1. Rối loạn lo âu là gì?
- Rối loạn lo âu có tên tiếng Anh là Anxiety disorder. Đây là một trong những rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao. Bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.
- Rối loạn lo âu chính là sự lo sợ quá mức trước một tình huống nào đó xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống của người bệnh. Khi lo âu và sợ hãi quá mức còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Nếu vẫn tiếp tục ngay cả khi các mối lo thực tế đã kết thúc thì đó được gọi là bệnh lý.
- Nguyên nhân chính xác chứng của rối loạn bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố tính cách có xu hướng lo âu.
2. Dấu hiệu của rối loạn lo âu
Dưới đây là một số dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu điển hình mà bạn nên lưu ý:
2.1. Khó ngủ – Dấu hiệu đầu tiên của rối loạn lo âu
Khi bạn liên tục lo lắng về điều gì đó trong suốt một ngày dài thì vào buổi tối bạn thường sẽ khó ngủ hoặc không thể ngủ được. Rối loạn giấc ngủ ngay cả trong một khoảng thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến sự thay đổi về các trạng thái cảm xúc, sự tập trung và hiệu suất làm việc bình thường của bạn.
2.2. Lo lắng chẳng vì lý do nào
Nếu bạn không ngừng phấn đấu để hướng tới sự hoàn hảo và đòi hỏi điều tương tự từ những người khác cũng có thể là một dấu hiệu của hội chứng rối loạn lo âu. Kiểu lo lắng này khác với các căn bệnh tâm lý đơn thuần khác. Khi một người không thể kiểm soát được bản thân, sự lo lắng có thể khiến tinh thần của họ đi xuống và thậm chí làm cạn năng lượng của họ.
2.3. Nhu cầu kiểm soát tăng lên
Khi bạn cảm thấy mình luôn phải có trách nhiệm với mọi thứ và mọi người, và liên tục tìm kiếm lý do tại sao điều gì đó xảy ra. Đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu. Những người có biểu hiện này thậm chí còn có những dấu hiệu thay đổi trong cách giao tiếp – họ nói nhiều hơn những người khác và thường bắt đầu nói trước, chủ động một cách khác thường.
2.4. Những cơn đau bất thường
Dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu không chỉ gây ra tình trạng căng thẳng về tâm lý, mà còn thể hiện trong các vấn đề về sức khỏe. Những cơn đau đôi khi kéo dài trong nhiều tháng, và có thể làm chúng ta kiệt sức. Kèm theo đó là những suy nghĩ bi quan bất thường.
2.5. Bị ám ảnh
Khi nhận thấy một người liên tục cắn móng tay, chỉnh sửa lại quần áo, sờ lên mặt, cắn môi hoặc xoắn tóc,… mặc dù không ở trong tình huống căng thẳng hay bối rối thì đó có thể là một dấu hiệu của hội chứng rối loạn lo âu. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất.
2.6. Mọi người xung quanh không hiểu bạn
Đối với những người xung quanh, bạn là một người thật khó hiểu bởi vì luôn giữ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong lòng. Tuy nhiên, bạn không thể lúc nào cũng kìm nén những suy nghĩ và cảm xúc này trong lòng. Bởi vì nó chính là một quả bom nổ chậm và có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Nó có thể làm tổn thương bạn và tất cả những người xung quanh.
2.7. Bạn luôn tự trách mình
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng rối loạn lo âu là liên tục tự lên án bản thân và hối hận về những điều đã và chưa làm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn luôn tự trách mình và dành nhiều thời gian để độc thoại về những điều tiêu cực có thể xảy ra. Nếu liên tục sống như vậy trong một thời gian dài, ngay cả bản thân bạn cũng không thể chịu đựng được, và cuộc sống có thể trở nên bi đát hơn.
3. Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
- Thông thường thì người bệnh không coi lo âu là một bệnh lý và cứ nghĩ nó sẽ trở nên ổn hơn trong tương lai vì thế thường chủ quan không đi thăm khám điều trị dẫn đến bệnh trầm trọng hơn và gây ra những hậu quả đáng sợ. Không phải tự nhiên chứng rối loạn lo âu lại được coi là một bệnh lý nguy hiểm. Nó không chỉ gây ra cho bệnh nhân những lo sợ về tinh thần mà một số báo cáo còn ghi nhận được rất nhiều trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
- Theo nghiên cứu về các vụ tự sát, người ta thấy có đến 18% số người này mắc bệnh rối loạn lo âu hoảng loạn và chiếm đến 30% những người có ý nghĩ tự sát. Bên cạnh đó, rối loạn lo âu cũng gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và cuộc sống hàng ngày.
3.1. Gây ra các tệ nạn xã hội
Những người thường xuyên lo lắng và mất cân bằng về tâm lý có nguy cơ cao mắc các chứng nghiện bia rượu và các chất kích thích. Một phần là do các chất này có thể giúp người bệnh quên đi vấn đề lo lắng của bản thân một cách tạm thời. Những nếu dùng trong thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện ngập, gây ra những tệ nạn nguy hiểm cho gia đình và xã hội.
3.2. Ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ giao tiếp, xã hội
Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra vì những người rối loạn lo âu thường có xu hướng ngại chia sẻ những vấn đề của bản thân. Họ tự cô lập mình vào những chiếc hộp ảnh hưởng đến việc tìm kiếm các mối quan hệ xã hội để phát triển bản thân. Một số người còn thường có tâm lý cáu gắt, đổ lỗi cho người khác nên cũng làm các mối quan hệ vì thế mà trở nên xấu đi.
3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất
Khi một người mắc những rỗi loạn lo âu thì sức khỏe tinh thần và thể chất bị giảm sút là điều rất dễ xảy ra. Vì những rối loạn về giấc ngủ và ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và thể chất của người bệnh, và sẽ gia tăng những nguy cơ suy nghĩ lệch lạc về hành vi dẫn đến hậu quả nặng nề.
3.4. Rối loạn tiêu hóa
Người bệnh có thể mắc các bệnh về viêm ruột kích thích, viêm đường ruột và các rối loạn về tiêu hóa khi mắc chứng rối loạn lo âu. Do nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay. Đường ruột được coi như bộ não thứ 2 của cơ thể thông qua trục não ruột. Khi cơ thể có những căng thẳng, rối loạn thần kinh cũng sẽ dễ dàng gây ra những bệnh lý về đường ruột và ngược lại.
3.5. Gây tác động xấu đến tim mạch
Điều này tương đối nghiêm trọng trong những hậu quả của chứng bệnh này gây ra. Có những căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cơ thể suy nhược, gây áp lực cho hệ tim mạch và các hoạt động của tim. Những người này thường dễ bị mệt tim dẫn đến đột quỵ và tức ngực. Bên cạnh đó, chứng bệnh này còn gây cản trở những hoạt động hàng ngày. Những cảm giác mệt mỏi, đau đầu luôn bao trùm khiến những công việc hàng ngày.
4. Điều trị rối loạn lo âu
4.1. Tránh căng thẳng khi có thể
Tránh căng thẳng khi có thể hoặc viết nhật ký khi bạn thấy căng thẳng và ghi chép những gì diễn ra với môi trường xung quanh và các mối quan hệ, cách này có thể giúp bạn xác định nguyên nhân lo âu của bản thân. Chẳng hạn như:
- Lo âu do bạn ôm đồm quá nhiều việc (gia đình, người yêu, công việc, học tập,…). Hãy học cách từ chối khi cần thiết để giúp loại bỏ căng thẳng không cần thiết.
- Nếu có người liên tục khiến bạn cảm thấy lo âu, hãy cân nhắc việc trao đổi với họ về vấn đề này. Nếu người đó không thay đổi thái độ, bạn nên nghĩ tới việc hạn chế thời gian ở cạnh họ.
- Một số vấn đề như chính trị, tôn giáo đôi lúc cũng gây cho bạn cảm giác này khi xử lý chúng. Nếu có thể, hãy cố gắng hạn chế bình luận về các vấn đề này.
4.2. Thay đổi yếu tố gây rối loạn lo âu
Nếu trường hợp bạn không thể tránh được những tình huống gây lo âu, thì bạn có thể thay đổi cách xử lý như sau:
- Nếu việc đi xe khiến bạn lo lắng vì sợ tai nạn. Thì có thể cân nhắc đến việc đi xe buýt hoặc những phương tiện công cộng khác.
- Bạn có thể thay đổi động lực bằng cách giao tiếp một cách quyết đoán. Điều này giúp bạn tập trung vào truyền tải suy nghĩ, nhu cầu một cách rõ ràng.
- Việc quản lý thời gian đôi khi cũng khiến bạn lo lắng. Vậy thì, hãy từ chối những việc không thực sự cần thiết và sắp xếp lại quỹ thời gian của mình. Sử dụng thêm lịch làm việc để ghi chú để theo dõi và chuẩn bị kĩ càng để giảm mức độ lo âu.
4.3. Phương pháp “4A” cho rối loạn lo âu
Trong hầu hết các trường hợp gây rối loạn lo âu, ta có 4 cách để đối phó. Tập trung vào thay đổi tình huống, né tránh (Avoid), thay thế (Alter) và thay đổi phản ứng của bản thân: Thích nghi (Adapt) hoặc Chấp nhận (Accept).
4.4. Xác định được cách xử lý căng thẳng
Để giải quyết vấn đề được thỏa đáng sẽ giúp bạn vượt qua căng thẳng và giảm thiểu cảm giác lo âu. Hãy sử dụng một cuốn sổ và ghi chép lại những thứ có thể khiến bạn lo lắng.
Ví dụ: Nếu đang lo lắng về bài phát biểu sắp tới, bạn có thể lên kế hoạch luyện tập phát biểu như thế nào? Những câu hỏi có thể xảy ra và luyện tập nó hằng đêm. Nếu được, hãy nhờ một người thân nào đó góp ý để bài diễn thuyết được chỉnh chu hơn. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn về vấn đề lo âu của bạn đấy.
4.5. Chăm sóc bản thân
- Hãy tập hít thở thật sâu và thở ra một cách chậm rãi. Bạn có thể thực hành 20 – 30 phút mỗi ngày và tự nhủ trong đầu rằng “Mình an toàn” và “Mình cần phải bình tĩnh”. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và phòng chống những cơn lo âu ập đến.
- Bạn có thể thiền chánh niệm hoặc yoga để trấn tĩnh bản thân. Việc làm này giúp thanh lọc tâm trí khỏi những sợ hãi và lo lắng.
- Cân bằng những bữa ăn hằng ngày giữa thịt, hoa quả, rau xanh và ngũ cốc để tiếp thêm năng lượng cho bản thân.
- Tránh các loại thức uống có caffeine và rượu. Những chất kích thích không hề mang lại cho bạn cảm giác an toàn mà còn khiến bạn trở nên khó chịu và mệt mỏi hơn.
- Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giải phóng endorphin. Chúng có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng, không chỉ giúp bạn tự tin mà còn thoát khỏi lo âu.
- Nếu mất ngủ và không thể ngủ đủ giấc, bạn có thể nghe một chút nhạc thư giản. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử, không uống cà phê hoặc socola trước khi ngủ.
Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần biết và cách chăm sóc sức khỏe khỏi tình trạng rối loạn lo âu. Nếu những cách trên không mang lại hiệu quả hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của những người có chuyên môn như người tư vấn tâm lý hoặc nhà tâm lý học để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cho bản thân bạn.
Hiền Anh tổng hợp