1. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay, chân và miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người sang người bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Giống virus gây bệnh tay chân miệng phố biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV – 71). Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây nên. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Sau thời gian ủ bệnh 3 – 6 ngày các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng sẽ biểu hiện như:
- Dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh là nóng sốt, mệt mỏi trong người.
- Đau họng.
- Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
- Chảy nước bọt nhiều.
- Biếng ăn.
- Tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
- Loét miệng: Ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
- Dấu hiệu toàn thân: Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.
- Tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Một ít bóng nước xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.
Nếu bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
3. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
- Đầu tiên cần hạn chế trẻ tiếp xúc với người khác tránh để lây bệnh sang trẻ khác.
- Cha mẹ lưu ý xử lý chất thải của bé, khử khuẩn, dùng găng tay, khẩu trang để tránh bị truyền nhiễm mầm bệnh.
- Các vật dụng như bát, đũa, thìa của bé cũng cần được giữ vệ sinh bằng cách rửa sạch để tránh lây bệnh cho các thành viên trong gia đình.
- Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và xét nghiệm bệnh càng sớm càng tốt để chuẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị hiệu quả nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay.
- Bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả và vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên nếu cho trẻ bổ sung nước đầy đủ, uống thuốc đầy đủ theo lượng chỉ định của bác sĩ bệnh sẽ nhanh chóng lui đi. Thuốc thường dùng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng là Paracetamol (như Efferalgan, Panadol,Tylenol) và Ibuprofen (như Advil, Nurofen).
4. Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh tay chân miệng rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu không được điều trị và phòng tránh đúng cách sẽ dễ dàng dẫn đến các biến chứng thậm chí tử vong. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra của bệnh.
- Bị mất nước.
- Có nguy cơ bị viêm màng não virus, tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, thậm chí tử vong.
- Có thể dẫn đến bại liệt, tê liệt hoặc viêm não.
- Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng gây mất ngón tay và ngón chân. Tuy nhiên việc mất móng chân và móng tay chỉ là tạm thời.
5. Cách phòng bệnh
Bệnh tay chân miệng là bệnh có thể lây từ người qua người rất dễ dàng. Dưới đây là một số cách phòng bệnh đơn giản nhưng cần thiết mà bạn nên tham khảo.
- Cách ly trẻ bị bệnh với trẻ chưa nhiễm bệnh. Nếu trẻ bị bệnh cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà, không cho trẻ tiếp xúc và lây cho các trẻ khác cho đến khi bé khỏi bệnh.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ đầy đủ. Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng và dạy trẻ cách rửa tay đúng cách.
- Dạy trẻ chơi và vệ sinh đúng chỗ. Không mút tay,ngậm đồ chơi.
- Khử trùng và thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các đồ vật mà trẻ tiếp xúc.
- Dùng dụng cụ cá nhân như chén, đũa, muỗng riêng cho trẻ.
- Giặt quần áo, drap trải giường, chăn màn bằng xà phòng sạch sẽ.
- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc bé.
6. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
Khi bị bệnh tay chân miệng bạn cần chú ý nhiều về chế độ dinh dưỡng. Tránh những thực phẩm làm ảnh hưởng trong quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh. Kiêng những thức ăn cần thiết giúp bạn nhanh lấy lại sức và đẩy lùi bệnh hiệu quả.
- Tránh ăn thức ăn kém vệ sinh và không rõ nguồn gốc.
- Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay và dụng cụ ăn uống với những người khác.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm và nước bẩn để bệnh không lan rộng.
- Tránh gãi hay chọc và các bọng nước, vết phát ban.
- Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tránh cho trẻ ăn các thức ăn đặc, mặn, chua cay.
- Không nên tắm nước lá bởi dễ gây bội nhiễm cho trẻ mắc bệnh.
- Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve.
7. Chăm sóc sức khỏe người bệnh
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp trẻ nhanh chóng vượt qua căn bệnh tay chân miệng. Các vết lỡ loét trong miệng khiến trẻ khó sử dụng các loại thức ăn cần thiết. Ngay bên dưới là những thực phẩm bổ ích dễ ăn mà bọn mình tổng hợp giúp bạn.
- Hải sản: Bổ sung kẽm, chất dinh dưỡng cần thiết đối với bệnh tay chân miệng.
- Đu đủ: Trong đu đủ chứa nhiều Vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Cháo loãng hoặc súp: Bổ sung tinh bột cho trẻ dễ dàng, không gây đau rát.
- Nước trái cây: Trẻ sẽ khó ăn các trái cây khô cứng. Xay các loại trái cây thành nước hoặc sinh tố sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn và bổ sung một lượng Vitamin cần thiết.
- Mật ong: Mật ong có thể kháng khuẩn hiệ quảm giúp nhanh chóng chữa lành các vết loét trong miệng.
- Kem: Cảm giác mát lạnh của kem sẽ giúp trẻ giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu.
- Trứng: Trong trứng có chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé.
- Đặc biệt là bạn đừng quên bổ sung nước cho trẻ bở khi bị bệnh trẻ rất dễ bị mất nước.
Tay chân miệng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ. Sẽ không quá lo lắng khi bạn nắm vững 7 thông tin cần thiết về bệnh mà chuyên mục sức khỏe đã chia sẻ với bạn. Mau note lại những thông tin cần thiết để có cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất bạn nhé!
Thanh Thuận tổng hợp