Những triệu chứng sốt xuất huyết sẽ xuất hiện để giúp bạn nhận biết được mình đang bị bệnh kịp thời. Tuy nhiên tùy vào người bệnh mà các dấu hiệu cũng sẽ xuất hiện nhiều, ít khác nhau. Hy vọng với bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất trong việc nhận biết bệnh sốt xuất huyết này nhé.
1. Sốt xuất huyết là gì?
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính.
- Virus gây bệnh chủ yếu là virus Dengue và có thể gây thành dịch.
- Ở nước ta, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa.
- Đối tượng bị sốt xuất huyết: Bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em.
- Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
- Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Và một điều đáng chú ý là người bệnh có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Đối với căn bệnh này, cho đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu hoặc vắc xin phòng bệnh.
2. Sốt xuất huyết có triệu chứng gì?
2.1. Triệu chứng tiêu biểu của sốt xuất huyết – Sốt cao đột ngột
- Khi bị bệnh sốt xuất huyết thì triệu chứng xuất hiện rõ rệt nhất chính là sốt cao đột ngột. Nhiệt độ có thể lên tới 38.5 đến 40 độ C sau khi nhiễm virus từ 3 đến 15 ngày.
- Trong khi đó, bệnh nhân lại cảm thấy ớn lạnh và run rẩy khắp người. Nhiều bệnh nhân còn cảm thấy ớn lạnh và run rẩy khắp người. Thậm chí một vài bệnh nhân còn có dấu hiệu co giật.
- Khi phát hiện sốt quá cao, tuyệt đối không nên cố điều trị tại nhà vì một số loại thuốc hạ sốt có thể gây các biến chứng chảy máu ở người mắc sốt xuất huyết. Thay vào đó, phải mau đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra cần xử lý hạ nhiệt cho bệnh nhân sớm nhất.
2.2. Đau nhức khắp người
Khi bị bệnh, virus sẽ gây thiếu vitamin và khoáng chất trong cơ thể. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức khắp các cơ, xương và cả khớp. Vậy nên, cần cho bệnh nhân tiếp nạp các dịch dinh dưỡng vào cơ thể. Sau khi đã được chữa khỏi bệnh, một số bệnh nhân vẫn cảm thấy đau nhức tới vài tuần sau (những người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người không ăn uống lành mạnh trong và sau khi hồi phục).
2.3. Buồn nôn và nôn mửa cũng là một trong những triệu chứng sốt xuất huyết
Ở một số ca sốt xuất huyết nặng, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn và thậm chí là nôn mửa. Nó do 2 yếu tố: Một là virus mạnh và hai là hệ miễn dịch của bệnh nhân lại yếu. Sự kết hợp của 2 yếu tố sẽ dẫn đến virus lây lan nhanh hơn và ảnh hưởng đến ống tiêu hóa. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ kéo dài vài ngày và không thường xuyên. Vì vậy, nếu triệu chứng này kéo dài với tần suất liên tục cần báo ngay với bác sĩ điều trị.
2.4. Phát ban trên da
Đối với sốt xuất huyết dạng nhẹ, trên da thường xuất hiện ban đỏ. Dấu hiệu sốt xuất huyết này thường sẽ xuất hiện 3 đến 4 ngày sau khi lên cơn sốt xuất huyết. Các vết ban đỏ sẽ tự biến mất nhưng sau đó lại đột ngột xuất hiện trở lại. Một số bệnh nhân còn xuất hiện mẩn mẩn ngứa. Nó xuất hiện trên mặt, cổ, vùng ngực, cánh tay và cả chân
2.5. Đau bụng nghiêm trọng
Đây cũng là một triệu chứng phổ biến khác của sốt xuất huyết. Cảm giác đau đớn ở thường xuất hiện ở vùng bụng phải phía trên với mức độ trải từ đau vừa đến đau dữ dội. Đặc biệt, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn nếu đi kèm với triệu chứng nôn mửa.
2.6. Đau đầu (thường đau sau hố mắt), mệt mỏi
Không chỉ bị hành hạ bởi các triệu chứng trên mà bệnh nhân còn có cảm giác đau đầu. Triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân sốt xuất huyết chính là đau đầu, đau vùng lưng dưới và đau vùng phía sau mắt. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng các loại thuốc giảm đau được kê đơn bởi bác sĩ đang điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc giảm đau. Một số thuốc có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng khác.
2.7. Triệu chứng xuất huyết nguy hiểm
- Chảy máu mũi và lợi: Sẽ có một vài bệnh nhân sốt xuất huyết còn bị chảy máu mũi và lợi. Tình trạng này thường lành tính, nhưng có thể tái diễn. Tuy nhiên vẫn không ngoại trừ một số ca hiếm, có mức độ nghiêm trọng đến mức cần truyền máu. Và với những trường hợp này cần đến gặp bác sĩ ngay.
- Đi ngoài ra máu: Sau 3 đến 5 ngày mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu và phân đen như hắc ín (tình trạng này còn được gọi là đại tiện máu đen). Nguyên nhân chủ yếu do chảy máu trong ống tiêu hóa. Hãy đến gặp bác sĩ khi thấy có những triệu chứng trên.
Biến chứng: Ngoài những triệu chứng trên, căn bệnh này còn gây ra các dấu hiệu biến chứng. Bệnh sốt xuất huyết thật sự rất nguy hiểm, có thể trở nặng và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Các mạch máu có thể bị vỡ và rò rỉ. Số lượng tiểu cầu trong máu sụt giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể liên tục nôn ra máu và trên da xuất hiện vết bầm tím (báo hiệu sự chảy máu dưới biểu bì). Với trường hợp này, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế ngay lập tức để kịp thời điều trị.
3. Hai biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết gây nên 2 biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đó là:
- Thứ nhất: Hạ tiểu cầu trong máu ngoại biên gây xuất huyết. Dễ được nhận biết và ít khi bị bỏ qua.
- Thứ hai: Biến chứng tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch có thể dẫn đến sốc. Bệnh nhân khó nhận biết thậm chí đến giai đoạn sốc mới tự phát hiện ra.
Giai đoạn nguy hiểm của căn bệnh này
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể chỉ còn sốt nhẹ. Vì vậy, nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi. Việc này cực kỳ nguy hiểm, gây cản trở đến quá trình điều trị. Người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu và nhận biết để thuận tiện cho quá trình điều trị.
Dịch sốt xuất huyết đang hoành hành khiến bao người cực nhọc với nó vì đôi khi bạn bỏ qua những triệu chứng báo hiệu bệnh này. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Chuyên mục Sức khỏe chúc bạn luôn mạnh khỏe để vui sống nhé!
Hồng Ân tổng hợp