1. Cảm nắng là gì?

Cảm nắng là một tình trạng phổ biến, thường gặp trong những ngày thời tiết nắng nóng. Khi nhiệt độ bên ngoài quá cao hoặc bạn phải lao động thể lực nhiều. Những tia nắng chiếu thẳng vào cơ thể, đặc biệt là phần cổ và gáy khiến cho trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị tác động. Lúc này, có thể sẽ chủ động thải ra bớt nhiệt, chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi khiến có thể bị mất nước trầm trọng. Khi điều kiện xung quanh gây bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi (như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao…) sẽ rất dễ gây cảm nắng, say nắng.

Cảm nắng
Cảm nắng là một tình trạng phổ biến, thường gặp trong những ngày thời tiết nắng nóng. Ảnh Internet

2. Dấu hiệu của cảm nắng

Trong trường hợp nhẹ, dấu hiệu của cảm nắng thường thấy nhất là:

  • Người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất.
  • Ù tai, hoa mắt, nhiệt độ cơ thể tăng.
  • Da khô, sắc tố da nhợt nhạt.
  • Nhức đầu.
  • Mệt mỏi, lả người.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Tim đập nhanh và mạnh.
  • Trụy tim, rối loạn điện giải.
  • Rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác.
  • Các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh.
  • Có thể sốt 38 – 39 độ C.

Nếu không được phát hiện và có những cách xử lý kịp thời. Người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng nghiêm trọng hơn, đó là:

  • Người bệnh có dấu hiệu thở gấp, mạch tăng, không kiểm soát được hành vi, lú lẫn, ngất xỉu.
  • Cơ thể kiệt nước do đổ mồ hôi, mất nước qua hơi thở và qua da ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
  • Bị chuột rút, tay chân co thắt, co giật.
  • Hôn mê.
  • Nhức đầu nhiều, đau bụng, có thể ngất, mê man, ngừng thở,… đôi khi gây ra đột quỵ.
  • Huyết áp tụt và suy tim, có thể dẫn đến tử vong.
  • Một số trường hợp bị cảm nắng còn gây ra tình trạng máu bị tụ dưới lớp màng cứng và tụ ở trong não.
dấu hiệu cảm nắng
Các dấu hiệu điển hình của cảm nắng bạn cần lưu ý. Ảnh Internet

3. Cách chữa cảm nắng hiệu quả

3.1. Những biện pháp xử lý kịp thời

Khi người bệnh cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu của cảm nắng. Bạn cần phải nhanh chóng thực hiện những biện pháp sơ cứu trước khi đưa họ đến cơ sở y tế. Những cách chữa say nắng bạn có thể áp dụng đó là:

  • Di chuyển người bị cảm nắng vào chỗ mát mẻ, thoáng gió sau đó cởi bỏ bớt quần áo.
  • Nhanh chóng giúp cho người bệnh hạ bớt thân nhiệt. Việc làm này là rất cần thiết và có vai trò quan trọng vì cảm nắng chính là do cơ thể bị mất nước và thân nhiệt tăng.
  • Cho người bệnh uống nước có pha chút muối.
  • Sử dụng khăn lạnh hoặc nước đá để chườm mát sở những vị trí có động mạch lớn như bẹn, nách và cổ.
  • Nếu như bệnh nhân bị rơi vào trạng thái hôn mê và không thể uống được nước, sốt cao liên tục và nôn nhiều kèm theo những triệu chứng đau ngực, đau bụng, khó thở thì cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế.
  • Tại trung tâm y tế, người bệnh sẽ được các bác sĩ bù nước cùng với các chất điện giải.
  • Đối với những bệnh nhân bị sốt cao có thể sẽ được chỉ định hạ sốt bằng cách sử dụng paracetamol.
  • Nếu như xuất hiện co giật cần phải cho bệnh nhân uống những loại thuốc chống co giật.
  • Đối với những người bị hôn mê cần phải đặt ống nội khí quản và thở bằng máy.
chữa cảm nắng
Cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sơ cứu trước khi đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Ảnh Internet

3.2. Chữa cảm nắng tại nhà

Sau khi hồi phục, người bệnh không nên quay trở lại làm việc ngay mà cần phải được chăm sóc tại nhà thêm vài ngày. Đồng thời sử dụng thêm các loại thuốc giải cảm nắng, nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát. Đặc biệt tránh tiếp xúc trực tiếp đối với ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những nguyên liệu đơn giản dưới đây để phòng ngừa bệnh cảm nắng hiệu quả:

  • Sữa chua hòa nước: Bạn chỉ cần trộn 2 muỗng cà phê sữa chua cùng với 1 ly nước, 1 nhúm muối và có thể thêm vào một ít bột nghệ. Sử dụng loại nước này từ 1 – 2 ly mỗi ngày để cấp nước, chất khoáng, vitamin và làm mát cơ thể.
  • Đậu xanh: Uống nước đậu xanh sẽ giúp cho cơ thể bạn có đủ lượng nước cần thiết. Đồng thời hạ nhiệt cơ thể rất tốt.
  • Nước ép từ củ hành: Khi có những triệu chứng ban đầu của cảm nắng. Bạn có thể bôi một ít nước ép hành vào vùng ngực, lòng bàn chân, sau tai để giảm bớt tình trạng này. Hoặc cũng có thể uống 1 thìa nước ép hàng + 1 thìa mật ong 2 lần mỗi ngày.
  • Nước trái me: Dùng vài miếng me với 1 ly nước và một chút mật ong, đường rồi nấu lên trong khoảng vào phút. Loại nước này sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng cảm nắng đồng thời cung cấp chất điện giải cho cơ thể.
  • Dấm táo: Trộn 1 thìa dấm táo cùng 1 ly nước mát để uống. Dấm táo có tác dụng cung cấp vitamin, khoáng chất cùng với những chất điện giải cho cơ thể bạn.
Dấm táo
Dấm táo có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị cảm nắng. Ảnh Internet

4. Những cách phòng tránh hiệu quả nhất

Để hạn chế tối đa tình trạng cảm nắng thì điều bạn cần quan tâm nhất chính là nắm được các biện pháp phòng tránh bệnh này. Sau đây là những các phòng tránh đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng:

  • Hạn chế các hoạt động thể lực quá sức, đặc biệt là ngoài trời.
  • Không làm việc quá lâu trong một môi trường nóng bức hoặc ngoài trời nắng.
  • Khi làm việc luôn trang bị đầy đủ những đồ dung chống nắng như mũ, nón, kính, quần áo bảo hộ,…
  • Nên uống nước thường xuyên bất kể bạn không có cơn khát. Tốt nhất là nên uống nước có pha một chút muối, nước trái cây hoặc dung dịch oresol.
  • Làm thông thoáng môi trường làm việc để nhiệt độ dịu mát hơn. Đặc biệt là những môi trường làm việc như công xưởng, hầm lò.
  • Sau khoảng 45 phút – 1 tiếng làm việc, bạn cần được nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát từ 15 – 20 phút.
nghỉ ngơi
Bạn cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp để hạn chế cảm nắng. Ảnh Internet

Trên đây là những thông tin về bệnh cảm nắng mà List.com.vn muốn chia sẻ đến bạn. Trong mùa nắng nóng này, ngoài việc phòng tránh bệnh cảm nắng bạn cũng cần chăm sóc bản thân nhiều hơn qua chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để có được một sức đề kháng tốt và toàn diện trước những bệnh theo mùa. Hãy theo dõi thêm những bài viết mới của trong Chuyên mục Sức khỏe để trang bị cho mình những kiến thức về các bệnh và cách phòng tránh nhé.

Hiền Anh tổng hợp