng
Đây là mẹo chữa hóc xương chỉ áp dụng với xương nhỏ và mềm. Nếu xương to mà áp dụng cách này sẽ làm cho tình trạng hóc xương trầm trọng hơn, có thể đâm thủng vào mạch máu. Bạn nên nuốt một miếng cơm nóng to để xương cá dính vào và trôi xuống dạ dày cùng với cơm.
2.6. Nhét tỏi vào lỗ mũi
Hãy cố xác định xem mình bị hóc ở vị trí nào. Trong trường hợp bị hóc bên phải thì hãy dùng một tép tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái. Sau đó bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng miệng. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút sau bạn sẽ bắt đầu nôn ra, xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể áp dụng ngược lại khi bị hóc xương bên trái. Ngoài ra bạn có thể dùng một chút đường và ngậm trong miệng, miếng xương cũng tự động trôi đi.
2.7. Lá rau má – Cách chữa hóc xương cá rất hiệu quả
Bạn có thể dùng một ít lá rau má, rửa sạch, sau đó nhai và nuốt. Xương cá sẽ theo xác rau má rơi ra ngoài và trôi xuống dưới. Lưu ý là chỉ nên nhai sơ rau má thì mới có thể kéo theo xương cá được.
3. Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị hóc xương và khó chữa nhất. Dù cá là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng khiến nhiều người lo ngại vì nguy cơ hóc xương. Hãy tìm hiểu cách chữa hóc xương cá cho bé ngay dưới đây nhé.
- Bước 1: Ngừng cho bé ăn và trấn an tinh thần bé. Vì trẻ khi bị hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.
- Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin để kiểm tra cổ họng. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng thì có thể dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, không để bé ngọ nguậy vì có thể gây tổn thương vùng họng.
- Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần. Nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn thì bạn có thể hỏi bé có còn đau không.
- Bước 4: Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản rồi.
4. Những cách phòng chống hóc xương cá
- Không nói chuyện và cười đùa khi đang ăn cá.
- Nên gỡ xương kỹ trước khi cho cá vào miệng.
- Nhai thật kĩ khi bạn ăn cá.
- Không trộn cá với cơm hoặc bún, nên ăn riêng từng thứ.
- Cắt cá thành từng miếng nhỏ để có thể nhìn thấy những mảnh xương nhỏ.
- Không vội vàng khi bạn ăn cá có nhiều xương.
- Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì cần phải cẩn thận và luôn quan sát chúng khi ăn. Dung tay lấy hết xương, tránh xương dăm nhỏ.
Trên đây là những thông tin hữu ích xung quanh việc bị hóc xương cá, cách chữa hóc cực nhanh, cực đơn giản bạn có thể áp dụng ngay. Mong rằng bạn đã rút ra cho mình được nhiều kiến thức bổ ích cũng như mẹo vặt “hay ho” để có thể đảm bảo an toàn khi ăn cá cho cả gia đình mình rồi. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn cho Chuyên mục Mẹo vặt.
Chi Lê tổng hợp