1. Đôi điều về tác giả sách – Paul Kalanithi
Paul Kalanithi (1977 – 2015), tác giả cuốn Khi hơi thở hóa thinh không, là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh, đồng thời là nhà văn người Mỹ gốc Ấn Độ. Cuốn sách Khi hơi thở hóa thinh không (When Breath Becomes Air) là cuốn hồi ký do anh viết về cuộc đời và quãng thời gian anh chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi.
Cuốn hồi ký này được xuất bản năm 2016. Sau đó cuốn sách đã nhanh chóng trở thành tác phẩm phi hư cấu bán chạy nhất của The New York Times. Tại Việt Nam năm 2017 cuốn sách này được dịch bởi nhà xuất bản Lao động.
Paul Kalanithi là một trong những người trẻ ưu tú nhất của nước Mỹ. Anh từng tốt nghiệp ĐH Stanford với 2 tấm bằng cử nhân khoa học và thạc sĩ văn học Anh. Sau đó anh tiếp tục theo học tại ĐH Cambridge và tiếp tục lấy bằng thạc sĩ Lịch sử, Triết học.
Mặc dù ý định sẽ học lên tiến sĩ văn học Anh, nhưng sau đó Paul Kalanithi đã theo học Trường Y khoa Đại học Yale. Tại đây anh tốt nghiệp và giành được nhiều thành quả đáng trân trọng. Sau đó anh quay lại ĐH Stanford để hoàn thành khóa đào tạo nội trú về ngành phẫu thuật thần kinh và học bổng sau tiến sĩ về khoa học thần kinh tại Trường Y khoa Đại học Stanford. Năm 2013, Paul Kalanithi mắc bệnh ung thư phổi. Và đến tháng 3 năm 2015 anh mất ở tuổi 37 khi có vợ và một cô con gái nhỏ.
2. Khi hơi thở hóa thinh không – những nỗi niềm trăn trở của tất cả chúng ta
Trong cuốn hồi ký, Paul Kalanithi đã tự đặt ra những câu hỏi khi anh phải đối mặt với cái chết. Bạn sẽ làm gì khi tương lai không còn để phấn đấu? Điều gì khiến cuộc sống ý nghĩa khi đối mặt với cái chết? Những câu hỏi đó Paul Kalanithi viết khi anh đang vật lộn với tử thần. Những câu hỏi đó với bạn đọc không chỉ dành riêng cho anh, mà còn dành cho họ. Vì trước đến nay, nhân loại có bao giờ thôi tìm kiếm ý nghĩa sống?
Cuốn hồi ký vì thế trở thành nỗi ám ảnh. Khi hình dung mình đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết có ai không tự vấn chính mình. Như Paul Kalanithi viết: “Tôi bắt đầu nhận ra rằng việc đối mặt với cái chết của chính tôi, theo nghĩa nào đó, đã không thay đổi được bất cứ điều gì”.
Câu chuyện hết sức cảm động của Paul Kalanithi nhanh chóng lan rộng ra toàn nước Mỹ, rồi sau đó nhân ra toàn thế giới. Điều đó cho thấy câu chuyện của Paul Kalanithi cũng là câu chuyện của chúng ta. Khi phải đối mặt với nghịch cảnh không thể thay đổi, chúng ta quay về nương náu bản thân mình.
3. Hãy chiến đấu trước khi hơi thở hóa thinh không
Paul Kalanithi viết cuốn hồi ký này trong giai đoạn anh biết mình bị bệnh. Cuốn hồi ký là những ghi chép chân thực về cuộc đời thời trẻ của anh. Trong đó anh kể về những quyết định quan trọng của mình trong việc trở thành bác sĩ. Bên cạnh những trăn trở, suy nghĩ của anh về cuộc sống, sự tồn tại, ý nghĩa của cuộc đời…
Sau khi biết mình bị bệnh, Paul Kalanithi cũng như những người khác, anh chỉ có 2 năm để sống. Trước thời hạn ngắn ngủi của cuộc đời anh không chọn cách buông bỏ. Thay vào đó anh chọn cho mình một hướng đi dũng cảm hơn, để những ngày còn lại cuộc đời anh thêm nhiều ý nghĩa!
Thay vì nghỉ ngơi, anh trở lại công việc bác sĩ. Anh làm 16 tiếng mỗi ngày trong vai trò bác sĩ phẫu thuật. Chỉ đến khi bệnh tình nặng hơn, anh mới nghỉ công việc tại bệnh viện. Nhưng lúc này anh vẫn tiếp tục làm việc khác: hoàn thành cuốn hồi ký của cuộc đời mình.
Khi hơi thở của anh hóa thinh không, cuốn sách chưa hoàn thành. Nhưng chương cuối cùng, vợ anh đã hoàn thành thay anh. Một cái kết dang dở nhưng đẹp, bởi bên anh có người vợ, cô con gái và những người bạn luôn hết lòng.
4. Vì sao cuốn hồi ký này nổi tiếng trên toàn thế giới?
Theo số liệu thống kê, Khi hơi thở hóa thinh không là cuốn sách nhiều tuần liền năm ở top 1 New York Times Besseller. Ngoài ra, trên Amazon, đây cũng trở thành cuốn sách hay có lượng người xem và đánh giá nhiều nhất. Điều đó cho thấy rằng, cách Paul Kalanithi đối diện với cái chết cũng là điều mà tất cả bạn đọc cần. Vì những nỗi sợ, những lo lắng ẩn giấu đó đều có trong mỗi chúng ta.
Ngoài ra, trong cuốn hồi ký đầy ám ảnh này, Paul Kalanithi không viết về sự bất hạnh của mình. Thay vào đó, anh viết về tuổi trẻ, về những suy nghĩ chân thực. Trong các chương sách anh có chút nuối tiếc về cuộc sống, nhưng anh không thở than. Điều đáng trân trọng, dù mệt mỏi vì căn bệnh, nhưng anh vẫn giữ cho mình giọng văn khác quan và chân thực. Bên cạnh đó anh còn nói lên chính kiến của bản thân về nghề thầy thuốc. Với anh, nghề này đầy trách nhiệm, sự thiêng liêng mà anh nguyện dành cả đời cống hiến.
Mặt khác, qua hồi ký, anh cũng nói lên những triết lý sống để bạn đọc hình dung, nghĩ suy và trăn trở. Bởi không chỉ riêng anh, mà tất cả chúng ta ai cũng cần cố gắng để sống thật tử tế, trước khi hơi thở hóa thinh không.
Đức Lộc