Bạn đã biết gì về Ngày Trái Đất? Những lời khuyên cho Ngày Trái Đất là gì? Liệu nó có thực sự quan trọng và có ích cho bạn? Liệu bạn có nên thực hiện những lời khuyên đó ngay từ bây giờ? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể xem nhé.
1. Ngày Trái Đất là ngày gì?
1.1. Lịch sử Ngày Trái Đất
- Ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái Đất vào ngày 21/03/1970. Thành phố San Francisco của Mỹ (có nghĩa là thành phố của Thánh Francis – thánh chủ của môi trường). Nơi đây đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái đất. Ngay sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế. Nhưng về sau, Ngày Trái đất được diễn ra sau ngày Chúa Phục sinh, và họ cử hành vào 22/4 hàng năm.
- Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Là ngày để bạn suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.
- Các hoạt động được tổ chức trong ngày này nhằm mục đích bảo vệ môi trường như: Tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp,…
- Về sau xuất hiện nhiều sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn.
- Nelson được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ. Năm 1995, ông được tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường.
1.2. Ngày Trái Đất hiện nay
- Hiện nay, Ngày trái đất đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, diễn ra không chỉ trong một ngày, mà trọn vẹn cả tuần.
- Năm 2019 đánh dấu tròn 10 năm Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận ngày 22/4 hàng năm là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day), hay Ngày Trái Đất (Earth Day).
- Ngày Trái đất 2019 diễn ra tựa như hồi chuông cảnh tỉnh con người biết nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên Trái Đất. Từ đó, trân trọng và bảo vệ những gì mà chúng ta đang có trên hành tinh này.
- Tại Việt Nam, ngày 20/4/2019. Tại khu vực số 2 đường Lê Thái tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội diễn ra chương trình hưởng ứng Ngày trái đất 2019 với chủ đề “Vì một thế giới không rác thải”. Sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, UBND quận Hoàn Kiếm và Tập đoàn Coca – Cola tổ chức.
- Với số lượng rác thải sinh hoạt tăng lên gấp 2 lần trong 15 năm qua. Mỗi năm tăng khoảng 5%, dự đoán có thể đạt tới 54 triệu tấn vào năm 2030. Sự đô thị hóa ngày càng nhanh, tới năm 2025 trung bình mỗi người dân đô thị thải ra 1,6 kg rác/ngày. Theo dự báo của các nhà khoa học, trong khoảng 10 năm tới, lượng rác thải nhựa ra biển sẽ tăng gấp đôi và nếu chúng ta không hành động, vào năm 2050 các đại dương sẽ chứa nhiều rác thải nhựa hơn các loại cá.
2. 7 lời khuyên cho Ngày Trái Đất
2.1. Lời khuyên 1
“Hãy bắt đầu với việc đơn giản. Nhớ tắt đèn khi ra khỏi phòng nhé.”
Đây là lời khuyên cho Ngày Trái Đất mà bạn cần làm, giảm thiểu sự phụ thuộc vào điện đã là một cách tuyệt vời góp phần bảo vệ Trái Đất rồi. Vì điện là nguồn tài nguyên có hạn. Việc sản xuất điện hiện tại chỉ dựa nhiều vào thủy điện, các phương pháp sản xuất khác như than đá, khí gas tự nhiên gây ô nhiễm thêm cho môi trường. Vì vậy nếu bạn không biết cách sử dụng hợp lý thì nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt.
2.2. Lời khuyên 2
“Hãy ra ngoài và giúp trồng cây trong cộng đồng của bạn.”
- Cây xanh bảo vệ môi trường. Vì cây xanh sẽ hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại.
- Vùng ngoại thành, cây xanh còn có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành.
- Ngoài ra cây xanh cũng giúp trang trí và làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc. Hãy trồng nhiều cây xanh hơn để cải thiện môi trường sống và giúp điều hòa không khí, nhiệt độ tốt cho sức khỏe của con người.
2.3. Lời khuyên 3
“Hãy thử đi bộ, xe đạp, hoặc dùng phương tiện giao thông công cộng trong một ngày.”
Không khí xung quanh chúng ta đang tràn ngập khí thải. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ nguồn không khí, dùng thêm các phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp hay đi bộ. Hạn chế dùng phương tiện khí thải như xe máy hay ô tô. Giảm đi 1 chiếc xe gắn máy hay ô tô cũng đồng nghĩa với giảm đi lượng khói thải vào trong không khí – một trong những tác nhân của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
2.4. Lời khuyên 4
“Dùng hoa quả, rau củ, hoặc nông sản được trồng tại địa phương có thể giảm khí thải và chất thải”.
Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật. Nó vừa tốt sức khỏe vừa thay thế cho nguồn thức ăn động vật. Không những vậy, trong lúc nuôi trồng nên ít dùng hóa chất thuốc trừ sâu để bảo vệ môi trường.
2.5. Lời khuyên 5
“Tiết kiệm nước”.
Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nguồn nước sạch đang ngày càng bị cạn kiệt nghiêm trọng vì khai thác tràn lan và từ chất thải nguy hiểm của con người. Hãy tiết kiệm nước cũng là tiết kiệm nguồn tài nguyên vô giá này trong tương lai. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người công dân. Nếu muốn bảo về môi trường thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là tiết kiệm nước.
2.6. Lời khuyên 6 – Lời khuyên cho Ngày Trái Đất
“Phân loại rác tái chế”.
Rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên tái chế nếu bạn biết cách sử dụng đúng cách. Phải có quy trình thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải một cách khoa học. Xả rác đúng nơi quy định sẽ giúp môi trường của chúng ta ngày càng xanh sạch đẹp hơn. Bạn cần phân loại thành rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế riêng biệt. Ai trong chúng ta cũng nên có ý thức phân loại rác. Khi đó sẽ giúp cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý được tiết kiệm thời gian và công sức.
2.7. Lời khuyên 7
2.7.1. “Lối sống xanh” – Lời khuyên cho Ngày Trái Đất
- Bạn hãy sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo mới như có gió, mặt trời, địa nhiệt, và nhiên liệu sinh học. Hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng phát ra khí thải giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
- Dùng túi vải thay thế túi nilong vì túi nilong rất khó để phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Qúa trình phân hủy sẽ kéo dài từ 500 đến khoảng 1.000 năm nếu không bị tác động. Điều này gây ra những ảnh hưởng đến đất và nước. Túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất đất gây nên các hiện tượng xấu như: Xói mòn, làm đất không giữ nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cây trồng.
- Tắt máy khi chờ đèn đỏ trên 25 giây để giúp giảm đi lượng khí thải phát ra. Đồng thời tiết kiệm năng lượng cho chính chiếc xe máy của bạn.
- Bạn cũng nên tập thói quen dùng khăn ăn thay cho khăn giấy. Theo tính toán thì trung bình mỗi người trong ngày sử dụng 6 tờ giấy ăn và 2.200 tờ trong thời gian 1 năm.
2.3.2. Các khẩu hiệu lời khuyên cho Ngày Trái Đất
Có các khẩu hiệu của các sinh viên về lối sống xanh như:
- “Nếu đi bộ được thì không đi xe máy”.
- “Đi chung xe máy để giảm tắc đường và ô nhiễm”.
- “Mỗi tuần ăn chay ít nhất 1 ngày”.
- “Đồ đạc dùng bền để không phải mua mới”.
- “Dùng bút bi loại thay được ruột”.
- “Dùng giấy cả 2 mặt”.
- “Dùng cỡ chữ 12 thay cho cỡ chữ 14”.
- “Bảo quản và chuyển giao giáo trình cho sinh viên năm dưới”.
- “Đổi đồ dùng cho nhau để không cần mua đồ mới”…
Với 7 lời khuyên cho Ngày Trái Đất hy vọng chúng ta có thể trở nên sạch sẽ, trong lành, văn minh hơn. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường sống, bảo vệ Trái Đất bởi những điều đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được. Tôi có thể. Còn bạn thì sao?
Chi Lê tổng hợp