Trong bài viết này chúng ta hãy cùng Chuyên mục Làm đẹp tìm hiểu về gàu, nguyên nhân gây ra gàu và các cách trị gàu hiệu quả tại nhà nhé. Chắc chắn nó sẽ rất hữu ích cho bạn và những người thân trong gia đình.
1. Gàu là gì?
- Gàu là hiện tượng rối loạn của da đầu, gây nên tình trạng đóng vảy trắng thành từng mảng hoặc lấm tấm ở trên tóc. Bất cứ ai cũng có thể bị gàu, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, những người bị gàu nhiều nhất thường là những người trong độ tuổi 20.
- Thực chất những mảng gàu chính là các tế bào da đầu chết chậm, khi bị tế bào mới thay thế sẽ bắt đầu nổi vảy và bong ra. Trường hợp bị gàu nặng có thể gây ra ửng đỏ chỗ da mới và khiến chúng ta có cảm giác khó chịu. Gàu tuy không làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ, khiến bạn khó chịu và ngại giao tiếp với mọi người.
- Thông thường khi bị gàu ở giai đoạn đầu, chúng ta không chú ý nhiều hay thậm chí không hề nhận biết ra. Vì trong giai đoạn này, gàu xuất hiện ít và chưa rơi xuống. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau, khi gàu đã xuất hiện nhiều hơn, nếu không có cách trị gàu và chăm sóc da đầu đúng cách, chúng ta có thể mắc bệnh nấm đầu rất nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây ra gàu
Có hai nguyên nhân chính gây ra gàu. Đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Việc nắm rõ nguyên nhân sinh ra gàu sẽ giúp chúng ta có cách trị gàu phù hợp.
2.1. Nguyên nhân sinh lý
- Gàu sinh lý thường được gây ra bởi sự bong tróc quá mức của lớp tế bào sừng có trên da. Sở dĩ các tế bào sừng này bong ra do nhiều lý do khác nhau, nhưng thường là lý do bên ngoài. Trong đó có thể kể đến như thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí, khói bụi, do sấy, uốn, duỗi tóc thường xuyên…
- Đôi khi nguyên nhân gây ra gàu cũng xuất phát từ việc chúng ta chăm sóc tóc không đúng cách, tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài hay sống trong điều kiện môi trường ẩm thấp,…
- Ngoài ra, gàu sinh lý sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu chúng ta có những tác động mạnh làm kích thích da đầu như chải mạnh, massage mạnh tay, gội đầu mạnh bằng móng tay,…
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh lý cũng là nguyên nhân chính gây nên gàu. Hầu hết trên da đầu chúng ta luôn tồn tại một loại vi nấm có tên là Malassezia.
- Khi thời tiết nóng bức, hay khi cơ thể bị stress hay ảnh hưởng từ dầu gội, hóa chất nhuộm tóc… sẽ kích thích da đầu chúng ta tăng tiết bã nhờn. Trong điều kiện bã nhờn, loại vi nấm này sẽ phát triển và sinh sôi mạnh mẽ hơn. Từ đó kéo sự “tấn công” dữ dội của gàu.
3. Cách trị gàu hiệu quả
Dưới đây tổng hợp 7 cách trị gàu hiệu quả và an toàn mà chúng ta có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà.
3.1. Cách trị gàu bằng dầu dừa
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu hiệu quả để điều trị gàu. Trong dầu dừa chứa nhiều axit béo. Chất này có khả năng làm mềm, ẩm và nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, với đặc tính kháng nấm, dầu dừa có thể ức chế vi nấm gây viêm da tiết bã (vi nấm Malassezia). Giúp hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho da đầu. Đặc biệt ngoài khả năng trị gàu, dầu dừa còn giúp dưỡng bóng tóc.
Có hai cách trị gàu bằng dầu dừa để các bạn tham khảo và thực hiện.
3.1.1. Massage dầu dừa trực tiếp
Cách làm như sau:
- Làm ướt tóc với nước sạch.
- Thoa dầu dừa lên vùng chân tóc.
- Massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Sau đó gội đầu như bình thường.
Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm và làm mềm tóc hiệu quả. Với những người có mái tóc khô và chẻ ngọn, có thể thoa đều dầu dừa lên đuôi tóc để khắc phục tình trạng khô xơ này.
3.1.2. Sử dụng dầu dừa với nước cốt chanh
Với những người có da đầu nhiều dầu, có thể sử dụng dầu dừa hòa chung với nước cốt chanh. Cách này làm lỏng dầu dừa và loại bỏ các dầu thừa bám ở chân tóc.
Cách làm như sau:
- Trộn dầu dừa và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1.
- Thoa hỗn hợp đó lên chân tóc và ủ khoảng 10 phút.
- Rửa sạch lại với nước và gội đầu như bình thường.
3.2. Cách trị gàu bằng chanh
Sử dụng chanh để trị gàu là một trong những cách khá phổ biến. Trong nước chanh có nồng độ axit cao có khả năng diệt khuẩn và nấm gây gàu trên da đầu (vi nấm Malassezia – nguyên nhân trực tiếp gây ra gàu). Ngoài ra axit citric trong chanh còn có tác dụng tẩy tế bào chết và giảm lượng dầu thừa trên da đầu. Bên cạnh đó còn giúp tóc có mùi thơm tự nhiên của chanh.
Cách làm như sau:
- Gội đầu với dầu gội thông thường, sau đó xả sạch tóc.
- Thoa nước cốt chanh lên vùng da đầu và massage nhẹ nhàng để loại bỏ gàu và tế bào chết.
- Ủ tóc khoảng 5 phút và rửa lại với nước sạch.
- Bạn có thể dùng dầu xả cho phần đuôi tóc để hạn chế khô xơ.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để loại bỏ gàu và giảm lượng tóc.
3.3. Cách trị gàu bằng nha đam (lô hội)
Nha đam cũng được coi là một loại dược liệu tự nhiên cung cấp dưỡng chất cho tóc, thúc đẩy tóc khỏe mạnh chống lại gàu. Chất Glycoprotein có trong nha đam giúp giảm viêm và làm dịu da đầu, giúp ngăn ngừa gàu. Ngoài ra nha đam còn giúp giảm rụng tóc bằng cách thúc đẩy dinh dưỡng mao mạch và tái sinh để giúp phục hồi tóc. Đặc biệt nha đam có tính sát trùng và chống viêm có thể bảo vệ bạn khỏi nấm men và nấm gây gàu. Đặc tính làm mát và giảm đau của lô hội cũng có thể làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu trên da đầu.
Bạn có thể tham khảo 3 công thức trị gàu bằng nha đam dưới đây:
3.3.1. Nha đam nguyên chất
Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong nha đam rất cao. Chúng giúp tăng cường các dưỡng chất phục hồi da đầu, làm chắc chân tóc, ngăn chặn đứt gãy tóc.
Cách làm như sau:
- Nha đam bỏ vỏ và giữ lại phần chất nhờn.
- Dùng chất nhờn đó thoa lên da đầu và xoa bóp nhẹ nhàng.
- Sau đó ủ tóc bằng khăn ấm và ẩm.
- Sau vài phút, gội đầu lại bằng dầu gội dịu nhẹ. (Lưu ý sử dụng dầu gội chiết xuất từ thiên nhiên).
- Thực hiện đều đặn 3 lần/ tuần.
3.3.2. Cách trị gàu bằng hỗn hợp nha đam mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn cao, tăng cường dưỡng chất giúp da đầu chắc khỏe và kích thích mọc tóc. Khi kết hợp với nha đam sẽ giúp mái tóc sạch gàu, chắc khỏe hơn nhiều.
Cách làm như sau:
- Nha đam rửa sạch, lấy phần thịt bên trong và ép thành gel.
- Trộn mật ong với gel nha đam thành hỗn hợp.
- Thoa hỗn hợp này lên tóc rồi massage nhẹ nhàng.
- Ủ khoảng 20 phút rồi gội lại sạch bằng nước.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần để nhanh chóng hết gàu.
3.3.3. Cách trị gàu bằng hỗn hợp nha đam và chanh tươi
Chanh tươi chứa axit tự nhiên dồi dào giúp diệt khuẩn cực kỳ tốt. Đồng thời tẩy tế bào chết trên da đầu hiệu quả, nên có thể giảm gàu trong thời gian sớm nhất.
Cách làm như sau:
- Lấy phần thịt bên trong nha đam và xay nhuyễn.
- Trộn đều phần thịt nha đam đã xay nhuyễn với nước cốt chanh.
- Làm ướt tóc rồi thoa đều hỗn hợp này lên tóc và da đầu Massage nhẹ nhàng khoảng 1 – 2 phút.
- Ủ khoảng 10 – 15 phút, rồi gội sạch bằng nước mát.
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để có hiệu quả tối ưu.
3.4. Cách trị gàu bằng muối
Muối trắng chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng cân bằng độ pH trên da đầu, loại bỏ dầu thừa và kháng khuẩn. Sử dụng muối trắng có thể ức chế hoạt động của vi nấm gây ra gàu, giảm ngứa ngáy và hạn chế tóc rụng. Bạn có thể tham khảo hai cách dưới đây:
3.4.1. Cách trị gàu với muối trực tiếp
Cách làm như sau:
- Làm ướt tóc với nước. Sau đó dùng 1 lượng muối vừa đủ thoa lên da đầu.
- Massage da đầu nhẹ nhàng để loại bỏ gàu và giảm bớt ngứa.
- Rửa lại với nước sạch sau khoảng 15 phút và gội đầu như bình thường.
3.4.2. Dùng hỗn hợp muối và phèn chua
Trong phèn chua có độ pH axit, có tác dụng giảm dầu thừa và điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Kết hợp phèn chua và muối giúp ngăn ngừa quá trình rụng tóc. Đồng thời hạn chế việc tiết nhiều dầu của da đầu và giảm tình trạng ngứa ngáy do nấm.
Cách làm như sau:
- Hòa tan hỗn hợp phèn chua và muối theo tỷ lệ 1:1.
- Trộn đều với dầu gội rồi sau đó gội đầu như bình thường.
- Nên sử dụng dầu xả sau khi gội đầu để hạn chế khô và xơ tóc.
3.5. Cách trị gàu bằng baking soda
Baking soda là cách trị gàu rất phổ biến hiện nay. Baking soda có giúp tẩy tế bào chết trên da đầu. Đồng thời, giúp loại bỏ da chết và kiểm soát lượng dầu nhờn tiết ra từ da đầu.
Cách làm như sau:
- Trộn một ít baking soda với vài giọt nước để tạo thành dung dịch sệt.
- Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da đầu khoảng 15-20 phút.
- Rửa sạch tóc với nước ấm.
- Thực hiện 3 lần/tuần, sau 1 tuần thì dừng hoặc 2 lần/tháng.
Lưu ý: Baking soda có độ pH rất cao, bạn không nên sử dụng để gội thường xuyên.
3.6. Cách trị gàu bằng tỏi
Tỏi là một trong những cách trị gàu tự nhiên lâu đời nhất được nhiều người sử dụng. Trong tỏi chứa các chất có tính kháng khuẩn và diệt nấm cao, dùng trị gàu rất tốt. Bạn có thể dùng tỏi băm nhuyễn massage trực tiếp với da đầu trước mỗi lần gội đầu để trị gàu. Tuy nhiên, để tránh mùi tỏi bám trên tóc, thay vì dùng tỏi tươi, các bạn có thể dùng hỗn hợp nước cốt tỏi kết hợp với mật ong. Khi kết hợp với mật ong, mùi hăng của tỏi sẽ không còn nữa. Hỗn hợp này không những nuôi dưỡng mái tóc, giảm thiểu tình trạng rụng tóc, mà còn giúp giảm thiểu tình trạng gàu cực kỳ hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Trộn hỗn hợp nước ép tỏi và mật ong theo tỉ lệ 1:3.
- Làm ướt tóc sau đó thoa hỗn hợp này lên tóc rồi massage nhẹ nhàng.
- Gội sạch lại với dầu gội dịu nhẹ.
- Thực hiện 2 lần/ tuần để mái tóc vừa sạch gàu, suôn mượt.
3.7. Cách trị gàu bằng bia
Cách trị gàu với bia được đánh giá là phương pháp đơn giản và hiệu quả cao. Bia chứa một lượng cồn nhỏ, có khả năng loại bỏ các vảy da chết, giúp ổn định độ pH và ức chế hoạt động của vi nấm. Ngoài ra trong bia còn chứa protein, sucrose, vitamin B,… có khả năng phục hồi tóc hư tổn. Đồng thời cải thiện tổn thương ở da đầu và giúp chân tóc khỏe mạnh.
Có hai cách trị gàu với bia để các bạn tham khảo như sau:
3.7.1. Bia kết hợp với lòng đỏ trứng gà
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa hàm lượng protein rất cao. Do đó có khả năng phục hồi các tóc khô và hư tổn. Hỗn hợp bia và trứng gà thích hợp những người có mái tóc yếu, mỏng và dễ gãy rụng.
Cách làm như sau:
- Đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà và cho một lượng bia vừa đủ vào.
- Kế đến thoa hỗn hợp này lên tóc và massage khoảng 10 phút.
- Rửa lại bằng nước ấm để loại bỏ mùi tanh của trứng gà.
- Gội đầu và xả tóc như bình thường.
3.7.2. Hỗn hợp bia và sữa chua
Trong thành phần của sữa chua chứa nhiều đạm, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, sữa chua có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cho nang tóc. Hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và thúc đẩy tóc phát triển trở lại. Ngoài ra, lượng axit lactic trong sữa chua còn có khả năng tẩy tế bào chế nhẹ, giảm dầu thừa. Đồng thời loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên da đầu.
Cách làm như sau:
- Trộn đều nửa hũ sữa chua không đường với 100ml bia.
- Sau đó thoa hỗn hợp lên chân tóc và xoa nhẹ nhàng.
- Rửa lại với nước và gội đầu như bình thường.
4. Những lưu ý khi áp dụng các cách trị gàu tại nhà
Các cách trị gàu tại nhà đều dùng nguyên liệu từ thiên nhiên. Vì thế khi áp dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Kiên trì thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/ tuần và đều đặn trong 2 – 3 tháng.
- Cần hạn chế rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhiều dầu mỡ và đường. Thay vào đó nên uống nhiều nước, bổ sung đạm, khoáng chất, vitamin B5,…
- Những cách trị gàu tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp rụng tóc và gàu nhẹ. Với trường hợp rụng tóc bệnh lý (trên 100 sợi/ ngày) nên phối hợp chữa trị tại nhà với việc sử dụng thuốc.
- Nên giảm thời gian làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.
- Nên đội nón hoặc che dù khi đi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím. Vì tia cực tím sẽ khiến da đầu tiết nhiều dầu, làm tăng số lượng gàu và gây khô xơ tóc.
- Nên vệ sinh vùng da đầu thường xuyên với dầu gội dịu nhẹ. Hạn chế sử dụng hóa chất và tạo áp lực lên tóc.
- Không sử dụng quá nhiều, chỉ nên thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ tuần.
- Nếu có dấu hiệu bị dị ứng hãy lập tức đi khám để chữa trị kịp thời.
Trên đây là 7 cách trị gàu an toàn tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Để đạt được kết quả tối ưu các bạn cần áp dụng chúng kiên trì và đều đặn. Tuy nhiên, trường hợp gàu xuất hiện ngày càng nhiều thì nên đến các bệnh viện để kiểm tra. Từ đó xác định nguyên nhân và cách điều trị đúng đắn .Chúc bạn thành công và luôn tự tin với mái tóc đẹp của mình.
Thảo Anh tổng hợp