1. Trẻ bắt đầu mọc răng khi nào?

Thông thường trong giai đoạn từ 4 đến 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên. Một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn một chút khi mới chỉ 3 tháng tuổi. Quá trình mọc răng của trẻ sẽ diễn ra như sau:

  • Răng mọc đầu tiên thường là hai răng cửa dưới.
  • Tiếp đến là hai răng cửa trên rồi đến hai răng cửa bên hàm trên.
  • Sau đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới.

Trong khoảng thời gian tới, những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện và các răng nanh hàm trên mọc sau cùng. Đa phần các bé đều có 20 cái răng sữa trước 3 tuổi. Do đó, nếu bé đã 3 tuổi mà chưa có đủ răng, bạn hãy đưa con đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng của bé. Ngoài ra, việc khám sức khỏe răng miệng thường xuyên giúp nha sĩ phát hiện kịp thời những vấn đề răng miệng của bé như sâu răng, viêm lợi và các bệnh truyền nhiễm khác,…

Trong một số trường hợp hiếm, trẻ mới chào đời đã có sẵn 1 đến 2 chiếc răng (còn gọi là răng sơ sinh) hoặc mọc răng chỉ vài tuần sau sinh. Trong trường hợp nếu răng cản trở quá trình bé bú hoặc lung lay khiến bé có nguy cơ nghẹt thở, bạn nên đưa bé đi khám để được xử lý đúng cách. Nếu răng sơ sinh này không ảnh hưởng đến bé, bạn không cần lo lắng quá.

Thông thường trong giai đoạn từ 4 đến 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên
Thông thường trong giai đoạn từ 4 đến 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên. Ảnh Internet

2. Cách phân biệt trẻ bị sốt mọc răng với sốt thông thường

  • Với trẻ nhỏ, nguyên nhân gây sốt là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) và cơ chế của hệ miễn dịch cơ thể sẽ gây sốt. Nhưng khi trẻ bị sốt do hành mọc răng thì đây không phải là hiện tượng bệnh lý. Vì có trường hợp trẻ bị sốt khi mọc răng hoặc cũng có thể không sốt.
  • Nhiệt độ bình thường của cơ thể chúng ta dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. Đối với trẻ nhỏ, khi mức thân nhiệt cao hơn mức bình thường này, sẽ xảy ra hiện tượng sốt. Bạn có thể nhận biết trẻ bị sốt mọc răng qua các biểu hiện nêu ở trên, trẻ chỉ sốt nhẹ, trẻ quấy khóc nhưng nhiều lúc vẫn chơi đùa bình thường.
  • Nhưng khi thấy trẻ có thân nhiệt tăng cao hơn 39 độ C, hãy quan sát miệng trẻ không thấy răng nhú lên, kèm theo ho nhiều, giọng quấy khóc khản đặc, nấc cục, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn trớ, tiêu chảy liên tục, người mềm đi,… Đây chính là những biểu hiện của sốt bệnh hoặc có thể là trẻ bị sốt virus, viêm họng, viêm đường hô hấp,… không liên quan đến việc mọc răng. Phụ huynh cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể chúng ta dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C
Nhiệt độ bình thường của cơ thể chúng ta dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. Ảnh Internet

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt mọc răng

Dưới đây là một số dấu hiệu sẽ giúp bạn nhận biết được thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng và sốt do mọc răng.

3.1. Trẻ sốt mọc răng

Khi bước vào qua trình mọc răng, các dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Chảy nước dãi: Nhiều trẻ khi mọc răng thường chảy nước miếng và thích ngậm gì đó trong miệng.
  • Cơ thể trẻ yếu đi: Ngoài ra trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ yếu đi nên trẻ rất dễ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
  • Trẻ khó chịu: Trong giai đoạn mọc răng này trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người.
  • Nướu có thể bị sưng đỏ: Nó làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên. Trong giai đoạn này, trẻ thường cho ngón tay hoặc những đồ vật cầm nắm được vào miệng để cắn. Những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, khi nướu nứt ra sẽ có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu trứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều, ăn uống kém và có thể bị sụt cân.
  • Sốt: Khi bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to sẽ khiến nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường một chút. Nhưng sốt mọc răng thường không cao hoặc không tiêu chảy. Nếu sốt cao hơn 38°C và tiêu chảy, bé có thể đang bị một bệnh nào khác mà không phải sốt mọc răng. Do đó, hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Khi bước vào qua trình mọc răng, các dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết
Khi bước vào qua trình mọc răng, các dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết. Ảnh Internet

3.2. Các cách giúp giảm sốt mọc răng ở trẻ

Khi bé đang mọc răng và bị đau nướu, bạn có thể cho bé ngậm một vòng bằng silicon để bé nhai hoặc bạn rửa tay sạch và dùng đầu ngón tay chà nhẹ lên nướu của bé.

3.2.1. Mẹo mọc răng không sốt

Để quá trình mọc răng của bé diễn ra dễ dàng hơn, có một số mẹo mà bạn nên áp dụng đây:

  • Đeo yếm: Khi bé đang bước vào giai đoạn mọc răng và hay bị chảy nước dãi, bạn hãy lau miệng cho bé thường xuyên hơn để giữ vệ sinh và nhằm ngăn ngừa tình trạng phát ban. Nếu bé chảy nhiều dãi, bạn có thể cho con đeo yếm.
  • Dùng ngón tay của mẹ xoa dịu cơn đau của con: Khi con quấy sốt mọc răng, các mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát- xa lợi cho con.
  • Ướp lạnh khăn: Mẹ nên lấy 1 chiếc khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Nên sửu dụng vải bông mềm cho trẻ chườm hoặc gặm thoải mái giúp bé bớt cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh, mẹ cần cho chiếc khăn vào 1 hộp nhựa sạch.
  • Cho trẻ ngậm núm ti lạnh: Khi nhú răng, nướu sẽ ngứa nên trẻ rất thích ngậm đồ. Vì vậy, các mẹ nên cho con ngậm núm ti lạnh để xoa dịu khó chịu của trẻ.
  • Cho trẻ tắm bằng nước ấm: Trẻ tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ bình tĩnh và quên đi phần nào những cơn đau nức khiên bé bớt quấy khóc.
Khi bước vào qua trình mọc răng, các dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết
Khi bước vào qua trình mọc răng, các dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết. Ảnh Internet

3.2.3. Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

Bé mọc răng sẽ khiến nướu sưng lên và rất đau. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây.

  • Nếu bé đã bắt đầu ăn giặm, bạn có thể cho bé ăn các loại bánh ăn giặm để giúp thỏa mãn nhu cầu nhai, cắn của bé. Lưu ý rằng là bạn phải theo dõi khi cho bé ăn, tránh trường hợp nghẹn, hóc gây nguy hiểm cho bé.
  • Việc nướu răng sưng đau có thể khiến bé cáu kỉnh, nếu bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho uống ibuprofen hoặc acetaminophen giúp giảm đau răng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng cũng như liều lượng.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin dưới bất kỳ hình thức nào như uống hay chà lên nướu răng của trẻ. Điều này sẽ làm chậm quá trình mọc răng của bé.
  • Không dùng cồn chà xát lên nướu răng của bé.
  • Nghiêm cấm không sử dụng các loại gel hay bất kỳ loại thuốc nào để chà vào nướu của bé. Và một số loại thuốc có chứa belladonna hoặc benzocaine có thể nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
Bé mọc răng sẽ khiến nướu sưng lên và rất đau
Bé mọc răng sẽ khiến nướu sưng lên và rất đau. Ảnh Internet

4. Trẻ sốt mọc răng phải làm sao?

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trước khi bé mọc cái răng đầu tiên là rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng lâu dài của trẻ. Vậy nên bạn cần lưu ý những điều sau đây.

4.1. Dinh dưỡng cho trẻ

Khi trẻ sốt mọc răng, bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bé duy trì được sức khỏe và cân nặng. Bạn có thể tham khảo các cách sau đây.

  • Khi mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu mọc răng hay xuất hiện các biến chứng viêm lợi, thì nên cho trẻ ăn đồ mềm, nguội và ít gia vị. Đặc biệt, cho trẻ uống nhiều nước.
  • Trong giai đoạn này, mẹ nên nấu các món ăn mềm như: Cháo, canh,…để trẻ bớt phải nhai và dễ nuốt. Hãy chia nhỏ và tăng số bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều hàm lượng canxi cho trẻ như: Cá, tôm,… và các loại quả như: Cam, dâu, kiwi,.. Ngoài ra, mẹ cần cho bé uống thêm sữa hoặc nước trái cây ép để bổ sung vitamin.
  • Bạn nên nhớ rằng kẽm và selen cũng là chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung cho trẻ. Các chất này giúp trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Kẽm và selen thường có nhiều trong thịt, hải sản và rau xanh đấy.
  • Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng men vi sinh được bày bán ở các hiệu thuốc hàng ngày. Chúng giúp tăng  thêm các chủng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng rối loạn tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cơ thể, hạn chế sự ảnh hưởng do dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh dài ngày.
Khi trẻ sốt mọc răng, bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bé duy trì được sức khỏe và cân nặng
Khi trẻ sốt mọc răng, bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bé duy trì được sức khỏe. Ảnh Internet

4.2. Xây dựng thói quen khoa học

  • Mỗi ngày, bạn hãy lau sạch nướu răng của bé bằng khăn, gạc sạch, vệ sinh lưỡi hoặc chải nhẹ bằng bàn chải dành cho trẻ. Khi bé đã mọc răng, hãy chải răng cho bé 2 lần/ ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.
  • Bạn có thể xây dựng thói quen này cho trẻ bằng cách cho trẻ xem và bắt chước bạn hoặc anh chị của bé chải răng. Ngoài ra, bạn có thể cho bé xem cách chải răng trên Youtube để bé xem và bắt chước. Khi bé biết cầm bàn chải thành thạo, bạn có thể cho trẻ tự đánh răng. Sau đó, hãy chỉ cho bé cách dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng thường xuyên.
Hãy vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ sau bữa ăn
Hãy vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ sau bữa ăn. Ảnh Internet

4.3. Vệ sinh răng cho bé

Dù bộ răng sữa sẽ rụng khi trẻ khoảng 5 – 6 tuổi nhưng nếu không chăm sóc răng miệng cho con kỹ thì sâu răng sẽ khiến những chiếc răng sữa rụng trước thời hạn. Điều này vô tình để lại khoảng trống quá sớm trước khi răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó, các răng còn lại sẽ có xu hướng xích lại với nhau và nhằm lấp đầy những khoảng trống. Điều này làm cho răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn, thậm chí là mọc lệch, mọc không đúng vị trí.

  • Với các bé khoảng 3 tuổi, bạn có thể cho con đánh răng với kem đánh răng dành riêng cho trẻ. Hãy chọn kem có ít chất fluoride và chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu hoặc ít hơn cho trẻ. Đừng để trẻ nuốt kem đánh răng vì chất fluoride trong kem đánh răng có thể gây hại cho trẻ.
  • Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng của trẻ, bạn không nên cho bé uống sữa vào ban đêm. Việc trẻ uống sữa khi ngủ có thể gây sâu răng và hình thành mảng bám trên răng làm mất thẩm mỹ.
  • Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng khi bé được 1 tuổi hoặc 6 tháng sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Mục đích là sớm phát hiện các vấn đề răng miệng của trẻ và nha sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ về việc chăm sóc răng cho trẻ một cách hiệu quả.
Bạn có thể xây dựng thói quen này cho trẻ bằng cách cho trẻ xem và bắt chước bạn hoặc anh chị của bé chải răng
Xây dựng thói quen này cho trẻ bằng cách cho trẻ xem và bắt chước bạn cách chải răng. Ảnh Internet

5. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Trẻ sơ sinh mọc răng thường sẽ quấy khóc, trằn trọc, bỏ bú, bỏ ăn ít ngày… Vì thế, nếu bé sốt mọc răng hoặc có các dấu hiệu sau, hãy đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38°C.
  • Bé hơn 3 tháng tuổi và bị sốt trên 39°C.
  • Sốt kéo dài hơn 24 giờ.
  • Sốt cao có kèm tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban.
  • Ngủ li bì, lơ mơ.
  • Quấy khóc trong thời gian dài và bạn không thể dỗ được bé.
Vì thế, nếu bé sốt mọc răng hoặc có các dấu hiệu sau, hãy đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt
Nếu bé sốt mọc răng hoặc có các dấu hiệu sau, hãy đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Ảnh Internet

Sốt mọc răng là hiện tượng phổ biến ở nhiều trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Đây có thể là một khoảng thời gian khó chịu cho cả mẹ và bé vì bé sẽ quấy khóc và biếng ăn hơn. Tuy nhiên đây là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ để có phương pháp chăm sóc con hợp lý mà Chuyên mục Sức khỏe đã chia sẻ để bé có thể phát triển khỏe mạnh và có nụ cười sáng tươi.

Minh Đức tổng hợp