Trà hoa cúc là cái tên không mấy xa lạ nhưng ít ai biết được những công dụng của nó với sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về công dụng, cách uống và lưu ý khi sử dụng … Từ đó sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, phòng chống và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
1. Trà hoa cúc là gì?
- Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc với thành phần chính là hoa cúc khô. Có khoảng 13.000 loại hoa cúc khác nhau: từ cúc vàng, cúc trắng, cúc tổ ong, cúc cánh mai, cúc đại đóa… Hoa cúc dùng để làm tra có tên gọi khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae. Nó có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.
- Tinh dầu chứa trong hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Có công dụng giống như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.
- Chúng ta sẽ ngâm hoa cúc đã được sấy hoặc phơi khô vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95 °C (sau khi đun sôi). Có thể cho thêm ít đường và nước trà hoa cúc có màu từ vàng nhạt đến vàng tươi.
2. Công dụng của trà hoa cúc
2.2. Đối với sức khỏe
Từ lâu trà hoa cúc đã là thức uống bổ dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Giúp cải thiện các triệu chứng bệnh phổ biến như: Tim mạch, cảm cúm, mất ngủ, stress, thanh lọc, giải độc, thậm chí là ung thư… Dưới đây là các tác dụng tuyệt vời thường thấy mà loại đem lại với sức khỏe của bạn.
2.2.1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Với nhiều flavones, một lớp chất chống oxy hóa chứa trong trà có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim của bạn. Ngoài ra những chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực. Làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành. Làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu.
2.2.2. Giải cảm
Nhiều người sử dụng trà hoa cúc để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Bởi tính mát là loại trà thảo mộc này có thể hạ sốt rất hiệu quả. Bạn chỉ cần cho vào ấm trà một thìa cà phê trà với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, sau đó rót một lít nước sôi vào và đợi trà nguội dần. Khi uống sau 2h bạn sẽ các thấy dễ chịu và làm dịu ác triệu chứng cảm lạnh khó chịu trong cơ thể.
2.2.3. Ngăn ngừa ung thư
Trong trà có chất apigenin, có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và giúp các thuốc trị ung thư phát huy tác dụng hơn. Theo nghiên cứu thì apigenin đã được chứng minh là chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào vú, đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt và tử cung. Nếu uống thường xuyên còn có khả năng mắc ung thư tuyến giáp ít hơn đáng kể so với những người không uống.
2.2.4. Trị mất ngủ
Được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên tốt và an toàn nhất. Nếu bạn thấy khó ngủ hãy uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra thức uống này còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu. Hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu và làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.
2.2.5. Giải nhiệt, tiêu độc
Đây là một loại thức uống không thể bỏ qua cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc trong môi trường chật hẹp, như văn phòng, công xưởng… Bạn hãy kết hợp loại trà này với trà xanh và hoa hòe để tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc. Làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị chứng nhức đầu do sốc nhiệt. Khi kết hợp hoa cúc, hoa kim ngân và bồ công anh là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính.
2.2.6. Chữa đau bụng kinh
Nếu uống thường xuyên sẽ làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”. Từ đó cơn đau bụng kinh, khó chịu sẽ được giảm dần. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để xoa dịu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, khi đang mang bầu thì bạn nên cẩn thận và hạn chế sử dụng nhé.
2.2.7. Những công dụng khác
- Giúp cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Phù hợp với những người có mắt yếu, đỏ, khô do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian dài.
- Thành phần hoạt tính trong hoa cúc có tác dụng kháng sinh chống lại một số loại vi khuẩn. Đặc biệt là streptococcus và staphylococcus.
- Làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng.
- Giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh và thanh lọc tâm trí.
- Giúp tăng lượng Glycine trong nước tiểu giúp ổn định sự co thắt cơ. Có tác dụng giảm các chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Giảm căng thẳng, giảm stress, đau đầu. Rất phù hợp với các bạn làm việc trong môi trường có cường độ cao và áp lực.
- Giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích cùng với đau dạ dày và đau bụng. Đặc biệt tốt trong việc làm giảm khí và ngăn ngừa loét dạ dày.
2.3. Đối với việc làm đẹp
- Nhờ chất chống oxy hóa có trong trà giúp làn da của bạn giảm sạm, khô, dưỡng ẩm và làm da trắng khỏe rạng ngời.
- Bạn có thể pha chế trà dưới nhiều công thức khác nhau như uống, đắp mặt nạ,… để chăm sóc làn da của mình.
- Tác dụng trực tiếp lên da để điều trị ngứa, bong vảy da.
- Có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên có thể làm giảm các kích ứng da như chàm và bệnh hồng ban.
- Chất polyphenol tự nhiên và chất phytochemical trong hoa cúc có thể tăng tốc quá trình chữa lành vết sẹo và giảm thiểu nếp nhăn và mụn.
- Loại bỏ được các gốc tự do gây ra cho lão hóa sớm nhờ hoạt động của các polyphenol.
3. Uống trà hoa cúc lúc nào?
Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Bạn có thể thường xuyên sử dụng thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ. Cụ thể như:
- Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể bình thường cần 4 tiếng để tiêu hóa dầu mỡ. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, tránh cảm giác ngán và đầy bụng.
- Sau khi ăn mặn: Nên ống trà để trung hòa cơ thể và nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa.
- Sau khi vận động, ra mồ hôi: Khi ra mồ hôi ra nhiều, cơ thể bạn sẽ mất đi một lượng nước đáng kể. Gây nên cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà là thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.
- Trước khi ngủ: Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, 1 ly trà hoa cúc sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi phải thức khuya làm việc.
4. Lưu ý khi sử dụng
4.1. Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc
- Trong trà có chất axit tannic, có thể gây nên phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc (chẳng hạn như viên sắt sulfate, berberine,…) tạo nên kết tủa. Ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.
- Khi uống thuốc an thần với trà hoa cúc thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, hoặc mất tác dụng.
4.2. Thời điểm nên hạn chế uống trà hoa cúc
- Khi mang thai: Sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường, lá lách và dạ dày đều yếu, nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày. Ngoài ra còn gây tiêu chảy và các triệu chứng khác cho bầu.
- Khi đói: Lúc này đường huyết trong cơ thể đang thấp. Uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà”. Có các biểu hiện như: Đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn,…
4.3. Tác dụng phụ của trà hoa cúc
Nếu uống trà hoa cúc một cách không hợp lý thì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Gây ra các triệu chứng dị ứng da: Bạn có thể bị nhạy cảm với một số bộ phận của hoa cúc như phấn hoa, lá, hoa và thân, hoặc toàn bộ thân cây. KHi bị dị ứng, cơ thể sẽ xuất hiện mẩn đỏ, ngứa.
- Gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi: Vì chức năng của dạ dày người lớn tuổi tương đối kém.
- Huyết áp không ổn định: Người bị huyết áp thấp không nên dùng loại trà này. Nếu lạm dụng sẽ gặp phải tình trạng huyết áp xuống quá thấp gây hậu quả nghiêm trọng.
- Giảm tác dụng thuốc: Người đang dùng thuốc chống ung thư, kháng khuẩn và chống viêm cũng không nên uống trà hoa cúc.
- Giảm miễn dịch: Vi lượng chất béo có trong trà sẽ khiến cơ thể bị lạnh, giảm miễn dịch. Vị vậy không nên lam dụng nó.
5. Pha trà hoa cúc như thế nào?
Bình thường khi pha bạn chỉ cần hãm hoa cúc khô với nước nóng rồi uống. Ngoài ra có thể pha trà hoa cúc khô với những nguyên liệu khác như:
- Pha với mật ong: Nước sôi, cho hoa cúc vào. Đun nhỏ lửa 5 phút. Đổ ra ly và khấy mật ong vào, lượng mật ong tùy khẩu vị bạn. Nên uống trước khi ngủ để có giấc ngủ sâu hơn.
- Pha với trà xanh: Lấy 9gr lá trà xanh, 6gr trà hoa cúc vào bình nước sôi. Hãm 15 phút rồi uống. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan và sáng mắt.
- Pha với Atiso: Atiso cho bào ấm đun 45 phút. Cho thêm hoa cúc khô vào nấu thêm 5 phút. Thức uống này giúp tiêu hóa tốt, giảm cân hiệu quả và làm đẹp da.
6. Thương hiệu trà hoa cúc nổi tiếng
- Trà hoa cúc nguyên bông tự nhiên 100%: Không qua chế biến, không chất bảo quản. Giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng ra, làm đẹp da.
- Trà Hoa Cúc Hòa Tan: Hoa cúc tự nhiên 100%, được chọn lọc kỹ lưỡng. Rất dễ pha chế và rất thơm.
- Trà Hoa Cúc Túi Lọc: Được bào chế nghiền thành bột và đóng trong túi lọc giống trà rất tiện lợi.
- Trà Nụ Hoa Cúc: Nụ cúc tự nhiên 100%. Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đào thải độc, giúp thư giãn đầu óc, điều hòa kinh nguyệt.
- Trà Sơn Mật Hồng Sâm Hoa Cúc: Nguyên liệu là: Hoa Cúc Tự Nhiên 100%, Trà Dây, Kim Ngân, Cỏ Ngọt, Hoa Nhài, Lương Phấn Thảo. Giúp cơ thể khỏe mạnh, đẹp da, làm giảm chứng mất ngủ, giảm mỡ máu trong cơ thể, điều hòa huyết áp.
Bạn thấy đó, chỉ cần sử dụng trà hoa cúc hợp lý là bạn đã có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe mình. Có thể khẳng định rằng đây là loại trà rất tốt với phụ nữ đặc biết là người đi làm văn phòng, căng thẳng, sau sinh…Hãy uống chúng mỗi ngày để bạn và cả gia đình đều khỏe mạnh. Ngoài ra Chuyên mục Sức khỏe còn chia sẻ bài viết về các loại trà giải độc gan, bạn có thể tham khảo nhé.
Chi Lê tổng hợp