Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Nó là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm do đặc tính lặng lẽ và khó phát hiện. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu xem loại vi khuẩn đó là gì? Nguyên nhân? Nó có lây không? Cách điều trị hay là cách phòng ngừa hiệu quả ở nội dung dưới đây.
1. Vi khuẩn Hp là gì?
- Vi khuẩn Hp có tên gọi là Helicobacter Pylori. Nó là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Loại vi khuẩn này thường tồn tại trong dạ dày, bởi ở môi trường acid đó thì vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
- Vi khuẩn này có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.
Đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, khoảng 50% dân số trên thế giới. Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất.’ - Ở môi trường không khí thì vi khuẩn Hp vẫn được cung cấp dưỡng chất để sinh tồn nhưng vẫn không đủ để chúng phát triển và duy trì. Vì vậy chúng chỉ có thể sống trong khoảng 60 phút đến 4h. Còn ở môi trường nước thì vi khuẩn ở dạng coccoid có thể tồn tại đến 1 năm nhưng sẽ chết đi khi đun ở 100 độ C.
2. Nguyên nhân
- Qua đường miệng: Vi khuẩn Hp có thể lây từ người này sang người khác bằng các hành động tiếp xúc. Chẳng hạn như: Nước bọt, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, ly uống nước, chén bát,… Ngoài ra, hôn nhau cũng là nguyên nhân giúp vi khuẩn tăng nhiễm bằng cách lây từ miệng người này sang người khác.
- Vệ sinh không sạch sẽ: Vi khuẩn có thể chuyển hóa theo đường phân vào miệng. Nó có thể lây nhiễm gián tiếp qua tay. Nếu bạn không vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, chúng sẽ vào dạ dày bằng cách bám vào thức ăn khi sử dụng tay để cầm.
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Có thể nhiễm qua những thực phẩm ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm bán ngoài vỉa hè, đồ ăn vặt,… thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy khi ăn thường xuyên sẽ khiến dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn Hp tấn công. Ngoài ra nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng là một nguyên nhân.
- Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,…
3. Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Hp
Thường những người bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ không có triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên cũng sẽ có xuất hiện một vài triệu chứng như:
- Đau bụng, nhất là khi dạ dày bị trống rỗng vào ban đêm hoặc vài giờ sau khi ăn.
- Đau âm ỉ lúc đầu và sau đó đau quặn thắt, dữ dội. Có thể kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ, thường đến rồi đi sau đó vài ngày.
- Nôn và buồn nôn, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân hay sốt đi kèm ợ hơi, nóng,…
- Khó nuốt, máu trong phân.
Một vài biến chứng phức tạp:
- Chảy máu trong: Khi vết loét dạ dày hình thành sâu và bị phá hủy. Mạch máu tại đường tiêu hóa bị tổn thương, dẫn đến chảy máu trong. Nếu bệnh nặng có thể gây mất máu, suy tim,… thậm chí là tử vong.
- Viêm phúc mạc: Nhiễm trùng tại lớp lót khoang bụng hoặc nhiễm trùng phúc mạc.
- Thủng dạ dày: Nếu không được điều trị kịp thời thì các vết loét dạ dày có thể hình thành sâu và gây thủng dạ dày.
- Tắc nghẽn: Khi các khối u loét phát triển sẽ hình thành các mô sẹo, làm cản trở thức ăn xuống dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Nếu để tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây nên ung thư dạ dày.
4. Chuẩn đoán vi khuẩn Hp
Bạn có thể được chẩn đoán qua một số thủ thuật và xét nghiệm sau:
- Kiểm tra hơi thở: Người bệnh sẽ được nuốt một chế phẩm có chứa hoạt chất ure. Nếu bạn bị nhiễm Hp thì chúng sẽ giải phóng ra một lượng enzyme để phá vỡ sự kết hợp này. Các hợp chất carbon dioxide cũng sẽ được giải phóng. Từ đó nhờ các thiết bị y tế để phát hiện.
- Kiểm tra phân: Phân của bạn sẽ đem đi nhuộm và tiến hành phân tích làm phản ứng hoặc soi dưới kính hiển vi. Lưu ý là khi thực hiện việc kiểm tra này, người bệnh buộc phải ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc bơm proton (PPI) trong một thời gian.
- Nội soi: Dùng thiết bị có chèn một dụng cụ dài và mỏng, đầu có gắn thiết bị ghi hình. Từ hình ảnh thu được sẽ đưa ra các chuẩn đoán.
- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp dễ dàng nhất. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu nhỏ từ cánh tay hoặc bàn tay. Từ mẫu máu đó, phòng thí nghiệm để phân tích và tìm kiếm kháng thể chống lại vi khuẩn Hp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hữu ích với những người lần đầu tiên điều trị vi khuẩn Hp.
5. Cách điều trị vi khuẩn Hp
5.1. Các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày
5.1.1. Thuốc kháng sinh
- Kháng sinh Amoxicillin: Là thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Giúp ngăn chặn và ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn Hp gây hại trong dạ dày. Tuy nhiên sẽ không được sử dụng cho những người đang bị cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Bác sĩ sẽ kết hợp kháng sinh Amoxicillin với một số lại kháng sinh khác để điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra và hạn chế tình trạng lở loét tái phát.
- Kháng sinh Clarithromycin: Thuộc nhóm macrolid, hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn.
- Metronidazol (Tinidazol): Thường được sử dụng để tiêu diệt nhóm vi khuẩn kỵ khí, trong đó có vi khuẩn Hp dạ dày. Có thể kết hợp với nhiều loại kháng sinh khác để nâng cao hiệu quả chữa trị viêm dạ dày.
5.1.2. Các loại thuốc khác
- Levefloxacin: Thuốc kháng khuẩn tổng hợp có thể uống hoặc truyền qua tĩnh mạch. Có công dụng loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày và cả những khuẩn như: Khuẩn đường chuẩn có biến chứng, viêm xoang cấp,…
- Bismuth subcitrate: Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính hay hội chứng khó tiêu không loét,… Có tác dụng bao bọc lớp niêm mạc dạ dày, tạo thành một màn chất nhầy bảo vệ niêm mạc khỏi sự tác động của hiệu ứng ăn mòn do acid gây ra.
- Thuốc ức chế acid dạ dày như: Meprazole (Điều tiết, làm giảm acid dịch vị tiết ra trong dạ dày), Rapeprazole (có tác dụng mạnh gấp 2 – 20 lần so với Meprazole, giúp kiểm soát acid dịch vị nhanh chóng) và Pantoprazole (Làm liền sẹo nhanh chóng và giúp giảm nhanh acid dịch vị dạ dày, ít gây tác dụng phụ).
5.2. Phác đồ điều trị
Từ những thông tin của bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị vi khuẩn Hp phù hợp. Đây là loại vi khuẩn khó loại trừ khoải dạ dày vì nó có khả nắng chống lại các kháng sinh thường thường. Vì vậy cần sự phối hợp nhiều kháng sinh cho cùng với PPI hoặc các hợp chất chứa bismut để loại trừ vi khuẩn. Bismuth và PPIs sẽ có tác dụng chống H. pylori. Ví dụ như:
- Một PPI, amoxicillin (Amoxil) và clarithromycin (Biaxin).
- Một PPI, metronidazole (Flagyl), tetracycline và subsalicylat bismuth (Pepton-Bismol, Bismuth).
Sự kết hợp này có thể chữa từ 70% đến 90% số trường hợp nhiễm trùng. Có những trường hợp sẽ bị kháng thuốc như: Bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm với clarithromycin hoặc những kháng sinh macrolide hóa học khác hay bệnh nhân đã từng dùng metronidazole trước đó. Từ đó sẽ có những phác đồ chữa bệnh như:
- Liều chuẩn của thuốc * PPI (thuốc ức chế bơm proton) * (esomeprazole là * qd), clarithromycin 500 mg bid, amoxicillin1.000 mg bid for 10-14 ngày.
- Tiêu chuẩn PPI liều chuẩn, clarithromycin 500 mg bid metronidazole 500 mg bid for 10 – 14 ngày.
- Bismuth subsalicylate 525 mg metronidazole poqid 250 mg * po * qid, tetracycline 500 mg poqid, ranitidine 150 mg pobid hoặc liều chuẩn PPI qd để đặt giá thầu trong 10 – 14 ngày.
- PPI + amoxicillin 1 g, trong 5 ngày, tiếp theo là PPI, clarithromycin 500 mg, tinidazole 500 mg trong 5 ngày (chủ yếu dùng ở các nước khác).
5.3. Điều trị Hp dạ dày bằng phương pháp tự nhiên
- Trà xanh: Một công dụng khác của trà xanh đó là ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Khi đó tiêu thụ trà xanh có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc dạ dày nếu nuốt phải trước khi tiếp xúc với nhiễm Helicobacter. Các chất tự nhiên trong trà xanh sẽ phòng ngừa và hỗ trợ việc điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Đặc biệt là gallate epigallocatechin giúp kháng khuẩn mạnh mẽ và còn giúp chống oxy hóa, chống vi rút, chống táo bón và chống ung thư.
- Sử dụng tỏi: Đây là thực phẩm chống viêm tự nhiên và có tính chất kháng sinh. Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín hoặc tươi để tiêu diệt vi khuẩn. Người nhiễm vi khuẩn Hp tiêu thụ hai tép tỏi tươi vào bữa trưa và bữa tối sẽ làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày. Bạn cũng có thể dùng 15g tỏi đã bóc vỏ, đập dập và cho vào cùng 100ml mật ong ngâm chung. Ngâm khoảng 3 tuần là có thể sử dụng.
5.4. Bị nhiễm vi khuẩn Hp nên ăn gì?
Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và có lợi cho dạ dày. Có thể ăn các món luộc, om, hấp hay thức ăn dạng lỏng như: Súp, cháo,…
5.4.1. Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp
- Thực phẩm chứa probiotic: Đây là hệ vi sinh có lợi giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hại, giúp hệ đường ruột khỏe mạnh hơn. Bạn nên bổ sung sữa chua và các sản phẩm lên men tự nhiên như măng tây, súp miso, bắp cải,…
- Mật ong: Có tính kháng khuẩn, sát khuẩn và chứa hợp chất hydrogen peroxide tự nhiiene. Gây ức chế vi khuẩn Hp dạ dày và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng mật ong manuka để cải thiện tình trạng bệnh.
- Nước ép việt quất: Trong quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa Flavonoid, là chất kháng khuẩn có khả năng loại bỏ và ức chế vi khuẩn Hp. Bạn chỉ cần uống nước ép việt quất mỗi ngày với liều lượng vừa phải 250ml.
- Tinh chất nghệ: Có khả năng kìm chế sự phát triển của vi khuẩn Hp. Giúp ngăn chặn hoạt chất shikimate đây là một chất giúp vi khuẩn Hp sản sinh và trao đổi chất, từ đó chặn sự sinh sản của vi khuẩn.
- Bông cải xanh và bắp cải: Chứa nhiều chất isothiocyanate gọi là sulforaphane giúp tiêu diệt vi khuẩn.
- Món ăn từ gạo nếp, bột sắn: Làm cho lượng axit trong dạ dày giảm dần, hạn chế những tổn thương do axit gây ra.
5.4.2. Không nên ăn
- Carbohydrates (Carbs): Chứa trong các loại thực phẩm như: Bánh mì, mì ống, nước ngọt và những thực phẩm khác. Đây đều là những thực phẩm cần thiết của nhiều người nhưng cũng rất cần thiết đối với vi khuẩn Hp. Từ những chất này nó sẽ phát triển hơn nên bạn cần giảm thiểu các thực phẩm đó.
- Thực phẩm cay: Gây kích thích dạ dày ngay cả khi dạ dày đang khoẻ mạnh không bị tổn thương. Khi bị nhiễm vi khuẩn, nó kích thích dạ dày ăn nhiều sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Cafein: Kích thích trực tiếp tới niêm mạc dạ dày, lớp nhầy mà vi khuẩn HP đang tấn công. Vì thế cần tránh uống cà phê hay các loại nước giải khát.
- Thực phẩm ngâm: Thường có nhiều muối và giấm, 2 thành phần kết hợp thường dễ kích thích dạ dày. Từ đó tình trạng vết loét càng trở nên nặng hơn.
- Thực phẩm và đồ uống có tính axit: Làm tăng axit trong dạ dày và khiến cho tình trạng tổn thương của dạ dày do vi khuẩn HP nặng hơn. Vì vậy nên tránh các loại trái cây họ cam quýt, cà phê, cà chua,…
- Thực phẩm có tính mát, hàn như: ốc, sò, nghêu,…
- Các thực phẩm khác cần tránh: Rượu, bia, các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, đồ chiên, các chế phẩm từ sữa, thuốc lá, …
6. Cách phòng lây nhiễm vi khuẩn Hp
6.1. Rửa tay đúng cách
Rửa tay là cách phòng nhiễm vi khuẩn Hp cũng như một số loại vi khuẩn, virus gây hại khác. Hãy tập thói quen rửa tay đúng cách như sau:
- Rửa tay thật kỹ.
- Rửa tay bằng nước ấm.
- Dùng xà bông hoặc nước rửa tay và thoa lên khoảng 20 giây. Cần phải rửa sạch ở giữa các ngón tay và dưới móng tay và cổ tay đây là nơi vi trùng vi khuẩn ẩn nấp.
- Rửa sạch và lau khô cũng bằng khăn sạch.
- Rửa tay trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra còn phải rửa tay khi: Nấu ăn, sau khi dọn dẹp, chạm vào động vật, chăm sóc hay thăm người ốm, sau khi hỉ mũi, sau khi đi bên ngoài,…
6.2. Những cách phòng ngừa khác
- Giảm hoặc ngừng uống rượu và bỏ thuốc lá.
- Sử dụng acetaminophen (Tylenol và những người khác) thay vì NSAID.
- Tránh uống cà phê.
- Kiểm tra các triệu chứng nhiễm H. pylori sau xạ trị.
- Tránh hoặc giảm căng thẳng.
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chế biến đảm bảo vệ sinh.
- Ăn chín uống sôi.
- Hạn chế sử dụng thuốc tây y, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh.
- Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết bệnh.
7. Những hiểu biết sai về vi khuẩn Hp
- Sự có mặt của vi khuẩn Hp là có hại?
Có một số trường hợp loại vi khuẩn này tồn tại nhưng không gây hại gì. Đôi khi nó sẽ trở thành vi khuẩn công sinh và có lợi cho cơ thể người bệnh. Chúng có thể làm giảm nhiễm trùng đường ruột, triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và những bệnh dị ứng.
- Ai nhiễm vi khuẩn Hp cũng bị ung thư dạ dày?
Không phải ai khi nhiễm vi khuẩn này cũng bị ung thư dạ dày đâu. Bởi có hơn 200 loại vi khuẩn Hp khác nhau và chỉ có loại mang gen CagA mới là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy đừng vội kết luận mà hãy tiến hành xét nghiệm để biết được chúng thuộc loại nào.
Vi khuẩn Hp thực sự rất nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn hãy giữ cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh và sạch sẽ để có thể phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn. Hãy tham khảo những nội dung này thật kỹ vì chỉ khi hiểu đúng bạn mới có thể chống chọi với loại vi khuẩn này cách hiệu quả. Chăm sóc sức khỏe của mình và cả gia đình mỗi ngày với những bài viết hữu ích của Chuyên mục Sức khỏe bạn nhé.
Chi Lê tổng hợp