Rối loạn lưỡng cực là một hội chứng rối loạn tâm thần, có thể khó được chẩn đoán được kịp thời. Chính vì vậy việc tìm hiểu về căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Cùng Chuyên mục Sức khỏe điểm qua những kiến thức hữu ích về hội chứng này nhé.
1. Rối loạn lưỡng cực là gì?
- Rối loạn lưỡng cực là hội chứng về rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm.
- Rối loạn làm tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động, nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Hội chứng có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc có thể nhiều lần trong tuần.
- Người mắc rối loạn này thường thay đổi tâm trạng rất nhanh, hoặc có thể thay đổi tâm trạng không thường xuyên lắm. Giữa những thời điểm tâm trạng bất thường, người bệnh cũng sẽ trải qua khoảng thời gian có tâm trạng “bình thường”.
- Có 2 tâm trạng cảm xúc: Dâng cao cực độ hoặc hưng cảm và ức chế cực độ hoặc trầm cảm.
- Rối loạn chiếm tỷ lệ 1% dân số, giữa hai giới không có sự khác biệt, tuổi khởi phát thường thấp hơn rối loạn trầm cảm chủ yếu.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Một số yếu tố tham gia trong việc kích hoạt những cơn lưỡng cực như:
- Thay đổi các quá trình sinh học trong cơ thể: Có các sự thay đổi vật lý trong não.
- Các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể: Sự mất cân bằng tự nhiên của những chất dẫn truyền thần kinh quyết định rất nhiều trong bệnh rối loạn lưỡng cực và các rối loạn về tâm trạng khác.
- Bị mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra rối loạn lưỡng cực.
- Thường gặp ở những người có anh chị em hoặc cha mẹ đã mắc bệnh.
- Môi trường sống và làm việc căng thẳng hay trải nghiệm các đau thương đáng kể có thể đóng vai trò quan trọng là nguyên nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm.
3. Chứng rối loạn lưỡng cực
3.1. Các dấu hiệu thường gặp
- Không thể tập trung.
- Cảm thấy rất mệt mỏi.
- Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng.
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi.
- Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục.
- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.
- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
3.2. Dựa vào dấu hiệu về cảm xúc
- Trạng thái hưng cảm: Bệnh sẽ làm cho phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách quá độ. Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực…
- Trạng thái trầm cảm: Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hay khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ…
3.3. Dựa vào dấu hiệu hành vi
Trạng thái hưng cảm
- Ăn uống nhiều hơn.
- Hoạt động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng.
- Khả năng quyết định suy giảm.
- Người bệnh hay nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác.
- Cảm xúc hân hoan không phù hợp.
- Tăng ham muốn tình dục.
Trạng thái trầm cảm
- Người bệnh sẽ ăn ít đi.
- Lười vận động.
- Không thích giao tiếp với cộng đồng.
- Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc muốn tự tử.
4. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
4.1. Những thông tin cần biết
Đây là hội chứng tâm thần khá nặng. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh trầm cảm. Bệnh nhân sẽ rất khó để chẩn đoán nếu bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm và không có những biểu hiện hưng cảm hoặc phấn khích.
Dấu hiệu đặc trưng của rối loạn: Trầm cảm nặng.
Chứng rối loạn lưỡng cực có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trầm cảm nặng.
- Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn.
- Giai đoạn trầm cảm.
4.2. Điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- Rối loạn này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các bệnh nhân cần được thăm khám tại các cơ sở y tế.
- Người bệnh phải làm các xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để chắc chắn các triệu chứng đang mắc không phải là do một bệnh lý nào khác gây ra.
- Bác sĩ sẽ cho uống chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Có thể phải uống lithium suốt đời nếu chứng bệnh trở nặng.
- Cần phải theo dõi người bệnh liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực hưng cảm hoặc trạng thái trầm cảm.
- Dùng các liệu pháp tâm lý để giúp điều trị rối loạn hành và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
- Cần cho bệnh nhân ngủ đủ giấc và cố định theo giờ, không mặc cảm tự ti với xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia , rượu…
Hiện nay có 2 nhóm thuốc để điều trị là:
- Ổn định khí sắc.
- Chống loạn thần.
5. Phòng rối loạn lưỡng cực
- Chứng rối loạn tâm lý này thường không thể phòng ngừa được.
- Tuy nhiên để giảm tình trạng mắc bệnh, bạn cần được hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết tình trạng hưng cảm hoặc trầm cảm nếu có của bản thân để có hướng điều trị thích hợp, giúp phòng ngừa khởi phát cơn nặng và không làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Người bệnh cần phải nhận biết các triệu chứng bệnh càng sớm để ngừa chứng rối loạn diễn tiến nặng. Dù là những thay đổi nhỏ trong tâm trạng, giấc ngủ, năng lượng, sự hấp dẫn giới tính, khả năng tập trung, động lực, suy nghĩ về cái chết, thậm chí cả những thay đổi trong cách giữ vệ sinh cơ thể hay trang phục cũng có thể là dấu hiệu sớm khởi phát rối loạn.
6. Chứng rối loạn lưỡng cực và những câu hỏi thường gặp
Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?
Rối loạn gây ảnh hưởng tâm lý xã hội ở người rối loạn lưỡng cực rất cao. Gây tỷ lệ ly hôn cao gấp 2 – 3 lần so với dân số chung và đa số những người này đều trải qua khó khăn trong nghề nghiệp, xã hội và gia đình kéo dài và cần được can thiệp tâm lý xã hội.
Rối loạn lưỡng cực có khỏi được không?
Chứng rối loạn tâm lý này rất dễ tái phát. Nếu bệnh nhân có hiện tượng đảo pha (từ hưng cảm sang trầm cảm hoặc ngược lại) hoặc có thêm một cơn cùng loại với cơn trước đây thì đó là dấu hiệu rối loạn tái phát.
Rối loạn lưỡng cực dễ gặp ở đối tượng nào?
- Tuổi khởi phát trẻ (< 25 tuổi).
- Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực.
- Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
- Lạm dụng đồ uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
- Người thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan.
- Mắc bệnh nặng hay bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
- Thời tiết: Bệnh dễ xuất hiện vào mùa đông hơn các thời điểm khác trong năm.
- Sinh con: Phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cao gấp hai lần người thường. Bệnh trầm cảm sau sinh và cần được theo dõi, tầm soát cẩn thận vì có nguy cơ phát triển thành rối loạn lưỡng cực rất cao.
7. Chế độ sinh hoạt khoa học
Bạn cần áp dụng những chế độ sinh hoạt khoa học dưới đây để giúp phòng cũng như hạn chế diễn tiến của trầm cảm:
- Đừng tự cô lập mình.
- Đơn giản hóa cuộc sống.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng.
- Không nên đưa ra các quyết định khi bạn đang cảm thấy chán nản.
- Gặp bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn.
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.
- Tìm người giúp nếu bạn có ý định tự tử hoặc ý định giết hoặc làm hại người khác.
- Đến bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói, thấy những thứ không có ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng.
Bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn xác định liệu bản thân hay người khác có bị rối loạn lưỡng cực hay không. Hãy cùng làm các bài trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu để phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất nhé.
Chi Lê tổng hợp