Sữa bò là thức uống quen thuộc của mọi người. Đây là thức uống dinh dưỡng dành cho bò con, nhưng khi con người tiêu thụ thì gây ra những rủi ro khác nhau. Mặc dù sữa bò cũng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng những tác hại của sữa bò cũng không được bỏ qua. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, đặc biệt là với các em nhỏ. Những thông tin dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.
1. Tác hại của sữa bò
Một số tác hại của sữa bò được kể đến như:
- Sữa bò chứa lượng Cholesterol cao, gây gia tăng bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và béo phì.
- Khả năng nhiễm chất hóa học và ô nhiễm cao.
- Mang theo các mầm bệnh như E.coli, Listeria, tự cầu, virus AIDS bò,…
- Phô mai còn tệ hơn sữa vì nó có tính axit cao.
- Sữa có lượng Steroid cao gây nên mụn và các loại ung thư khác.
- Dư thừa 1 lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ và hàng tá vi khuẩn và kháng sinh.
- Cản trở cơ thể hấp thu sắt.
- Gây hen suyễn, viêm phế quản vì nó tạo ra nhiều chất nhầy trong đường hô hấp.
1.1. Loãng xương
Theo một số nghiên cứu thì việc tăng tiêu thụ sữa không có hiệu quả bảo vệ đối với nguy cơ gãy xương. Việc nạp canxi từ các sản phẩm sữa liên quan có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn. Thay vì uống sữa bò, bạn có thể giảm ăn muối và đạm động vật, tăng ăn rau và trái cây, tập thể dục và đảm bảo nạp đủ canxi từ các thức ăn thực vật. Các lọai rau lá màu xanh, đậu hạt hay ngũ cốc và nước trái cây cũng có tác dụng giảm nguy cơ loãng xương.
1.2. Bệnh tim mạch
Không chỉ sữa bò mà các sản phẩm từ sữa như: Phomai, kem, sữa, bơ và sữa chua chứa một lượng cholesterol và chất béo đáng kể. Đây có thể là nguy cơ làm tăng nguy cơ gây ra một số bệnh mãn tính trong đó có bệnh tim mạch. Bạn cần phải hạn chế các thực phẩm từ sữa, kết hợp với tập thể dục, bỏ thuốc lá, và kiểm sóat sự căng thẳng stress để ngăn ngừa bệnh tim.
1.3. Ung thư
- Khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thì sẽ có nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Nó có thể gây ra một số loại ung thư như ung thư buồng trứng. Vì đường lactose trong sữa khi vào cơ thể sẽ thành đường galactose. Khi đó, nếu uống nhiều sữa bò thì khả năng phân tách galactose của các enzyme tăng lên. Nó tích lũy lại trong máu và ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ. Vì vậy khi tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa thì có nguy cơ bị ung thư buồng trứng của họ có thể cao gấp 3 lần.
- Ngoài ra khi uống nhiều sữa bò cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt. Vì chất IGF-I trong sữa bò sẽ làm tăng một hợp chất có tên là IGF-I13-15 trong máu. Nếu nam giới có lượng IGF-I cao thì có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn gấp 4 lần.
1.4. Mắc bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (tiểu đường típ 1 hay tiểu đường ở người trẻ) có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Vì trong sữa có một lọai protein sẽ kích họat một phản ứng tự miễn trong cơ thể. Đây điều là tác nhân phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy. Vì vậy bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của người tiểu đường để cải thiện được sức khỏe.
1.5. Không dung nạp đường Lactose
Chứng không dung nạp đường Lactose thường xuất hiện ở một số chủng tộc trên thế giới như: Người Mỹ gốc Châu Á, người Mỹ bản xứ,… Các triệu chứng thường xảy ra là: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và đầy bụng… Đây là dấu hiệu người này không có các loại enzyme tiêu hóa đường lactose trong sữa. Từ đó nguy cơ mắc các bệnh tật mãn tính càng cao.
1.6. Ngộ độc Vitamin D
Uống sữa không phải là cách cung cấp nguồn vitamin D ổn định. Đa phần sẽ có sự khác biệt đáng kể về lượng vitamin D, một số mẫu sữa chứa đến 500 lần lượng ghi trên nhãn. Một số mẫu khác lại có rất ít hoặc không hề có như Vitamin D20,21. Khi tiêu thụ quá nhiều vitamin D cùng lúc có thể sẽ gây ngộ độc. Không những vậy còn dẫn đến quá nhiều canxi trong máu và nước tiểu. Từ đó làm tăng hấp thụ nhôm trong cơ thể và gây lắng đọng canxi trong các mô mềm.
1.7. Nhiễm hóa chất
Khi muốn tăng lượng sữa của bò thì người ta thường dùng các hoocmon tổng hợp như hoocmon tăng trưởng. Khi phải tiết ra lượng sữa lớn trái với tự nhiên, kết quả cuối cùng là bò bị bệnh viêm tuyến vú. Khi chữa trị bệnh này thì sẽ phải dùng thuốc kháng sinh. Bởi vậy sẽ có dư lượng kháng sinh và hoocmon này trong sữa và các chế phẩm. Ngoài ra còn có các thuốc trừ sâu và những dược phẩm khác. Cụ thể như:
- Một số loại hoocmon: Bao gồm các tuyến yên, steroid, vùng dưới, và kích thích tố tuyến giáp.
- Peptide tiêu hóa: Yếu tố tăng trưởng thần kinh và biểu bì. Sự phát triển các thuốc ức chế MDGI và MAF.
- rBGH (tái tổ hợp Bovine Growth Hormone): Hoocmon biến đổi gen liên quan trực tiếp đến tuyến vú, ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.
- Viêm mủ do viêm vú: Tạo ra các vi khuẩn có hại, cũng như bệnh Crohn.
2. Những câu hỏi phổ biến
2.1. Người lớn uống sữa bò có tốt không?
- Khi một người ăn ít canxi hơn, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ tự động tăng cường để đáp ứng nhu cầu của nó. Vì vậy bạn không cần uống quá nhiều sữa để bổ sung canxi cho cơ thể.
- Người càng uống nhiều sữa bò càng có nguy cơ bị gãy xương. Sữa và các chế phẩm từ sữa khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng và kéo dài xương. Vì xương dài dễ bị gãy hơn xương ngắn.
- Chúng ta nên uống sữa bò cách chừng mực để tốt cho sức khỏe của mình và tránh những tác hại của sữa bò ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.2. Trẻ em có nên ngừng uống sữa bò?
- Trẻ em là giai đoạn phát triển cần nhiều canxi hơn những đối tượng khác. Vì vậy trong giai đoạn này nên cho trẻ uống sữa đầy đủ để giúp bé phát triển. Tuy nhiên bạn biết đó, người ta thường vắt sữa từ những con bò đang mang thai. Vì vậy sữa bò thường sẽ có nhiều hormone estrogen, progesterone và một số hormone tăng trưởng khác. Trẻ em uống sữa nhiều thì chúng có thể tăng trưởng rất nhanh và có thể gây ra tình trạng dậy thì sớm.
- Thay vì uống sữa nhiều để bổ sung canxi thì bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm khác như cải xoăn, bông cải xanh, đậu phụ, các loại hạt,… Không những vậy bạn cũng nên cho bé vận động thường xuyên để nhận đủ vitamin D cần cho trẻ.
- Không nên rút sữa ra khỏi khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ vì có thể gây thiếu hụt canxi. Vì thực sự ngoài những tác hại của sữa bò thì đây cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống mỗi ngày của trẻ em. Nó cũng là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
2.3. Thay thế sữa bằng những thực phẩm nào?
- Chúng ta không phải là những con bò con nên chúng ta hãy hạn chế uống sữa bò. Khi một con bò có thể tiết ra lượng sữa gấp 4 lần bình thường thì sẽ khiến chúng bị căng thẳng hơn bình thường. Có khi những yếu tố căng thẳng của bò mẹ cũng có trong sữa mà chúng ta uống.
- Có rất nhiều thực phẩm có lợi như: Trái cây, rau củ, ngũ cốc, các loại đậu và hạt. Những loại rau xanh đậm còn chứa lượng canxi cao hơn cả sữa. Bên cạnh đó, những thực phẩm này có tính kiềm, giàu các chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật.
- Bạn cũng có thể dùng sữa cây gai dầu, sữa yến mạch, hanh nhân hoặc dầu dừa để thay thế. Đây là những sự lựa chọn lành mạnh hơn cho sữa bò. Bởi chúng không chứa chất béo chuyển hóa và thành phần biến đổi gen.
2.4. Mẹ nên cho con uống sữa bò khi nào?
- Trẻ sơ sinh không được uống sữa bò vì trẻ không thể tiêu hóa được. Hàm lượng đạm và khoáng chất cao nên sẽ ảnh hưởng đến thận của bé. Có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa dẫn đến máu trong phân. Vì vậy chỉ nên cho trẻ uống sữa bò khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng.
- Nên cho trẻ uống sữa bò vì đây là nguồn cung cấp canxi phong phú giúp xương và răng chắc khỏe. Điều chỉnh sự đông máu và kiểm soát cơ hiệu quả. Khi bạn bổ sung đủ canxi cho bé thì bé sẽ có ít nguy cơ về huyết áp, đột quỵ, ung thư ruột kết và gãy xương hông vào thời gian sau này trong cuộc đời.
- Khi trẻ được 2 tuổi nên cho trẻ uống 2 cốc sữa bò hoặc các sản phẩm khác từ sữa mỗi ngày. Không nên uống nhiều hơn 1000 ml (4 cốc). Ngoài ra bạn nên lựa chọn sữa ít béo hoặc không béo để bé phát triển tốt.
2.5. Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò?
Sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà bé sơ sinh sẽ hấp thụ nên bé có thể bị đau bụng hoặc chàm bội nhiễm. Đa số trẻ bị dị ứng với sữa bò thì cũng bị dị ứng sữa dê, cừu,… Những dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò là:
- Ói mửa sau khi bú.
- Đau bụng, khóc, đầy bụng.
- Phát ban ngứa, tràm (viêm da dị ứng).
Nên cho bé uống sữa gì?
Trẻ sơ sinh cũng không thể hấp thu sữa bột từ đậu nành. Vì khi trẻ nhạy cảm với sữa bò cũng không thể hấp thụ protein từ sữa đậu nành. Vì vậy bạn nên cho bé uống sữa bột có protein được hydro hóa hoặc sữa bột có axit amin để phù hợp. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm sữa không có đường lactose dành riêng cho trẻ mắc chứng không dung nạp đường lactose.
Tác hại của sữa bò thực sự khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tuy nhiên đây vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống mỗi ngày của trẻ em. Vì vậy, với những bậc phụ huynh, việc của bạn cần làm là lựa chọn nguồn sữa bò chất lượng, an toàn và cho trẻ tiêu thụ đủ, không dư và không thiếu. Hãy để trẻ thơ phát triển và lớn lên thật khỏe mạnh nhé.
Chi Lê tổng hợp