1. Giới thiệu về Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM
Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM chính thức có tên như hiện tại vào năm 2002. Tuy nhiên, về lịch sử hình thành bệnh viện này đi vào hoạt động từ năm 1985. Cụ thể, vào năm 1985 Khoa chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Bình Dân sáp nhập bệnh viện Trần Hưng Đạo lấy tên Trung tâm chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Và đến năm 2002, trung tâm này đổi thành bệnh viện với quy mô lớn hơn. Qua nhiều năm phát triển, bệnh viện này đã trở thành bệnh viện chuyên khoa hạng I. Đồng thời trở thành bệnh viện tuyến cuối về chấn thương chỉnh hình tại miền Nam.
Tại bệnh viện này, có hệ thống các chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình. Cụ thể gồm có các khoa như: khoa Cột sống, khoa Chỉnh hình nhi, khoa Chi trên, khoa Chi dưới, khoa Vi phẫu tạo hình, khoa Khớp, khoa Bệnh học cơ xương khớp, khoa Vệ tinh chấn thương chỉnh hình…
Về đội ngũ, hiện nay tại bệnh viện này tập trung rất nhiều bác sĩ có chuyên môn cao. Đồng thời cũng là bệnh viện có nhiều thiết bị hiện đại bậc nhất cả nước.
- Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5.
- Điện thoại: 028.39235791 – 39235821 – 39237007.
- Website: http://bvctch.vn/
2. Thời gian khám chữa bệnh tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM như thế nào?
Sau đây là thời gian khám chữa bệnh tại bệnh viện này.
2.1. Khám theo giờ hành chính
- Thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 6 giờ đến 15 giờ 45 phút mỗi ngày.
- Thứ Bảy và Chủ Nhật: Bệnh viện chỉ tổ chức khám bệnh từ 6 giờ 30 phút đến 12 giờ.
2.2. Khám ngoài giờ hành chính
Ngoài việc đến khám trong giờ hành chính. Bệnh nhân có thể đặt lịch khám ngoài giờ tại đây. Cụ thể bạn gọi tới tổng đài 028 1080 để đặt lịch hẹn nhé.
- Thứ Hai đến thứ Sáu: Khám từ 16 giờ đến 18 giờ mỗi ngày.
- Thứ Bảy: Buổi sáng khám từ 7 giờ đến 11 giờ. Buổi chiều khám từ 14 giờ đến 17 giờ.
- Chủ Nhật: Buổi sáng khám từ 8 giờ đến 11 giờ. Buổi chiều khám từ 14 giờ đến 17 giờ.
2.3. Khám theo yêu cầu bệnh nhân
- Thứ Hai đến thứ Sáu: Khám bệnh từ 7 giờ đến 20 giờ mỗi ngày.
- Thứ Bảy và Chủ Nhật: Khám bệnh từ 7 giờ đến 12 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM có phòng cấp cứu luôn làm việc 24/7.
3. Quy trình khám và chữa bệnh tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM
Dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về quy trình khám và chữa bệnh tại bệnh viện này.
3.1. Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT
Đối với những bệnh nhân không có thẻ BHYT, khi đến khám tại đây nhớ thực hiện các bước sau.
3.1.1. Hướng dẫn – tiếp nhận
- Với bệnh nhân khám lần đầu tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM thì đến bảo vệ, điền thông tin vào phiếu và lấy số thứ tự. Sau đó nộp số tại phòng thu phí và mua sổ khám bệnh và phiếu khám bệnh tại đây. Tiếp đó làm theo hướng dẫn của nhân viên và chờ khám bệnh.
- Với bệnh nhân tái khám tại Bệnh viện: Lấy số thứ tự, sau đó mua phiếu khám bệnh ở phòng thu phí 1. Sau khi hoàn tất thủ tục, điều dưỡng phân số phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám cho bệnh nhân
3.1.2. Các phòng khám chuyên khoa
- Nộp sổ khám bệnh vào giỏ đựng sổ (trước cửa các phòng khám). Sau đó chờ vào khám bệnh theo thứ tự hiển thị trên bảng điện tử.
- Sau khi bác sĩkhám, đối với bệnh nhân không có chỉ định xét nghiệm, X-Quang… người bệnh được chẩn đoán và nhận toa thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.1.3. Thực hiện cận lâm sàng
- Nếu được bác sĩ chỉ định xét nghiệm bệnh nhân cần đóng tiền tại phòng thu phí (số 1, hoặc số 2). Sau đó đến các phòng chuyên môn theo yêu cầu của bác sĩ khám để xét nghiệm.
- Địa điểm các nơi xét nghiệm như sau: X-Quang, Siêu âm, CT Scan, MRI ở tầng trệt. Xét nghiệm máu: lầu 1 thuộc Khu nội trú. Đo loãng xương ở lầu 2. Thay băng, cắt chỉ, làm thủ thuật, tiểu phẫu ở tầng trệt, gần phòng cấp cứu.
- Đợi lấy giấy kết quả xét nghiệm và quay lại phòng khám ban đầu nộp sổ và chờ bác sĩ cho đơn thuốc.
3.1.4. Lấy thuốc
- Lấy đơn thuốc bác sĩ khám kê và mua thuốc ở nhà thuốc số 1 và số 3.
3.2. Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT
Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT cần mang theo thẻ BHYT và CMND bản chính. Sau đó làm theo các bước như sau.
3.2.1. Hướng dẫn – Tiếp nhận
- Đối với bệnh nhân khám bệnh lần đầu: Đến bàn bảo vệ ở cổng số 3 để lấy số thứ tự. Quay lại bàn tiếp nhận BHYT để mua sổ khám bệnh. Tiếp đó đến phòng 29 để duyệt BHYT, phân phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám.
- Đối với bệnh nhân tái khám: Lấy số thứ tự tại bàn bảo vệ, đến phòng 29 để duyệt BHYT, phân phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám.
3.2.2. Các phòng khám chuyên khoa
- Nộp sổ khám bệnh vào giỏ trước phòng khám. Ngồi chờ vào khám bệnh theo thứ tự hiển thị trên bảng điện tử.
- Sau khi bác sĩ thăm khám, đối với bệnh nhân không có chỉ định xét nghiệm, X-Quang… thì người bệnh đi nhận thuốc theo yêu cầu bác sĩ.
3.2.3. Thực hiện cận lâm sàng
- Nếu có chỉ định xét nghiệm của bác sĩ tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM thì bệnh nhân quay lại phòng 29 để duyệt BHYT. Sau đó đi xét nghiệm tại các phòng chuyên môn như hướng dẫn ở phần 3.1.3.
- Lấy kết quả xét nghiệm về nộp lại phòng đã khám trước đó. Chờ hướng dẫn của bác sĩ đi lấy thuốc.
3.2.4. Lãnh thuốc BHYT
- Quay lại phòng 29 để duyệt toa thuốc BHYT.
- Về phòng thu phí số 2 để đóng tiền phí chênh lệch. (Một số loại thuốc không được hưởng BHYT).
- Lãnh thuốc BHYT tại phòng lãnh thuốc bảo hiểm của khoa Dược nằm ở cổng số 1, đối diện nhà thuốc số 2.
- Nhận lại thẻ BHYT
3.3. Khám bệnh theo yêu cầu và theo hẹn
Với những bệnh nhân khám theo yêu cầu, theo lịch hẹn chỉ cần gọi qua tổng đài 1080. Đây là số điện thoại đặt hẹn ngày và giờ khám bệnh trực tiếp.
Hiện nay, còn rất nhiều người khi đến Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM mà chưa nắm rõ quy trình. Do đó dẫn đến các thủ tục mất thời gian, tốn công sức. Bài viết trên List.com.vn đã tổng hợp những thông tin đầy đủ nhất về lịch khám cũng như các quy trình, thủ tục của địa điểm khám chữa bệnh này. Hy vọng thông tin trên sẽ trở nên hữu ích với các bệnh nhân.
Đức Lộc