Trước khi quyết định nhổ răng khôn, hãy cùng Chuyên mục Sức khỏe tìm hiểu răng khôn là gì và tại sao phải nhổ nó. Khi nào nên nhổ và khi nào không nên nhổ để có được quyết định tốt nhất.

1. Răng khôn là gì?

  • Răng khôn là răng mọc cuối cùng của hàm và là răng xuất hiện muộn nhất. Răng chỉ mọc ở người trong độ tuổi trưởng thành, thường là 17 đến 25 tuổi hoặc có thể hơn.
  • Thông thường thì mỗi người sẽ có 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Tuy nhiên ta có thể có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Sẽ có trường hơp mọc ít răng khôn hơn 1 – 3 cái. Vì mọc sau cùng nên chúng thường không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường. Vì vậy chúng thường mọc theo những hướng bất thường gây cản trở đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nó có thể mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng bên cạnh.
  • Chúng có thể mọc bình thường được một phần sau đó bị tắc và không mọc nữa. Tuy nhiên, ở một số người lại sẽ không xuất hiện răng khôn. Cấu trúc hàm của đã thay đổi qua nhiều năm do sự thay đổi trong chế độ ăn uống đã dẫn đến điều này.
  • Theo kết quả điều tra và thống kê, có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại.
Răng khôn
Răng khôn có thể mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng bên cạnh gây đau đớn. Ảnh Internet

2. Các triệu chứng của răng khôn gây ra

  • Sâu răng: Do mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên việc vệ sinh kĩ lưỡng rất khó. Hơn nữa những chiếc răng này lại thường mọc ở vị trí không bình thường. Vì vậy nên vi khuẩn sẽ dễ dàng tích tụ lại và gây sâu răng.
  • Viêm lợi: Răng khôn sẽ dễ dàng gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Khi bị viêm nhiễm sẽ cảm thấy đau, sưng, sốt, hôi miệng. Nếu không chữa trị kịp thời, những vết viêm nhiễm này sẽ lan rộng sang các khu vực khác. Như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác. Có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Huỷ hoại xương và hàm răng: Khi răng khôn mọc lệch bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ kéo dài. Vì nó sẽ đâm sang răng bên cạnh khiến răng đó bị tiêu huỷ, lung lay tiêu xương.
  • Gây u, nang xương hàm: Những nhiễm trùng quanh thân răng. Hoặc những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh có thể hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm…
  • Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác: Mặt là nơi có nhiều thần kinh chi phối. Khi răng khôn mọc lệch sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh khác gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Một số trường hợp có thể gây hội chứng giao cảm: Đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.
  • Ngoài ra, răng khôn còn là nguyên nhân gây nên các bệnh toàn thân khác.
triệu chứng
Khi răng khôn mọc lệch bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ kéo dài. Ảnh Internet

3. Có nên nhổ răng khôn?

3.1. Trường hợp nên nhổ răng khôn

  • Nhổ răng khôn khi nó gây ra các biến chứng đau. Bị các triệu chứng như u nang, nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Nếu răng khôn chưa gây biến chứng nhưng lại có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh thì bạn hãy nhổ nó đi nhé. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh dễ gây nên các biến chứng.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở và không các triệu chứng gì. Tuy nhiên nó lại không có răng đối diện ăn khớp. Như vậy sẽ làm cho răng khôn mọc dài tới hàm đối diện. Tạo nên các bậc thang giữa các răng gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ.
  • Cần nhổ khi có dấu hiệu bị nha chu hoặc sâu răng.
  • Cần nhổ răng khôn khi bạn cần chỉnh hình hoặc làm răng giả.

3.2. Trường hợp không nên nhổ răng khôn

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường. Ăn khớp với răng đối diện.
  • Răng khôn không gây biến chứng và không bị kẹt bởi mô xương và nướu.
  • Đối với bệnh nhân có bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu,… không nên nhổ răng khôn.
  • Không nhổ răng khôn khi nó liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,… Không thể thực hiện được các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.
  • Không nên nhổ răng khôn với người cao tuổi. Vì thời gian lành lặn vết thương, quá trình hậu phẫu sẽ kéo dài. Điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không thuận lợi cho việc phẫu thuật. Nên nhổ răng khôn vào khoảng 18 – 25 tuổi, khi răng mới hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, răng đã cứng và đặc nên rất khó nhổ.
răng khôn không khớp
Không có răng ăn khớp với răng khôn sẽ làm cho răng khôn mọc dài tới hàm đối diện. Tạo nên các bậc thang giữa các răng gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm. Ảnh Internet

4. Nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào?

4.1. Các phương pháp nhổ răng khôn

  • Răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng trong hàm. Vì thế nó liên kết với nhiều dây thần kinh và có chân răng rất chắc. Quá trình nhổ răng khôn phức tạp hơn nhiều khi nhổ bỏ các răng còn lại. Với sự đổi mới của công nghệ kĩ thuật hiện đại, nhổ răng khôn không còn là nổi ám ảnh nữa.
  • Các phương pháp nhổ răng khôn mới, hiện đại ngày nay là sử dụng các loại máy móc nha khoa như: máy Pie Ultrasonic 4D, máy hút chân không áp lực lớn, máy lazer… Chúng giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm cảm giác đau, ê buốt.

4.2. Quy trình nhổ răng khôn

4.2.1. Chuẩn bị trước khi nhổ

  • Trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn bạn cần được khám và tư vấn cẩn thận. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng của bạn. Sau đó là chụp X-quang toàn bộ hàm răng để kiểm tra vị trí chân răng. Việc này giúp bác sĩ biết được hướng mọc chính xác. Vị trí chân răng, xương hàm xung quanh răng khôn ở đâu,… Nếu răng có dấu hiệu sưng đỏ, nhiễm trùng thì bạn sẽ được kê đơn thuốc. Đảm bảo cho đến ngày phẫu thuật, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ trong tình trạng tốt nhất.
  • Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm một vài chỉ số cơ bản như huyết áp, tốc độ đông máu… Bạn sẽ thông báo cụ thể cho nha sĩ tình trạng sức khỏe của mình. Với những người mắc các bệnh về tim mạch hay máu thì không nên tiến hành nhổ răng khôn. Việc nhổ răng thường sẽ được tiến hành vào buổi sáng. Vì lúc này người bệnh có tình trạng sức khỏe tốt nhất.
  • Trước ngày nhổ răng, bạn tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Sẽ tốt hơn nếu bạnđi cùng một ai đó khi tiến hành nhổ răng khôn. Và hãy đảm bảo rằng tâm lý của bạn thoải mái, thư giãn.

4.2.2. Quy trình

  • Trước khi nhổ răng khôn bạn sẽ được gây tê trong suốt quá trình nhổ. Cùng lúc bước gây tê, bạn có thể quyết định sử dụng thêm thuốc an thần để có thể kiểm soát cảm giác lo lắng.
  • Bắt đầu nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết ở nướu với tỉ lệ vừa đủ để lấy chân răng ra. Nếu răng khôn nằm ngầm trong xương thì sẽ tuỳ vào độ lệch của răng. Bác sĩ có thể rạch nướu, mài một ít xương để bộc lộ thân răng khôn. Nếu răng khôn mọc kẹt thì răng khôn sẽ được cắt và lấy ra từng phần. Sau khi răng được nhổ bổ, vết rạch nướu sẽ được khâu lại bằng chỉ khâu nha khoa. Khác với các loại chỉ khâu vết thương thông thường. Chỉ nha khoa được sử dụng khi nhổ răng khôn là chỉ tiêu. Nó có khả năng tự tiêu sau một thời gian sử dụng mà không cần phải cắt chỉ.
Bắt đầu nhổ răng
Bắt đầu nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết ở nướu với tỉ lệ vừa đủ để lấy chân răng ra. Ảnh Internet

5. Sau khi nhổ răng khôn có những triệu chứng gì?

  • Chảy máu: Tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ đầu.
  • Sưng tấy: Đây là tình trạng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Bạn đừng quá lo lắng vì nó nhé.
  • Viêm ổ răng: Tình trạng này rất dễ xảy ra nhưng chưa được xác định rõ nguyên nhân. Nếu gặp phải trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ để cho biện pháp chữa trị thích hợp.
  • Khô ổ chân răng: Đây là biến chứng thường xảy ra khi máu trong chân răng bị nhổ không đông lại hoặc máu đông tại vị trí đó bị bong ra. Khô ổ chân răng thường xảy ra vào khoảng 3 hoặc 4 ngày sau khi nhổ răng. Kèm theo đó có thể bị tê nhức và hôi miệng.
  • Dị cảm: Đây là biến chứng rất hiếm gặp khi nhổ răng khôn. Trong quá trình nhổ răng có thể khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Việc này dẫn đến cảm giác tê ở lưỡi, môi, cằm. Có thể kéo dài vài tuần hoặc vĩnh viễn.
Khô ổ chân răng
Sau khi nhổ răng xong bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng như sưng tấy, chảy máu. Ảnh Internet

6. Chăm sóc sau khi nhổ răng

  • Đặt một miếng bông ẩm lên vị trí nhổ răng và cắn chặt trong vòng 45 phút ngay sau khi nhổ răng. Có thể thay thế bằng túi trà ẩm. Chất tannic acid trong trà giúp làm đông máu nhanh hơn.
  • Bọc đá vào khăn và chườm lên vùng má gần vị trí nhổ răng để giảm sưng. Sau một ngày bạn hãy sử dụng khăn nóng để tan máu tụ.
  • Sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn theo đúng toa và đúng liệu trình.
  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc giảm đau.
  • Không ăn thức ăn cứng, mặn, các loại đồ ngọt, chua, cay. Chỉ ăn thức ăn mềm, lỏng trong những ngày đầu.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tránh sử dụng nước súc miệng đóng chai, thương mại. Súc miệng với nước muối ấm sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Nếu trình trạng sưng, đau, sốt kéo dài, chảy máu không ngừng. Bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị, tránh nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.
  • Đến nha khoa kiểm tra định kỳ để theo dõi và kiểm tra vết thương.
chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Bọc đá vào khăn và chườm lên vùng má gần vị trí nhổ răng để giảm sưng. Ảnh Internet

7. Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

Đây chắc sẽ là vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm. Phí nhổ răng sẽ dao động từ 500.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Hãy cùng List.com.vn tham khảo các mức giá khi nhổ răng khôn nhé.

  • Nhổ răng khôn thường: 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ.
  • Nhổ răng khôn hàm trên ca khó: Khoảng 1.500.000 VNĐ.
  • Nhổ răng khôn hàn dưới ca khó: Khoàng 2.000.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ.

Bài viết trên giúp bạn cập nhật đầy đủ những thông tin cần thiết về nhổ răng khôn. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và lo lắng hãy mau chóng note lại những thông tin mà List.com.vn tổng hợp giúp bạn. Tuy nhiên cách tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra để biết tình trạng hiện tại của mình và có cách xử lý phù hợp nhất nhé.

Thanh Thuận tổng hợp