1. Hệ miễn dịch là gì?
Trước khi muốn biết về việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bố mẹ cần tìm hiểu về hệ miễn dịch và vai trò của chúng với sự phát triển của trẻ. Cụ thể như:
- Đây là một hệ thống phức tạp gồm nhiều tế bào, các mô và cơ quan đặc biệt tạo thành hàng rào bảo vệ sức khỏe, phòng chống sự tấn công của vi khuẩn, sinh vật lạ… Từ đó cơ thể sẽ được bảo vệ khỏe mạnh hơn, phòng chống nguy cơ nhiễm bệnh và hỗ trợ quá trình tăng trưởng của cơ thể.
- Giai đoạn bố mẹ cần quan tâm đến hệ miễn dịch cho trẻ nhất là dưới 1.000 ngày tuổi (3 tuổi) vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Khi đó hệ miễn dịch của con đang trong giai đoạn chưa thực sự vững vàng trước những biến đổi khí hậu liên tục hay các dịch bệnh xuất hiện trong thời gian gần đây, nó đã đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển tầm vóc và trí tuệ của bé.
2. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé
2.1. Cho trẻ bú sữa mẹ
- Lúc mới sinh ra và những tháng đầu đời thì bé sẽ nhận được lượng kháng thể từ mẹ qua sữa. Đây gọi là “miễn dịch thụ động”, nó giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện dần.
- Đặc biệt chính là sữa non, phần sữa có màu vàng nhạt tiết ra trong những ngày đầu sau khi trẻ chào đời. Đây là các kháng thể có khả năng phòng chống bệnh tật.
- Trong sữa mẹ có chứa những kháng thể đặc biệt là Globulin miễn dịch, có tác dụng bảo vệ bé khỏi những bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn.
- Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì sữa mẹ kèm theo chế độ ăn dặm cho đến khi trẻ được 2 tuổi vì đây là thời gian mà hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt.
- Nếu sữa mẹ ít thì phải cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất từ hai đến ba tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch được tiếp nhận từ trong bụng mẹ.
2.2. Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa
Bạn có biết là có đến 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường tiêu hóa. Vì vậy muốn tăng cường hệ miễn dịch, bạn phải chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Có nhiều cách để giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh. Những điều mà mẹ cần lưu ý là:
- Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Điều này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
- Bổ sung cho trẻ những dưỡng chất hữu ích cho việc nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn thêm sữa chua lên men tự nhiên thường xuyên để hỗ trợ xây dựng hệ vi khuẩn có lợi trong ruột.
- Kho cho bé ăn dặm, mẹ hãy lựa chọn những thực phẩm nguyên chất hoặc các loại thực phẩm nguyên chất được nghiền nhuyễn gồm các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc.
2.3. Hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh
- Uống thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa kém đi. Từ đó thể trạng của trẻ không thể được cải thiện, và bé dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy bạn chỉ được sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Khi bé phải dùng kháng sinh thì nên cho trẻ ăn sữa chua, bổ sung men tiêu hóa, các vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, axit amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm và xây dựng lại hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng.
2.4. Vận động để tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Khi vận động nhiều thì cơ thể sẽ kích thích chuyển hóa, từ đó đáp ứng được miễn dịch dài hạn. Mẹ nên cho bé vận động, vui chơi ở nhiều môi trường trong lành như công viên, sân vườn…Khi được vận động toàn cơ thể, không những chỉ cải thiện được sự lưu thông các tế bào bạch cầu khắp cơ thể, mà còn tăng lượng tế bào Lympho T – sát thủ tự nhiên cần thiết để duy trì phản ứng miễn dịch tối ưu. Ngoài ra khi vận động ngoài trời thường xuyên bé còn được hấp thụ ánh sáng mặt trời, giúp kích thích sản xuất Vitamin D.
Ngoài vận động, với những em bé nhỏ bố mẹ có thể massage cơ thể bé thường xuyên bởi những ích lợi sau:
- Trẻ sẽ ít mắc bệnh và ít khóc hơn.
- Giúp kích thích hệ miễn dịch, luân chuyển bạch huyết để loại bỏ những độc tố gây hại, cải thiện hệ tuần hoàn.
- Giảm đau và giảm các triệu chứng bệnh thường gặp.
- Gắn kết tình mẫu tử, tích lũy vốn từ vựng tốt hơn.
2.5. Tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ
Điều cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch chi bé là phải tiêm ngừa đầy đủ. Đây là một cách để kích hoạt chủ động hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mẹ nên cho bé tiêm phòng ngay từ nhỏ để tránh những bệnh nguy hiểm và lây nhiễm cho cơ thể trẻ em như viêm gan siêu vi, sởi, tả, viêm não…
Trẻ từ 0 đến 5 năm tuổi tiêm:
- Viêm gan B.
- Bệnh lao.
- Bệnh bạch hầu.
- Bệnh ho gà.
- Bệnh uốn ván.
- Bệnh bại liệt.
- Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B.
- Bệnh sởi.
- Viêm não Nhật bản B.
- Rubella.
Bắt đầu từ năm 2019, sẽ có những sự thay đổi về tiêm phòng cho trẻ như:
- Thay thế vắc-xin Quinvaxem bằng ComBE Five (vắc-xin 5 trong 1): Tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
- Tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV: Tiêm khi bé được 5 tháng tuổi.
- Sử dụng vắc xin sởi – rubela do Việt Nam tự sản xuất: Mũi sởi thứ nhất sẽ được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
2.6. Vệ sinh sạch sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Mẹ biết rằng vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi, nó sinh trưởng và nhanh chóng lây lan khiến trẻ có thể gặp phải nhiều bệnh tật nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh như: Uốn ván, sốt thương hàn, tả, lao, nhiễm khuẩn huyết…
Điều mà mẹ cần làm chính là phòng bệnh cho bé mỗi ngày. Cụ thể như:
- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ hoặc có thể nhắc trẻ cắt móng tay (nếu trẻ lớn).
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau mỗi lần vận động bằng nước rửa tay.
- Vệ sinh môi trường xung quanh và những vật dụng mà trẻ tiếp xúc như: Giường ngủ, phòng vệ sinh… và các đồ dùng thường nhật của trẻ.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, chú ý giữ ấm cho bé trong mùa lạnh.
2.7. Cho trẻ ngủ đủ giấc
- Bố mẹ nên tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Bạn nên hạn chế bé bị gián đoạn giấc ngủ vì bất kỳ lý do gì như cơn đói, âm thanh lạ… Ngoài ra mẹ cũng cần chuẩn bị môi trường ngủ cho bé, không cho bé ăn quá no hay quá ít trước khi ngủ, vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi lên giường.
- Giấc ngủ thực sự rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Khi ngủ, não bé sẽ đạt tốc độ phát triển cao nhất do các hormone tăng trưởng được kích hoạt. Giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp trẻ có chiều cao và cân nặng tốt hơn các bé có chất lượng giấc ngủ thấp.
- Ngoài ra, trẻ ngủ ngon cũng sẽ ăn uống ngon miệng hơn, trí tuệ phát triển tối ưu hơn, cải thiện khả năng học hỏi và giúp hệ miễn dịch của bé hoàn thiện hơn.
3. Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bé
- Trứng: Thực phẩm giàu protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều các chất chống ô-xy hóa, giúp bé chống chọi bệnh tật.
- Cá hồi: Chứa rất nhiều a-xít béo omega-3 giúp trí não phát triển, tăng cường thị lực và tốt cho sức khỏe.
- Các loại hạt: Cho bé ăn nhiều loại hạt khác nhau như hạt óc chó, đỗ, lạc, ca cao, hạt chà là… Mỗi loại hạt chứa các dưỡng chất khác nhau như vitamin C, a-xít béo, tinh bột, chất xơ… giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
- Hàu: Thực phẩm chứa nhiều kẽm, là một chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp protein, xây dựng tế bào và sửa chữa DNA.
- Trái cây có màu: Bạn nên bổ sung táo, chuối, cam để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, các loại quả có màu càng sẫm thì càng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Rau xanh: Chứa nhiều sắt, kẽm và vitamin, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể bằng cách sửa chữa DNA trong cơ thể.
- Ngũ cốc: Bổ sung nguồn dinh dưỡng và chất xơ rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.
- Sữa chua: Có rất nhiều lợi khuẩn, đánh bại các vi khuẩn có hại trong dạ dày và đường ruột do đó tăng cường hệ miễn dịch cơ thể vô cùng hiệu quả.
- Hành, tỏi: Là những siêu thực phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch.
4. Thức uống tăng cường hệ miễn dịch
4.1. Sữa tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Sữa là loại thức uống có giá trị dinh dưỡng cao nhất dành cho trẻ. Nó có chứa nhiều canxi, protein, các vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy sự phát triển của bé. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là nguồn sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Hiện nay có nhiều loại sữa được sản xuất để phục vụ cho các mẹ trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn. Những loại sữa được ưa chuộng như:
- Goodhealth 100% Pure Colostrum: Có nguồn gốc từ sữa non của bò mẹ New Zealand nguyên chất, không hề sử dụng kháng sinh và hormones. Với công dụng cung cấp kháng thể, hỗ trợ và nâng cao hệ miễn dịch.
- Nucleo Gold: Chuyên về tăng cường hệ miễn dịch cho bé, hỗ trợ kịp thời hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Sản phẩm với nhiều thành phần dinh dưỡng như: Sữa non, lacoferrin, Nucleotides, yếu tố miễn dịch IgA, IgM, IgE,…, các yếu tố vi lượng như DHA, magie, crom, vitamin C-D-E, canxi,…
- Sunland: Bổ sung Lactoferrin, chất có hàm lượng cao nhất trong sữa mẹ và sữa non. Chất xơ và các nucleotides giúp bé tiêu hóa và đào thải thức ăn một cách dễ dàng. Ngoài ra còn bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và đặc biệt tăng cường canxi giúp bé hình thành nên bộ khung vững chắc, thúc đẩy chiều cao tối đa.
- Sữa Similac: Đây là thương hiệu con của sữa Abbott đến từ Hoa kỳ. Thị trường Việt Nam rất ưa chuộng sản phẩm này trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
4.2. Nước ép táo, cà rốt và cam
Sự kết hợp hoàn hảo để có được loại thức uống vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Nó sẽ giúp cơ thể bạn tự hình thành kháng thể và chống lại các chứng nhiễm trùng. Các chất dinh dưỡng có trong loại thức uống này là: Vitamin A, B6, C, kali, axit folic.
Nguyên liệu: 2 củ cà rốt lớn, 1 quả táo xanh, 1 quả cam.
Cách thực hiện:
- Làm sạch các nguyên liệu.
- Cắt nhỏ cà rốt, cắt quả táo ra làm bốn. Cam bóc vỏ, tách hột.
- Bỏ các nguyên liệu vào máy ép trái cây. Khi thu được hỗn hợp nước ép cho vào trong bình thủy tinh kín và bỏ vào tủ lạnh ngay lập tức.
4.3. Nước ép cam và bưởi
Uống nước ép cam và bưởi giúp bạn bổ sung Vitamin C có chất chống oxy hóa cần thiết. Giúp bảo vệ các tế bào khỏi các chất gây hại cho cơ thể. Nếu thiếu vitamin C thì khả năng chống nhiễm trùng giảm và hệ miễn dịch cũng bị suy giảm. Ngoài ra, thức uống này có chứa các chất dinh dưỡng đáng chú ý như vitamin A, B6, C, axit folic, kẽm.
Nguyên liệu: 2 quả cam vàng, 1 quả bưởi, 4 quả quýt vàng, 1/2 quả chanh.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ các loại trái cây trên rồi tách thành các múi nhỏ.
- Bỏ phần trái cây đã được tác vào máy ép là xong.
4.4. Nước ép cà chua
Trong cà chua có chứa rất nhiều folate, một chất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nước ép cà chua cũng có một số chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C và sắt là những chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra đây cũng là loại nước ép giảm cân mà nhiều chị em phụ nữ tin dùng.
Nguyên liệu: Cà chua, muối.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cà chua, cắt bỏ phần lõi và phần cuống.
- Cắt cà chua thành từng miếng nhỏ và bỏ vào nồi nấu trong 30 phút cho mềm.
- Lọc cà chua qua rây để tách nước ép khỏi phần thịt.
- Đun phần nước ép vừa lọc và thêm chút muối sao cho phù hợp với khẩu vị của bạn.
- Để nguội và thưởng thức.
4.5. Nước dâu tây và xoài
Dâu tây và xoài là hai loại trái cây chứa nhiều vitamin E. Vitamin này giúp bé bổ sung chất chống oxy hóa để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số chất dinh dưỡng khác trong món uống tăng cường miễn dịch này là sắt, folate, vitamin A, và C.
Nguyên liệu: 1 quả xoài đã gọt vỏ và xắt nhỏ, 237ml nước cam, 30ml mật ong, 10 quả dâu tây đã làm sạch cắt làm đôi, 30ml nước cốt chanh, vài lá bạc hà.
Cách thực hiện:
- Xay mịn dâu tây cùng nước cốt chanh với đá viên.
- Xay nhuyễn xoài, nước cam, nước cốt chanh, mật ong sao cho thật mịn.
- Khi rót hỗn hợp ra ly, bạn cố gắng giữ các lớp nước không lẫn vào nhau.
4.6. Sữa hạt bí tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Sữa hạt bí không chỉ có lợi cho hệ thống miễn dịch mà còn chứa một số dưỡng chất như magie, kẽm, vitamin A, C và B-6. Tốt cho sức khỏe lẫn tinh thần cho bé và mọi người.
Nguyên liệu: Hạt bí, vani tự nhiên, ít hạt chà là, muối, nước cốt chanh,
Cách thực hiện:
- Ngâm hạt bí với nước lọc, bỏ thêm ít muối biển và nước cốt chanh tươi vào rồi đậy kín hộp.
- Ngâm ở nhiệt độ phòng trong 8 giờ. Sau đó đổ hết nước ngâm đi và rửa sạch lại hạt bí ngô nhiều lần.
- Cho hạt bí ngô, nước và muối vào xay cho đến khi nhuyễn mịn. Lọc sữa qua túi vải để sữa được mịn hơn.
- Đổ phần sữa đã lọc vào cối, thêm vani và các gia vị còn lại vào xay cho tới khi hỗn hợp mịn và bông.
4.7. Nước ép dưa hấu
Dưa hấu là thưc phẩm giúp tăng cường miễn dịch mà bạn không nên bỏ qua. Hàm lượng nước dồi dào của loại quả này cùng với một số dưỡng chất là magie, kẽm, vitamin A và C rất thích hợp làm nước uống thơm ngon cho bé mỗi ngày.
- Nguyên liệu: Dưa hấu, ít lá bạc hà.
- Cách thực hiện: Bỏ dưa hấu vào máy xay sinh tố xay cùng ít lá bạc hà là xong.
Với bài viết có chủ đề là tăng cường hệ miễn dịch cho bé, Chuyên mục Sức khỏe hi vọng đã cung cấp cho bạn những cách hữu ích giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé hiệu quả và toàn diện nhất. Chúc bạn luôn là người mẹ thông thái, khéo léo, chăm sóc cho con yêu khỏe mạnh và phát triển mỗi ngày nhé.
Chi Lê tổng hợp