Chùa Ông Núi được xây dựng vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Chùa còn được biết đến với tên gọi là Linh Phong Sơn tự tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát. Nơi đây cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

chùa Ông Núi lịch sử
Linh Phong Sơn tự tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung. Ảnh Internet

1. Chùa Ông Núi Bình Định

Lịch sử ghi lại quá trình hình thành chùa Ông Núi gắn liền với một nhà sư có tên tục là Lê Ban. Vị này đã đến phía đông của núi Bà để ở ẩn và tu tập trong một hang đá. Nhà sư đã xây dựng nên một am nhỏ lấy tên là chùa Dũng Tiền, quanh năm chỉ ở lại đây tu tập. Vị thiền sư sống hòa quyện với thiên nhiên, mặc đồ bằng vỏ cây và hái thuốc trên núi để chữa bệnh cứu người.

chùa Ông Núi
Chùa Ông Núi Chùa xinh đẹp đầy thơ mộng, hướng nhìn ra biển Đông. Ảnh Internet
  • Nhân dân quanh vùng núi Bà đều biết ơn vị tiên phong đạo cốt. Về sau gọi là Ông Núi. Người ta tìm thấy một hang động rất lớn ăn sâu vào bên trong lòng núi ở phía sườn núi phía Bắc. Đây chính là di tích tu tập của Ông Núi.
  • Chúa Nguyễn vì trong lần đến thăm vùng núi này vào năm 1973 đã ban cho Ông Núi hiệu Tịnh Giác Thiện Trì Đại lão thiện sư. Vì mến mộ tài đức của vị nhà sư, nhà vua đã cho người xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn. Chùa được vua sắc phong thành Linh Phong thiền tự. Dưới thời nhà Nguyễn, các nhà vua cũng không ngừng cho trùng tu ngôi chùa ngày càng to và đẹp hơn.
sắc phong
Chùa được vua Nguyễn sắc phong thành Linh Phong thiền tự. Ảnh Internet

Trải qua giai đoạn chiến tranh, khu vực chùa Ông Núi bị tàn phá nặng nề. Đến ngày nay chỉ còn giữ lại được cổng tam quan ở mặt phía đông và một bửu tháp. Đến năm 1990, chùa được xây mới lại với kiến trúc mái cổ lầu, lợp ngói ống. Điểm nhấn trong kiến trúc chùa chính là trên nóc chùa. Trong đó có lưỡng long tranh châu, đôi cột trước điện có hình rồng cuộn. Tổng thể ngôi chùa toát lên vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính, hài hòa với thiên nhiên.

2. Tham quan chùa Ông Núi

2.1. Đường lên chùa Ông Núi

  • Cung đường dẫn từ chân núi Bà lên đến chùa Ông đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Với độ cao hơn 100m, du khách phải đi qua những con đường đất pha cát mịn màng. Khung cảnh hai bên xanh ngát những rừng cây, khí trời thanh tịnh và trong làng. Sau đó, các bạn thử sức với hàng trăm bậc đá dẫn lên cổng chùa Linh Phong. Các bậc đá xếp ngay ngắn, uốn lượng, nhìn từ xa tựa con rồng đang cất cánh bay lên chuẩn bị chầu trời.
  • Từ trên cung đường này, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn  dãy núi Bà hùng vĩ, oai nghiêm. Cùng với đó là khung cảnh bình yên của những mái nhà nhấp nhô yên ả ở dưới chân núi. Nhìn xa hơn nữa sẽ thấy được bán đảo Phương Mai, khu kinh tế Nhơn Hội bên đầm Thị Nại. Ngoạn cảnh còn chưa thỏa thì đã đến được với cổng chùa.
chùa Ông Núi đường lên
Cung đường dẫn từ chân núi Bà đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Ảnh Internet

2.2. Hang Tổ

Hang Tổ là một địa điểm mà du khách không nên bỏ qua khi đến với nơi này. Từ phía trước Chánh điện chùa, du khách đi về hướng Tây. Sau đó đi qua một cây cầu nhỏ là đã đến được với mộ Tháp. Sau đó thăm thú hang Tổ nằm ở trên núi phía sau chùa. Đây là nơi mà ngày trước ông Núi ở và ngày ngày tu tập. Khung cảnh hang tổ khá hoang sơ với cảnh quan vách đá.

hang tổ
Hang Tổ là một địa điểm mà du khách không nên bỏ qua khi đến với nơi này. Ảnh Internet

Bên trong hang là những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau và dựng đứng. Phía bên dưới một chút là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu hơn 5m. Cái tên Dũng Tuyền mà ông Núi đặt cho hang động này cũng chính vì độ chảy của con suối. Ngắm phía ngoài Hang Tổ là những tảng đá lớn xếp chồng nhau như những mái nhà độc đáo. Bước đến phía cầu để ngắm nhìn dòng nước mát lành mà hang Tổ chảy ra. Nước chảy từ trong hang đá nên trong vắt và ngọt mát vô cùng. Du khách có thể dừng chân ở nơi này để nghỉ ngơi, thường thức dòng nước mát và lặng nghe âm thanh róc rách của núi rừng.

bên ngoài hang tổ
Phía ngoài Hang Tổ là những tảng đá lớn xếp chồng nhau như những mái nhà độc đáo. Ảnh Internet

2.3. Tượng Phật chùa Ông Núi

  • Tượng Phật ngồi ở chùa Ông Núi được khánh thành vào tháng 11/2017. Nơi đây đã được công nhận là tượng Phật Thích Ca ngồi lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Tượng Phật được xây dựng với chiều 108 m tính cả bệ tượng, đường kính chân tượng 52 m, toàn bộ đều được đúc bằng bê tông cốt thép. Công trình trọng điểm này đã biến chùa Ông Núi trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách.
  • Công trình này quả thực là tuyệt tác, Đức Phật thường đài trên tòa sen, ở lưng chừng núi. Phật ngồi ở độ cao 129 m so với mặt nước biển. Hướng mắt Phật nhìn ra biển Đông và lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán,. Còn có thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.
tượng phật ngồi
Tượng Phật Thích Ca ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh Internet

3. Lễ hội

  • Điểm hẹn quen thuộc của các tín đồ Phật Giáo và du khách gần xa chính là lễ hội Chùa Ông Núi. Lễ hội diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng giêng hằng năm theo âm lịch. Đây chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Viên Minh. Ngài là trụ trì của chùa vào thời buổi sơ khai và cũng là người góp nhiều công sức vào quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Bình Định.
  • Hằng năm lượng khách đổ về tham dự lễ hội rất đông. Người dân kháo nhau rằng đến chùa vào ngày hội sẽ cầu được ước thấy. Do đó vào dịp đầu năm, dù bận đến đâu họ cũng dành thời gian để đến đây cầu mong gia đình bình an và một năm mới nhiều phúc lộc và thịnh vượng.
lễ hội chùa núi
Hằng năm lượng khách đổ về tham dự lễ hội rất đông. Ảnh Internet

4. Lưu ý khi đi chùa Ông Núi

  • Lưu ý trước khi đến chùa, bạn nên chọn loại trang phục kín đáo, giản dị, màu sắc nhã nhặn. Tốt nhất là mặc các trang phục áo lam.
  • Hãy nhớ tháo giày dép và xếp gọn gàng trước khi vào Phật Đường và Tam Bảo.
  • Không mang nhiều đồ vật vào Tam bảo khi hành hương.
  • Không được đi cửa chính giữa vì theo quan niệm nhà Phật, cửa chính giữa là cửa dành riêng cho đức Phật và các vị Thành Mẫu, Đức Ông. Vậy nên đi vào chùa nên đi vào từ 2 bên cửa phụ.
  • Khi đến chùa cầu phúc hay dâng hương, bạn không nên đứng hoặc quỳ ở chính giữa Phật đường do vị trí chính giữa là dành cho trụ trì của chùa. Do đó, bạn hãy đứng chếch sang bên một chút để không phạm phải những điều cấm kỵ khi đi chùa.
  • Bạn chỉ được đi quanh tượng Phật khi hành lễ và phải đi theo chiều từ phải sang trái, vừa đi vừa niệm “A di đà Phật”, không được đi loanh quanh.
  • Không thắp hương, đốt vàng mã trong chùa.
  • Khi đi chùa, bạn nên giữ trật tự và tuân thủ các quy tắc trong chùa. Không chạy nhảy, không nói chuyên ầm ĩ
  • Không gây xô xát ảnh hưởng đến nơi thanh tịnh.
  • Hành động lịch thiệp, không có những hành động hay lời nói làm ảnh hưởng đến cửa Phật.
  • Không tùy tiện quay phim chụp ảnh và tạo dáng phù hợp với phong tục của nhà chùa.
chùa Ông Núi chụp ảnh
Khi chụp ảnh hãy tạo dáng phù hợp với phong tục của nhà chùa. Ảnh Internet

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm tham quan chùa Ông Núi ở Bình Định. Đây là một trong những địa điểm tâm linh nổi bật cho chuyến hành hương của du khách và mùa xuân này. Hãy lên kế hoạch đến đây vào những ngày lễ hội để có thể hòa cùng dòng người đến chiêm bái và cầu mong sức khỏe, bình an cho năm mới nhé!

Nguyễn Mai tổng hợp