Thức khuya là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người. Thức khuya tìm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe cho cả con gái, con trai, mẹ bầu và cả trẻ em nữa. Dưới đây là một số tác hại của thức khuya mà bạn cần chú ý tới.
1. Tác hại của thức khuya
1.1. Suy giảm trí nhớ
Ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Khi bạn thức khuya, nhu cầu ghi nhớ thông tin tăng và giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não. Người có thói quen thức khuya sẽ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Vì vậy hãy nhớ đảm bảo cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng/ ngày. Lối sống về đêm thường mệt mỏi và không có sức sống để làm việc vào ngày hôm sau.
1.2. Suy yếu hệ miễn dịch
- Hệ thống miễn dịch thường gắn bó chặt chẽ với nhịp sinh học hay một chu kỳ thức – ngủ của cơ thể. Khung giờ từ 12h đêm đến 4 giờ sáng là thời gian cơ thể tiết ra những hoocmon cần thiết. Giúp cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho các hoocmon ấy bị thiếu hoặc bị ngưng hẳn. Vì vậy khi bạn thức quá khuya, hệ thống miễn dịch sẽ bị tác động. Dễ bị mắc các bệnh như: Cảm cúm, dị ứng,…
- Trong cơ thể người thì hạch bạch huyết là cơ quan sản sinh kháng thể. Nhằm bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và những tác nhân gây hại. Vậy nên nếu thức khuya thường xuyên sẽ khiến cơ quan này bị tổn thương, hư hại và dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng. Ngủ sau 23 giờ sẽ khiến số lượng bạch cầu suy giảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
1.3. Tác hại của thức khuya đến hệ tiêu hóa
Ban đêm trong khi ngủ, các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ tự tái tạo và hồi phục. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi, lâu ngày sẽ dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và lâu dài thì sẽ gây đến rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày và trầm trọng hơn là chuyển sang ung thu dạ dày.
1.4. Thức khuya dễ làm giảm thị giác và thính giác
- Ban đêm luôn là lúc mà đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau 1 ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya vừa giảm thời gian nghỉ ngơi của mắt vừa ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Thức đêm thường xuyên sẽ dễ dẫn đến các bệnh đau mắt như: Nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị,…
- Thính giác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều vì thói quen thức khuya. Khi không ngủ đủ giấc, bắt buộc hệ thống mạch máu sẽ phải luôn hoạt động gây ra tình trạng căng thẳng. Lúc này lượng máu sẽ không cung cấp đủ cho hệ thống ống nhĩ và tai khiến thính giác của mọi người yếu đi.
1.5. Tác hại của thức khuya đến não bộ
- Tác hại của thức khuya về lâu về dài sẽ rất ảnh hưởng đến não bộ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người hay thức đêm sẽ có ít chất trắng trong não hơn so với người có giấc ngủ khoa học.
- Chất trắng trong não là các sợi trục thần kinh có trách nhiệm truyền tải tín hiệu, giúp các vùng não bộ phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. Nếu mức độ chất trắng ít đi sẽ gây ức chế khả năng “giao tiếp” giữa các tế bào não với nhau hay giữa não với cơ thể. Bất thường về mức độ chất trắng trong não là một trong những yếu tố có liên quan đến trầm cảm và suy giảm khả năng nhận thức.
- Ngoài ra, nồng độ hormone căng thẳng cortisol ở những người thường xuyên thức khuya luôn ở ngưỡng cao. Vì vậy họ sẽ dễ bị kích động và có xu hướng chấp nhận những hành vi không lành mạnh như: Cờ bạc, lạm dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục thiếu an toàn…
1.6. Thừa cân, béo phì
- Lượng đường trong máu chúng ta thường sẽ đạt mức thấp nhất vào ban đêm và giảm dần đi. Vì vậy, khi thức khuya sẽ hay có cảm thấy đói, thèm ăn và ăn rất nhiều. Điều đáng chú ý là bạn thường thích ăn những thứ không lành mạnh – nhiều đường, nhiều tinh bột, thức ăn nhanh,…
- Không chỉ vậy, người có thói quen thức khuya cũng thường ăn uống rất thất thường. Hay bỏ bữa sáng và ăn rất nhiều vào các bữa còn lại khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn. Khi đó cơ thể sẽ phải chuyển hóa thức ăn bất thường. Dễ gây đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích và rất nhiều vấn đề về dinh dưỡng khác.
- Ngoài ra khi vào buổi tối bạn tiếp xúc quá nhiều ánh sáng nhân tạo thì quá trình trao đổi chất của cơ thể vẫn bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 và các hội chứng chuyển hóa khác như: Cao huyết áp, rối loạn mỡ máu… Nếu thức khuya nhiều và thường xuyên, bệnh có xu hướng nặng và khó kiểm soát hơn.
1.7. Mắc bệnh tim, dễ tử vong
- Thói quen thức khuya có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh tim mạch. Nếu thức muộn hơn một giờ thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên 11%. Ngoài ra việc chết sớm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc thức khuya. Với những người có thói quen thức khuya thì nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với những ai ngủ đủ giấc và dậy sớm vào buổi sáng.
- Nguy cơ kiệt sức nhanh, tăng gấp 50% nguy cơ phát bệnh tim mạch và 20% nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong. Càng thức khuya tim càng phải gắng gượng hoạt động và tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
2. Tác hại của thức khuya với phụ nữ
2.1. Tác hại của việc thức khuya với làn da
- Với phụ nữ thì làn da là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên của thói quen thức khuya. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, da sẽ sạm, tối và khô hơn bình thường. Nguyên nhân là do việc ngưng trệ quá trình thải độc khiến độc tố ứ đọng trong tế bào da và gây ra hiện tượng sạm đen.
- Khi thức khuya da của bạn sẽ không có đủ thời gian để phục hồi và sửa chữa tổn thương do tác hại của ánh nắng mặt trời và một số tác nhân khác như bụi, vi khuẩn, gió,… Hình thành nên các đốm nâu, mụn trứng cá, lỗ chân lông to và dễ xuất hiện nếp nhăn.
- Làn da sẽ nhợt nhạt, dễ nổi mụn, mắt thâm quầng,…. Nếu không được khắc phục thì hoạt động điều tiết tế bào da thất thường. Ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, xuất hiện mụn, vết thâm, hoặc hình thành sẹo rỗ, lồi hoặc lõm…
2.2. Rối loạn kinh nguyệt
- Đây là một trong những hệ quả của những người thức đêm thường xuyên. Nó làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến yên và buồng trứng. Giảm nồng độ hormone estrogen, progesterone và một số thành phần cần thiết cho quá trình chuyển hóa.
- Khi những hoocmon ấy bị mất cân bằng và rối loạn thì sẽ dẫn đến chứng: Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, mệt mỏi, đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Các chuyên gia cho rằng, khi thức khuya bạn sẽ gặp các triệu chứng bất thường như: Lượng máu kinh ít/ nhiều hơn, máu có màu nâu, đen, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi,…
- Ngoài ra hoocmon estrogen tham gia vào việc sản xuất trứng và duy trì chức năng sinh lý và ham muốn ở nữ giới. Lâu ngày sẽ dẫn đến giảm ham muốn tình dục, cơ thể uể oải, mệt mỏi và ít suy nghĩ đến chuyện chăn gối.
2.3. Tăng nguy cơ ung thư vú
Ung thu vú tăng gấp 1.5 lần ở những nữ giới có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc. Vì hoạt động này khiến mất cân bằng hormone progesterone và estrogen. Làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone melatonin ảnh hưởng đến não bộ nghỉ ngơi. Gây ra cảm giác buồn ngủ, chống lại quá trình hình thành khối u và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì giảm hormone melatonin nên nguy cơ mắc các bệnh: Ung thư vú, ung thư buồng trứng,… sẽ tăng cao.
2.4. U xơ cổ tử cung
Khi thức khuya cơ thể phụ nữ sẽ bị rối loạn nội tiết tố, dẫn đến các bệnh phụ khoa, trong đó có u xơ tử cung. Nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung cao hơn so với người có giấc ngủ ổn định. Ngoài ra bạn còn dễ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung và viêm khung xương chậu. Lượng vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều, làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Gây nên tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng và miễn dịch.
3. Tác hại của thức khuya đối với nam giới
3.1. Làm giảm chất lượng tinh trùng
Nếu nam giới thường xuyên thức khuya hay mắc chứng bệnh mất ngủ kinh niên thường có chất lượng tinh trùng yếu hơn. Sự nghỉ ngơi kém khoa học sẽ làm gia tăng kháng thể, suy giảm hormone testosterone khiến các tinh trùng khoẻ mạnh bị tiêu diệt. Số lượng tinh trùng yếu được sản sinh nhiều hơn gây ra tình trạng vô sinh hoặc hiếm muộn ở nam giới.
3.2. Rối loạn cương dương
- Khi hoocmon testosterone suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt tình dục và đời sống vợ chồng. Hiện nay, tình trạng này ngày càng có xu hướng trẻ hoá do thói quen thức khuya uống nhiều bia rượu của giới trẻ.
- Có hơn 79% nam giới rối loạn cương dương là do thiếu hụt testosterone. Sự thiếu hụt này làm cho nam giới không thể hoạt động tình dục theo ý muốn. Lượng testosterone cần là 10 – 35 nanomol/lit để đảm bảo sức khỏe tình dục. Nếu nam giới thiếu ngủ trong một tuần thì nồng độ testosterone giảm tới 15%.
3.3. Mắc bệnh về gan và thận
Gan và thận là hai cơ quan trong cơ thể có nhiệm vụ bài tiết chất độc, thanh lọc cơ thể. Hoạt động này chỉ diễn ra hiệu quả trong thời gian 23h – 3 giờ sáng. Nếu như cơ thể nam giới không nghỉ ngơi vào thời gian này, gan và thận sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ. Có thể gây ra tổn thương các tế bào của gan. Khi gan không thể lọc được các chất độc hiệu quả thì lượng chất độc của cơ thể sẽ chuyển xuống thận và tạo thêm gánh nặng cho cơ quan này.
4. Tác hại của việc thức khuya với bà bầu
- Mẹ bầu nếu ngủ muộn sẽ mất đi quá trình tạo máu tự nhiên. Điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng. Vì từ khoảng 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi để tạo máu cho cơ thể.
- Mẹ bầu ngủ muộn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân…
- Mẹ bầu ngủ trễ thì nhịp đồng hồ sinh học của đứa trẻ cũng thay đổi theo người mẹ. Tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Con sinh ra luôn tức giận, hay khóc và khó chịu. Ngoài ra nó còn gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên.
- Thức khuya sẽ gây nên tình trạng thiếu ngủ. Dễ ngủ gật khi lái xe, dễ bị kiệt sức hoặc vấp ngã khi đi lại,…
- Những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thức khuya sẽ có khả năng khó sinh, phải sinh mổ. Quá trình sinh nở diễn ra lâu hơn so với những phụ nữ được ngủ đủ giấc.
5. Trẻ em thức khuya có hại như thế nào?
- Chiều cao của trẻ có 70% phụ thuộc vào nguồn gen của cha mẹ, các yếu tố khác chiếm khoảng 30%. Giấc ngủ là một trong những tác nhân tác động rực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, như hormone giới tính và hormone tăng trưởng. Khung giờ quan trọng nhất là từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Vì vậy hãy cho trẻ đi ngủ lúc 9h tối để phát triển chiều cao.
- Khi ngủ cơ thể sản xuất ra protein cytokine giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Thúc đẩy sửa chữa và tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Hạn chế thiếu hụt cytokine, làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm lạnh.
- Trẻ không ngủ đủ giấc sẽ bị căng thẳng quá mức, mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy. Chúng sẽ có cảm thấy phấn khích, khó chịu. Lúc ấy huyết áp tăng, tốc nhịp tim và nhịp thở tăng, và gây ra bệnh tim mạch.
- Trẻ không nghỉ ngơi đủ, sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi, tập thể dục. Nếu kéo dài sẽ càng trở nên, ốm yếu, chậm lớn và bệnh tật.
Những tác hại của thức khuya này đều rất nguy hiểm. Tuy nhiên bạn có thể loại bỏ thói quen xấu đó ngay từ bây giờ. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên cải thiện chất lượng giấc ngủ ngay từ hôm nay với Chuyên mục Sức khỏe nhé.
Chi Lê tổng hợp