1. Ngộ độc rượu

1.1. Ngộ độc rượu là tình trạng gì?

  • Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi bạn uống một lượng lớn rượu trong khoảng thời gian ngắn. Việc uống quá nhiều và quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hơi thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, phản xạ hầu họng và nghiêm trọng nhất là dẫn tới tình trạng hôn mê và tử vong.
  • Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ em vô tình hoặc cố ý uống các sản phẩm có chứa cồn. Khi bị ngộ độc rượu bạn cần được đi cấp cứu ngay lập tức.
ngộ độc rượu
Tình trạng của ngộ độc rượu có thể dẫn tới tử vong. Ảnh Internet

1.2. Nguyên nhân

  • Rượu là chất có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của bạn. Việc ngộ độc rượu xảy ra khi bạn uống nhiều rượu hơn lượng cơ thể bạn có thể chuyển hóa một cách an toàn. Thứ nhất, dạ dày và ruột non nhanh chóng hấp thụ cồn để nó đi vào dòng máu với một tốc độ nhanh. Bạn càng uống nhiều cồn, càng nhiều cồn đi vào máu.
  • Gan là cơ quan đóng vai trò chính trong việc chuyển hóa cồn, nhưng nó chỉ có thể phá vỡ một số chất trong một lúc. Do đó, những gì gan không thể phá vỡ được sẽ đi chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Thông thường, cơ thể có thể chuyển hóa an toàn một 100ml rượu mỗi giờ. Nếu bạn uống nhiều hơn mức này, bạn có thể tiêu thụ nhiều cồn, làm cho cơ thể ngừng làm việc hợp lý vì gan của bạn không thể phá vỡ cồn.
  • Uống rượu có chứa Methanol.
rượu
Uống rượu quá nhiều và quá nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ngộ độc rượu. Ảnh Internet

1.3. Triệu chứng ngộ độc rượu

Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Lú lẫn.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Da nhợt nhạt, đôi khi có màu xanh.
  • Không phản ứng nhưng có ý thức (sững sờ).
  • Bất tỉnh.
  • Thở bất thường, đôi khi lên đến 10 giây giữa các nhịp thở.
  • Nôn mửa, có khả năng bị nghẹn khi nôn.

Trong trường hợp nghiêm trọng:

  • Ngừng thở hoàn toàn.
  • Cơn đau tim có thể xảy ra.
  • Nếu bị nghẹn khi nôn, chất nôn có thể bị hít vào phổi gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Nếu mất quá nhiều chất lỏng, bạn có nguy cơ bị tổn thương não.
  • Đường huyết giảm có thể gây co giật.
  • Bệnh nhân có thể hôn mê và nguy cơ tử vong cao.
triệu chứng Ngộ độc rượu
Một số triệu chứng của ngộ độc rượu bạn cần biết để nhận biết kịp thời. Ảnh Internet

2. Những yếu tố tác động

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Thanh thiếu niên có nhiều khả năng uống quá mức, dẫn tới ngộ độc.
  • Đàn ông dễ uống nhiều rượu hơn phụ nữ, dẫn đến nguy cơ cao hơn cho việc uống rượu quá liều.
  • Chiều cao và cân nặng của bạn xác định tốc độ cơ thể hấp thụ cồn. Những người có thân hình nhỏ hơn có thể gặp những ảnh hưởng của rượu nhanh hơn người có thân hình to lớn. Người thân hình nhỏ có thể bị ngộ độc sau khi uống cùng lượng mà một người có thân hình to hơn có thể tiêu thụ một cách an toàn.
  • Có độ dung nạp cao đối với rượu hoặc uống rượu nhanh khi chơi các trò chơi.
  • Những người uống rượu chè chén (uống nhiều hơn 5 ly/ giờ) cũng có nguy cơ mắc tình trạng ngộ độc rượu.
  • Nếu có các tình trạng sức khoẻ khác như bệnh tiểu đường, bạn có thể có nguy cơ cao hơn bị ngộ độc.
  • Nếu bạn kết hợp rượu và ma túy, bạn có thể không cảm thấy các ảnh hưởng của rượu. Điều này có thể khiến bạn uống nhiều hơn, làm tăng nguy cơ uống rượu quá mức mà cơ thể cho phép.
yếu tố
Những người có nguy cơ cao nhất bị ngộ độc rượu là người nghiện rượu mãn tính. Ảnh Internet

3. Xử trí ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ. Nếu một người được cho là bị ngộ độc, bạn nên gọi xe cứu thương. Trước khi xe cấp cứu đến, những người xung quanh cần trợ giúp:

  • Cố gắng giữ cho bệnh nhân tỉnh táo.
  • Giữ người bệnh ở tư thế ngồi, không nằm xuống. Nếu nằm, đừng nằm ngửa, nên quay đầu sang một bên.
  • Nếu người bệnh tỉnh táo, hãy cho họ uống nước. Đừng cho họ uống cà phê vì caffeine sẽ làm mất nước thêm, đặc biệt không cho họ uống thêm rượu.
  • Nếu người bệnh bất tỉnh, kiểm tra hơi thở của họ.
  • Không để người bệnh đi lại.
  • Giữ ấm cho họ vì thân nhiệt bị hạ.
  • Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám bệnh để xác định tình trạng này.
  • Để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng có thể nhìn thấy của tình trạng ngộ độc, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ cồn trong máu và xác định các dấu hiệu độc tính khác của rượu, chẳng hạn như lượng đường trong máu thấp.
  • Người lớn và trẻ em vô tình dùng methanol hoặc rượu isopropyl có thể cần lọc máu, lọc cơ học chất thải và chất độc từ ra khỏi cơ thể để đẩy nhanh việc loại bỏ rượu ra khỏi máu.
  • Bạn nên cho người say uống những thức uống giải rượu để bạn nhanh phục hồi.
cách chữa
Ngộ độc rượu là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ. Ảnh Internet

3.1. Khi ngộ độc rượu bạn không nên làm gì?

Trong quá trình phục hồi, người bệnh có thể bị đau đầu, chuột rút, buồn nôn, lo lắng và run rẩy. Điều quan trọng là phải giữ nước và tránh uống bất kỳ đồ uống chứa alcohol nào. Ngộ độc rượu cấp tính sẽ rất nguy hiểm. Dân gian có nhiều mẹo chữa, nhưng thực tế có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.

  • Để người bệnh ngủ: Ngay cả khi người bệnh đã bất tỉnh hoặc ngừng uống rượu, nhưng rượu vẫn tiếp tục được thải ra từ dạ dày và ruột vào trong máu. Do đó lượng cồn trong cơ thể tiếp tục tăng, dẫn đến tình trạng ngộ độc thêm nặng.
  • Cho người bệnh uống cà phê: Rượu làm cơ thể bị mất nước và cà phê sẽ làm cho họ cảm thấy “khô” hơn nữa. Hiện tượng mất nước nghiêm trọng có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
  • Để người bệnh tự di chuyển: Rượu làm chậm chức năng của não và ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng. Nếu sau khi uống rượu mà người bệnh tự di chuyển có thể gây ra tai nạn.
  • Để cho người bệnh tắm nước lạnh: Rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều này có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Việc tắm nước lạnh sẽ làm cho người bệnh bị lạnh sâu hơn.
  • Để cho họ uống thêm rượu: Tất nhiên đây là việc không nên và không được phép làm, tình trạng ngộ độc sẽ càng tăng thêm.
ngộ độc rượu không nên làm gì
Khi bị ngộ độc rượu bạn không nên ngủ quá nhiều hoặc uống thêm rượu nữa. Ảnh Internet

3.2. Làm gì để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu?

  • Uống rượu vừa phải

Nếu bạn phải uống rượu, hãy uống rượu vừa phải. Đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, bạn uống một ly một ngày và uống hai ly một ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống. Bạn cũng nên uống rượu từ từ.

  • Không uống khi bụng đói

Nếu dạ dày còn thức ăn có thể làm chậm sự hấp thụ rượu, mặc dù việc này sẽ không ngăn ngừa được tình trạng ngộ độc, ví dụ như bạn uống rượu chè chén.

  • Nói chuyện với con cái trong tuổi vị thành viên

Bạn cần nói chuyện với con mình về nguy hiểm của rượu và việc uống rượu. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất nếu gặp những tình trạng ngộ độc vì rượu nhé.

hạn chế
Bạn nên ăn no và đừng để bụng đói khi uống rượu bia để tránh ngộ độc. Ảnh Internet

Trên đây, Chuyên mục Sức khỏe đã tổng hợp đầy đủ những thông tin liên quan đến tình trạng ngộ độc rượu cho các bạn tham khảo. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm kiếm thức về tình trạng nguy hiểm này. Mỗi người nên chủ động không tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể, tránh rơi vào tình trạng say rượu dẫn tới ngộ độc để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.

Tuyến Đinh tổng hợp