1. Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ được sử dụng để chỉ bất kỳ tình trạng hoặc bệnh xảy ra trong đường tiêu hóa.
Đường tiêu hóa
Đường tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan rỗng tạo thành một đường dài liên tục từ miệng đến hậu môn của chúng ta. Các cơ quan tạo nên đường tiêu hóa của chúng ta là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn.
Hệ thống tiêu hóa
- Bao gồm đường tiêu hóa và một số cơ quan khác (gan, tuyến tụy và túi mật).
- Hệ thống tiêu hóa cho phép cơ thể để đè bẹp và hấp thụ các sản phẩm chúng ta ăn.
- Mạng lưới mạch máu rộng lớn cung cấp máu cho các cơ quan này và cũng vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
- Các dây thần kinh và hormone phối hợp với nhau để điều chỉnh hoạt động của hệ thống tiêu hóa và vi khuẩn cư trú trong đường tiêu hóa của chúng ta (được gọi là hệ thực vật đường ruột hoặc microbiome).
- Chúng kết hợp với nhau giữ vai trò đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của hệ thống tiêu hóa.
2. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
2.1. Căn bệnh này xảy ra ở lứa tuổi nào?
Bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tùy thuộc vào từng thể trạng, từng cơ địa của mỗi người khác nhau mà sẽ có tình trạng bệnh khác nhau. Hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ yếu là nguyên nhân dẫn đến việc thường xuyên bị ốm phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh và từ đó gây nên bất thường trong hệ tiêu hóa hay bệnh rối loạn tiêu hóa mà ta vẫn thường thấy.
2.2. Bé bị rối loạn tiêu hóa
- Bệnh tương tự như rối loạn tiêu hóa ở người lớn nhưng hậu quả đối với trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn.
- Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển sau này của trẻ.
- Những năm đầu đời là giai đoạn mà cơ thể của trẻ cần một lượng dinh dưỡng ổn định để phát triển nhưng khi có sự xuất hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt lượng dinh dưỡng một cách đáng kể.
- Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí não. Hệ miễn dịch từ đó bị suy giảm đáng kể và thậm chí có thể dẫn đến tử vong do tình trạng mất nước, muối.
3. Nguyên nhân
3.1. Sức đề kháng của trẻ còn yếu
- Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ so với người lớn vẫn còn rất non nớt và vô cùng yếu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào cơ thể trẻ.
- Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của căn bệnh này ở trẻ.
- Cha mẹ cũng biết rằng sữa mẹ đóng vài trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển hệ miễn dịch của bé. IgA (có nhiều trong sữa non) là một trong những globulin miễn dịch có chức năng tấn công một số vi khuẩn có hại cho cơ thể bé. Vì vậy đối với những đứa trẻ không được bú sữa mẹ do mẹ bị mất sữa, tắc sữa hay vì một lí do nào đó sẽ là một trong những tiền đề cho nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
3.2. Chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lí
- Đa phần chế độ thực đơn của trẻ bất hợp lý, ăn uống thức ăn giàu đường, đạm, chất béo.
- Trong khi đó nạp thức ăn chứa rất ít hàm lượng chất khoáng, vitamin, chất xơ. Việc này gây mất cân bằng chế độ dinh dưỡng. Không những thế còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa tăng cao.
- Ngoài ra, sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh hay không phù hợp với lứa tuổi cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Thêm nữa là việc trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển cơ thể, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, phát triển hệ tiêu hóa ở trẻ.
3.3. Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Thuốc kháng sinh luôn có mặt trong đơn thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng giống như sử dụng con dao hai lưỡi.
- Thuốc kháng sinh vừa giúp tiêu diệt, gây ức chế các vi khuẩn có hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đây là cơ hội cho các vi khuẩn có hại có cơ hội xâm nhập trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn. Từ đó gây loạn khuẩn ruột và hậu quả là dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vậy nên trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ mắc thêm chứng rối loạn tiêu hóa.
3.4. Trẻ sống trong môi trường không vệ sinh sạch sẽ
- Môi trường sống xung quanh tồn tại rất nhiều vi khuẩn có hại cho trẻ.
- Nếu cha mẹ không có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ bé đúng cách.
- Việc tiếp xúc với các đồ chơi, các vật dụng xung quanh hoặc việc không rửa tay sau khi đi vệ sinh cho trẻ hay kể cả việc tiếp xúc với quần áo bị nhiễm khuẩn của cha mẹ, người giám hộ, chăm sóc… cũng là lí do dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
4. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
4.1. Nôn trớ
- Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trẻ bị trào ngược ra khỏi cơ thể.
- Hiện tượng này xảy ra khi bé ăn quá no hoặc sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Nôn trớ sinh lý thường hết sau 1 tuổi.
- Nếu trẻ nôn trớ kèm theo đau bụng dữ dội, sốt, ho, co giật,… cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra kịp thời.
4.2. Tiêu chảy cấp
- Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, trẻ thường kém ăn, mệt mỏi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Trẻ cũng có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu.
- Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ mất rất nhiều nước. Nếu không được bổ sung đầy đủ có nguy cơ dẫn đến tử vong.
4.3. Táo bón
Táo bón là thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc trẻ khó khăn hoặc không thường xuyên trong việc đi đại tiện. Phân khô rắn, bụng cứng và đau, mót đi cầu nhưng không được. Hậu quả khiến trẻ biếng ăn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.
5. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nên giữ chế độ ăn bình thường. Hạn chế nhưng không quá kiêng cữ các món như thịt, cá, tôm, cua… để trẻ có đầy đủ dinh dưỡng và đủ sức đề kháng để chống chọi lại bệnh.
- Mẹ nên chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách, hợp vệ sinh.
- Khi có dấu hiệu tốt hơn vẫn phải chăm sóc kĩ càng. Mẹ phải chú ý về thực đơn của trẻ cho đến khi việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột trẻ hoàn chỉnh.
- Tất cả đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng nước và xà phòng. Đối với đồ bằng nhựa và dùng khăn lau sạch đối với đồ bằng gỗ. Vệ sinh đồ chơi của trẻ ít nhất là 2 lần/ tuần. Không để trẻ đưa các đồ chơi vào miệng. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Cha mẹ, anh chị, người chăm sóc, người tiếp xúc với trẻ… đều phải giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là tay.
- Không tự ý cho bé uống quá nhiều loại thuốc khi thấy bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.
6. Điều trị rối loạn tiêu hóa
Để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Các bậc cha mẹ cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để trẻ được điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất. Không nên tự ý điều trị và cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ.
7. Các biện pháp phòng ngừa
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Cho trẻ tẩy giun đúng định kì.
- Bổ sung các loại men vi sinh cho trẻ.
- Tiêm phòng cho mẹ khi mang thai bé và tiêm phòng cho bé ngay khi mới chào đời.
Cha mẹ cần trang bị kiến thức đầy đủ về căn bệnh này để giúp con trẻ lớn lên và phát triển một cách tốt nhất. Trên đây là 7 lưu ý về căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Chuyên mục Sức khỏe chúc gia đình bạn hạnh phúc và mạnh khỏe.
Hồng Ân tổng hợp