1. Cách làm mứt dừa
Đây là cách làm mứt dừa truyền thống và đơn giản nhất. Nguyên liệu như sau:
- Cùi dừa: 1kg.
- Đường trắng: 1kg.
- Vani: 1 – 2 ống nhỏ.
Cách làm
- Dừa non nạo theo vòng tròn để có sợi dừa dài.
- Rửa thật sạch dừa đã nạo. Rửa đi rửa lại nhiều lần cho tới khi dừa hết dầu, nước rửa chuyển từ màu trắng đục chứa dầu tới trắng trong không dầu là được.
- Vớt ra rổ để thật ráo nước.
- Cho đường vào trộn đều với dừa nạo rồi ướp khoảng 8 tiếng. Dùng đũa đảo đều cho đường ngấm vào dừa và tan dần. Tổng thời gian ướp khoảng 12 tiếng, sợi dừa ngấm đường có màu trắng trong.
- Dùng một chiếc chảo rộng có đáy dầy để sên dừa. 1kg dừa bạn nên sên làm 2 mẻ để dễ đảo, tránh bị cháy
- Cho dừa cùng nước đường vào chảo. Bật lửa to để sên. Tới khi thấy nước đường sôi, vặn lửa nhỏ lại, sên đều tay, liên tục
- Khi thấy nước đường can, cho vani vào, đảo đều, sên thật nhanh tay, liên tục, lửa để mức nhỏ nhất, sên cho tới khi thấy đường bám vào sợi dừa thành các hạt li ti thì tắt bếp, đổ dừa ra trải khắp mặt mâm rộng cho nguội là được.
2. Cách làm mứt dừa non
Nguyên liệu
- Khoảng 500 gram dừa non.
- Đường kính trắng: Khoảng từ 250 đến 300 gram.
- Vani: 1 hộp.
- Sữa tươi không đường: 200 ml.
Cách làm:
- Dùng dao nạo phần cùi dừa rồi tạo thành từng sợi để làm mứt.
- Rửa sạch với nước từ 2 đến 3 lần để loại bớt dầu dừa và đem ngâm trong nước sạch từ 12 đến 14 giờ.
- Cho dừa vào một nồi to, rồi tiếp tục đổ đường vào rồi chộn đều lên. Khi đó, sợi dừa sẽ chuyển thành màu trắng trong.
- Để cho chảo nóng rồi đổ hỗn hợp cùi dừa vào. Cho thêm sữa tươi hoặc vani vào để món mứt của bạn được thơm ngon hơn.
- Sợi dừa dần tách rời nhau ra và có phần trắng bám trên mặt những sợi dừa thì bạn tắt bếp đi. Đảo thêm một chút cho nguội hẳn rồi đổ ra khay lớn.
3. Cách làm mứt dừa lá dứa
Nguyên liệu
- 1kg cùi dừa.
- 500g đường trắng.
- 150g lá dứa.
Cách làm:
- Cùi dừa sơ chế như các cách làm mứt dừa khác.
- Lá dứa rửa sạch cắt cho vào máy say sinh tố với bát nước.
- Lọc hỗn hợp lấy nước cốt.
- Ướp nước dừa khoảng 2 tiếng cho dừa ngấm màu.
- Cho đường vào ướp cho đến khi đường tan hết là chúng ta có thể đem dừa đi sên.
- Cách sên được thực hiện như những cách ở trên.
4. Cách làm mứt dừa sữa ông thọ
Nguyên liệu
- Cùi dừa: 1kg.
- Đường kính trắng: 500gram.
- Sữa đặc hoặc 1 ống vani.
Cách làm
- Khi nạo dừa xong, bạn cho sợi dừa vào rửa sạch nước khoảng 2 – 3 lần cho bớt dầu.
- Rửa bằng nước ấm khoảng 50 – 60 độ C, rồi mang đi ướp đường.
- Thêm sữa đặc vào dừa, trộn đều.
- Mang dừa đi sên (xao).
- Cho thêm vani để mứt thơm hơn, dàn đều dừa và đảo liên tục.
- Khi thấy đường kết tinh nhỏ li ti bám vào sợi dừa thì khi đó đảo thật đều và tắt bếp.
5. Cách làm mứt dừa cà phê
Nguyên liệu
- 1 kg cùi dừa non.
- 400 gram đường trắng.
- 100 gram sữa đặc có đường.
- 30 gram cà phê hoà tan.
- 2 ống vani thơm.
Cách làm
- Dừa sơ chế như những cách làm mứt dừa trên.
- Tiến hành trộn dừa với đường và đổ thêm cà phê vào đó để trộn cùng. Trộn từ 10 đến 12 phút cho ngấm và đường cũng tan hết.
- Khi sợi dừa đã ngấm đường và cafe thi đem sên. Sên thấy sợi dừa gần khô ráo bạn cho thêm vani vào nữa xóc đều rồi tắt bếp.
6. Cách làm mứt dừa bằng đường thốt nốt
Nguyên liệu
- 1kg dừa non.
- 400g đường thốt nốt.
Cách làm
- Nạo sợi dừa ra, xắt miếng tùy theo sở thích.
- Rửa lại dừa thêm nhiều lần để dừa giảm bớt lượng dầu và món mứt sẽ ngon hơn.
- Bạn có thể cho dừa nào nồi và luộc cho sôi rồi vớt dừa vừa trần nước sôi ra rổ.
- Nghiền cho thật vụn đường thốt nốt rồi trộn đều với dừa. Ướp trong khoảng 4 giờ cho đường ngấm đều và tan hết.
- Cũng như những cách làm khác, cho dừa vừa ướp đường vào chảo và đặt lên bếp.
- Sên trong 2 phút với lửa to để nước đường sôi và sánh lại. Đảo đều.
- Giảm lửa cho đến khi thấy nặng tay, đường keo lại thì tắt bếp.
- Cho dừa ra khay, để dừa nguội và cho vào lọ hay túi lông. Bảo quản lạnh.
7. Những lưu ý cần nhớ
7.1. Cách làm mứt dừa không bị chảy nước
- Khi nạo sợi dừa bạn cần nạo thật mỏng để lúc rửa dầu dừa ra hết cũng như khi ướp đường thì đường sẽ ngấm nhanh hơn.
- Nên chọn dừa hơi non hoặc dừa bánh tẻ. Dừa non sẽ nhanh khô hơn do lớp dầu đã bị loại bỏ lúc rửa.
- Nếu mứt dừa bị chảy nước thì hãy sên lại, phơi nắng hay sấy lại để dừa khô hẳn.
- Khi dừa mới sên xong rất dễ bắt bụi vì thế nên để lên cao, sạch sẽ và thoáng mát.
- Nên dùng chảo to, đáy dày để sên mức. Nên rửa sạch chảo rồi hãy sên mẻ mới.
7.2. Cách bảo quản
- Khi sên xong cho ra mâm hoặc khay để dừa khô hẳn.
- Mang phơi từ 1 – 2 tiếng để dừa khô hẳn.
- Bảo quản trong túi nilon, túi zip hoặc lọ thủy tinh kín để tránh bị gió vào và gây hỏng mứt.
- Bạn nên cho thêm một ít đường xuống đáy lọ để hút ẩm, tránh làm mứt bị ướt.
- Ngoài túi nilon hay lọ thủy tinh thì có thể đựng trong khay nhưng khay phải kín gió để không bị ướt.
- Khi lấy mứt từ trong túi ra, bạn nên lấy lượng vừa phải và buộc kín túi ngay sau khi lấy.
- Nên bảo quản mứt trong tủ lạnh để mứt không chảy nước và để được lâu hơn.
7.3. Các câu hỏi thường gặp
Ăn mứt dừa có béo không?
- Nếu bạn ăn mứt dừa thường xuyên thì cũng dễ tăng cân, lượng đường trong máu tăng cao. Cần chú ý với người bị đái tháo đường, người bị tiểu đường.
- Nếu ăn mứt dừa nhiều thay bữa chính thì không cung cấp đủ đạm, vitamin và khoáng chất nên cơ thể sẽ mệt mỏi, khó chịu.
- Những người dễ tăng cân hoặc mắc một số bệnh như trên thì nên ăn hoa quả tươi như cam, bưởi, dâu, táo… không nên ăn mứt.
Mứt dừa chứa bao nhiêu calo?
- Cứ 100 gram mứt dừa chiếm tới 500 kcal, tương đương với 1 tiếng bạn chơi tennis.
Trên đây là hướng dẫn cực đơn giản về cách làm mứt dừa tại nhà. Chỉ với những bước thực hiện đơn giản, chúng ta đã có trong tay món mứt không quá ngọt, ăn dẻo và rất ngon, vừa lạ vừa hấp dẫn.Tự tay làm một mẻ mứt để cả nhà thưởng thức dịp Tết hay làm món ăn tráng miệng thật tuyệt phải không?
Chi Lê tổng hợp