Các dấu hiệu sốt xuất huyết sẽ xuất hiện để bạn nhận biết được cơ thể mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện được bệnh kịp thời, gây ra nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về các biểu hiện cũng như cách điều trị và phòng chống bệnh sốt xuất huyết như thế nào nhé.
1. Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra.
- Bệnh lây lan thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Đây là loại muỗi hay đốt người vào ban ngày và chúng không tự mang virus Dengue một cách tự nhiên.
- Vẫn chưa có vacxin phòng tránh vì thế không nên chủ quan mà cần phải theo dõi và chuẩn đoán bệnh sớm để có cách xử lý kịp thời.
- Chưa có bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào đặc hiệu với bệnh sốt xuất huyết. Việc điều trị bệnh chủ yếu gồm: Những hoạt động theo dõi và chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ các chức năng cần thiết cho cơ thể.
- Bệnh có thể gây ra biến chứng thành xuất huyết não, xuất huyết nội tạng. Có thể khiến người bệnh bị hôn mê nhanh và dẫn đến tử vong.
- Căn bệnh này được WHO xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm. Nó đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50 – 1000 ca mỗi năm.
2. Những dấu hiệu sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn chính, đó là:
Giai đoạn sốt nóng
- Dấu hiệu là sốt cao đột ngột, lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.
- Có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Đau cơ, đau khớp.
- Nghiệm pháp dây thắt dương tính.
- Các dấu hiệu sốt xuất huyết lúc này thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường.
Giai đoạn xuất huyết (chảy máu)
- Những vết xuất huyết dưới da, xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi…
- Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm.
- Có hiện tượng bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng.
- Đi cầu hoặc ói ra máu tươi hoặc máu cá.
Giai đoạn sốc
- Thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh.
- Huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
- Dấu hiệu của sốc bao gồm: Mệt mỏi, li bì hoặc vật vã hoặc chân tay bị lạnh.
3. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.
- Nôn tăng.
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.
- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: Chân răng, máu cam…
- Phù nề, tràn dịch.
- Gan to hoặc tiểu cầu giảm.
- Chảy máu nội tạng.
- Tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng.
- Xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não.
4. Điều trị các dấu hiệu sốt xuất huyết
- Cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
- Uống thêm nhiều nước như: Nước lọc, nước cam, chanh,…
- Nên cho bé uống dung dịch oresol để bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể. Giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.
- Nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc và lao động nặng nhọc.
- Sử dụng thuốc Paracetamol, lau và chườm nước ấm khi sốt cao.
- Nếu sốt trên 2 ngày, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.
Một số xét nghiệm cần thực hiện:
- Điện giải đồ.
- Khí máu.
- Chức năng đông máu.
- Men gan.
- X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.
5. Phòng ngừa các dấu hiệu sốt xuất huyết
- Tránh ở những nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: Sử dụng bình xịt, đốt nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… để tránh cho muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển.
- Không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa, loại bỏ các ổ nước đọng.
- Phát quang bụi râm.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
- Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối, vì khi đó có nhiều muỗi bên ngoài.
Mặc quần áo phủ kín khi đi vào khu vực muỗi mang mầm bệnh. Bạn nên mặc một chiếc áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày. - Luôn theo dõi sát thân nhiệt, báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu sốt lên.
Khi có dịch thì đôi khi bạn phải nhờ đến chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1. Dấu hiệu sốt xuất huyết khi nào hết?
Khi phục hồi sau khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có những biểu hiện sau:
- Hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên.
- Có cảm giác thèm ăn.
- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
- Huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều.
- Các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.
6.2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ có gì khác?
- Trẻ thường sốt cao và đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ. Không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi.
- Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
- Xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da.
- Chảy máu cam.
- Nôn mửa.
- Đi ngoài ra máu.
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.
Với trẻ lớn hơn: Có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.
6.3. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
- Bệnh sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn, nhiều người mắc phải. Nên công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
- Hơn 85% ca mắc sốt xuất huyết dengue và 90% trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Trong đó, 90% các ca tử vong do sốt xuất huyết là dưới 15 tuổi.
- Virus Dengue gây ra với 4 tuýp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4 đều có khả năng gây bệnh và luân phiên gây ra dịch bệnh. Vì vậy, một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 tuýp virus khác nhau.
7. Lưu ý cần biết về sốt xuất huyết
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày).
- Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ).
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tránh các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.
- Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là các dấu hiệu sốt xuất huyết mà bạn có thể tham khảo cũng như ghi nhớ để phát hiện bệnh. Bệnh này sẽ không nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy cần theo dõi bản thân thường xuyên để có thể nhận biết được những thay đổi bất thường của cơ thể. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự có ích cho bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhé.
Chi Lê tổng hợp