1. Viêm mũi dị ứng
Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên lại gây nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Viêm mũi xảy ra khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,… và hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Kết hợp với kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh.
Viêm mũi dị ứng được phân chia thành:
- Viêm mũi dị ứng mùa xuân: Vào mùa này, khí hậu có tính nóng ẩm, ấm áp. Đây cũng là thời điểm cây cối đâm chồi nẩy lộc, ra hoa,… lẫn vào không khí. Khi đó mọi người sẽ hít phải, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra các histamin, gây ra các triệu chứng nói trên.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm, không theo mùa: Các kháng nguyên rất đa dạng như: Bụi nhà, hơi, khí cống rãnh, nước thải, sống trong môi trường bị ô nhiễm…
- Viêm mũi dị ứng theo nghề nghiệp: Tác nhân là các sợi bông, lông, len, dạ, khí SO2, FeO, khí gas…
2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Triệu chứng xảy ra do mũi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Các yếu tố gây dị ứng thường gặp là:
- Dị nguyên đường thở: Một số yếu tố như phấn hoa, cỏ khô thường xuất hiện vào một số thời điểm trong năm như mùa hè và mùa thu, gây viêm mũi dị ứng theo mùa. Những bệnh nhân dị ứng với tác nhân khác như mạt bụi, bọ ve có thể bị dị ứng quanh năm.
- Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm độ ẩm không khí, áp suất và nhiệt độ cũng biến đổi. Khi đó niêm mạc mũi không kịp thích nghi sẽ gây ra viêm mũi dị ứng thời tiết cấp hoặc mãn tính. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh ở trẻ em và những đối tượng có sức đề kháng yếu.
- Thuốc: Nhiều người có thể mắc bệnh do dị ứng với một số loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi…
- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Kích hoạt viêm mũi dị ứng như: Động vật có vỏ, hải sản, trứng, socola…
- Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Cấu trúc mũi dị thường: Cấu trúc mũi không bình thường như mũi vẹo, lệch vách ngăn, mào vách ngăn… sẽ gây viêm mũi dị ứng ở trẻ từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành.
3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị tiến hành sớm hơn, khi bệnh còn dễ điều trị. Những dấu hiệu bệnh điển hình giúp nhận diện căn bệnh này là:
- Hắt hơi: Hắt hơi nhiều và liên tục là triệu chứng thường gặp sau khi mũi tiếp xúc với dị nguyên.
- Ngứa mũi: Mũi thường xuyên khó chịu, có cảm giác ngứa ngáy, muốn dụi mũi. Cảm giác ngứa có thể xuất hiện ở các vị trí khác như mắt, cổ họng, da…
- Nghẹt mũi: Niêm mạc mũi bị tổn thương, phù nề và xuất tiết nhiều. Do đó mũi thường trong tình trạng bị nghẹt, gây khó thở, cản trở lưu thông khí.
- Đau đầu: Bệnh nhân bị thiếu oxy do nước mũi chảy ra nhiều. Khi đó sẽ tạo ra áp lực trong xoang mũi, gây đau đầu, ù tai, chóng mặt.
Triệu chứng khác: Phát ban, chảy nước mắt, viêm họng, ho, người mệt mỏi…
Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn đối với viêm cấp tính. Bệnh nhân mãn tính có thể phải chịu đựng triệu chứng trong thời gian dài, từ năm này qua năm khác. Nếu không được điều trị hợp lý, bệnh không chỉ dai dẳng mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang
Triệu chứng viêm mũi dị ứng dù dễ nhận biết nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang. Do vậy, người bệnh cần xác định chính xác bệnh tình, tránh nhầm lẫn hai bệnh với nhau từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Cụ thể:
- Viêm xoang: Là bệnh do virus, vi khuẩn, nấm… gây tổn thương niêm mạc xoang thì viêm mũi dị ứng là sự phản ứng của hệ miễn dịch của mũi xoang với các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, thời tiết, háo chất, phấn hoa,… Các tác nhân này có thể xâm nhập qua đường thở, đường ăn uống, hay qua da.
- Viêm mũi dị ứng: Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Cùng một tác nhân gây bệnh, có người mắc bệnh nhưng có người không. Trong khi đó, viêm xoang không phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa người bệnh. Thường phát bệnh theo từng cơn, tùy thuộc vào thời điểm tác động của tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn bệnh, có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường. Trong khi đó, bệnh nhân viêm xoang nếu chưa được chữa dứt điểm, phải chịu đựng các triệu chứng bệnh trong suốt thời gian này. Bệnh viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện hàng tuần, hàng tháng, hàng năm,… Viêm mũi dị ứng có tính di truyền trong khi viêm xoang không có tính di truyền. Nếu viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn tới bệnh viêm xoang.
5. Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh tự miễn, xuất hiện phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Do vậy bệnh tự phát không lây lan từ người sang người. Mặc dù bệnh không lây nhưng không có nghĩa là bệnh không nguy hiểm. Nếu không chữa trị hợp tốt, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng khó chịu của bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh có thể bị ngủ ngáy.
- Rối loạn khứu giác: Viêm mũi dị ứng mãn tính sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng khứu giác, tổn thương nghiêm trọng niêm mạc mũi xoang.
- Biến chứng đường hô hấp: Viêm xoang, viêm tai giữa, thúc đẩy hoặc làm nặng thêm bệnh hen suyễn.
- Những biến chứng này làm suy giảm sức khỏe và khó chữa trị. Do vậy ngoài dấu hiệu bất thường, người bệnh còn phải đương đầu với những triệu chứng khó chịu của các vấn đề mãn tính. Về lâu dài, bệnh nhân dễ gặp các biến chứng nguy hiểm hơn như thấp tim, suy thận, viêm nhiễm – áp xe tại các cơ quan hô hấp.
Vì vậy người bệnh nên chủ động đi khám và lắng nghe tư vấn của các bác sĩ, thầy thuốc. Thông qua kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
6. Chữa viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh dai dẳng, khó chữa trị nhưng nếu điều trị sớm và nghiêm túc thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để chữa bệnh, Biện pháp điều trị tại nhà, chữa bệnh theo Tây y, sử dụng thuốc Đông y. Hãy cùng tìm hiểu rõ các phương pháp này để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
6.1. Thuốc trị viêm mũi dị ứng
Sử dụng Tây y trong điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính cũng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi phương pháp này giảm nhanh các triệu chứng, giúp người bệnh thoải mái ngay sau khi sử dụng. Tây y điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu sử dụng các loại thuốc đặc trị, ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp phẫu thuật trong một số trường hợp nhất định.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn giải phóng histamin quá mức, nhờ vậy giảm triệu chứng khó chịu. Các dạng thuốc được kê đơn có thể là thuốc uống hoặc thuốc xịt.
- Thuốc thông mũi: Thuốc này có các dạng phổ biến là thuốc xịt, thuốc nhỏ, thuốc phụt, có tác dụng chống nghẹt mũi. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
- Corticoid: Thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân viêm nặng nhằm giảm viêm nhiễm trong thời gian ngắn. Thuốc này không được sử dụng tùy tiện với trẻ em và phụ nữ khi mang thai.
Ưu điểm & Hạn chế
- Ưu điểm: Thuốc tác động trực tiếp vào giải quyết các triệu chứng bệnh.
- Hạn chế: Thuốc điều trị triệu chứng nhưng không ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tim đập nhanh, tăng huyết áp, suy thận, chóng mặt, dị ứng… Dùng thuốc trong thời gian dài, cơ thể dễ bị nhờn thuốc. Đồng thời thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và thai nhi.
6.2. Liệu pháp miễn dịch
Cách này được áp dụng để chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hoặc viêm nặng khi đã phát hiện dị nguyên gây dị ứng. Người bệnh sẽ được tiêm liều tăng dần dị nguyên vào cơ thể hoặc đặt thuốc dưới lưỡi. Mục tiêu của phương pháp là giúp cơ thể thích nghi dần với dị nguyên.
Ưu điểm & Hạn chế
- Ưu điểm: Hiệu quả điều trị rất khả quan, 60 – 80% bệnh nhân khỏi bệnh.
- Hạn chế: Phương pháp này có thể gây tác dụng phụ như ngứa tai, rát họng, ngứa miệng, ngứa lưỡi do đặt thuốc dưới lưỡi hoặc sốc phản vệ. Hiệu quả điều trị cao nhưng người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Thời gian chữa trị có thể từ 3 – 5 năm hoặc lâu hơn.
6.3. Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Nhiều bệnh nhân thường lựa chọn chữa viêm mũi dị ứng tại nhà theo các mẹo dân gian. Những mẹo được áp dụng phổ biến hiện nay là:
- Sử dụng nước muối: Rửa mũi hằng ngày bằng nước muối loãng là cách chữa đơn giản được nhiều người áp dụng. Nước muối giúp sát khuẩn, loại bỏ dị nguyên, bụi bẩn và dịch nhầy. Nhờ đó, mũi thông thoáng hơn, bớt viêm nhiễm.
- Chữa bệnh bằng lá cây: Bệnh nhân có thể sử dụng các loại lá như lá lốt, cây ngũ sắc đem giã lấy nước cốt thoa vào hốc mũi. Ngoài ra dân gian thường sử dụng các loại cây như cỏ giao, cứt lợn tía, hương nhu, bạc hà… để nấu nước xông hơi mũi.
- Chữa bệnh với tỏi: Tỏi có chứa nhiều allicin giúp kháng khuẩn, kháng virus và nấm hiệu quả. Nhiều người thường sử dụng tỏi ăn sống, bổ sung vào món ăn để tăng cường kháng sinh tự nhiên cho cơ thể. Cách dùng rất đơn giản, người bệnh có thể trộn nước ép tỏi với mật ong theo tỉ lệ bằng nhau rồi thoa vào mũi.
Ưu điểm & Hạn chế
- Ưu điểm: Các mẹo dân gian giúp làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Nguyên liệu sử dụng trong các mẹo trên đều gần gũi với tự nhiên, an toàn, lành tính và giúp tiết kiệm chi phí.
- Hạn chế: Các mẹo dân gian không giúp chữa trị bệnh triệt để. Nếu lạm dụng hoặc áp dụng không khoa học, viêm mũi dị ứng sẽ trở nên trầm trọng hơn, dễ biến chứng nguy hiểm.
6.4. Điều trị theo Đông y
Theo quan điểm của Đông y, viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt khiến phế và vệ khí hư. Do vậy, cơ chế điều trị của phương pháp này cũng hoàn toàn khác so với Tây y. Thay vì đẩy lùi triệu chứng bệnh, Đông y tập trung đi sâu vào căn nguyên gây ra bệnh bằng các thảo dược tự nhiên đồng thời nâng cao thể trạng, bồi bổ tạng phủ từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng mãn tính tác động vào triệu chứng và loại bỏ căn nguyên gây bệnh:
- Khu phong, thanh nhiệt, tán hàn, giải độc, loại bỏ tà khí.
- Tiêu viêm, làm lành và phục hồi chức năng niêm mạc mũi.
- Bồi bổ khí huyết, điều chỉnh công năng ngũ tạng
- Bổ gan thận, nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tái phát.
Ưu điểm & Hạn chế
- Ưu điểm: Thuốc Đông y có thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài. Thuốc giải quyết bệnh từ căn nguyên nên ngăn ngừa khả năng tái phát. Đồng thời, các bài thuốc còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nhờ đó hạn chế những nguy cơ về sức khỏe cho người bệnh.
- Hạn chế: Thuốc phát huy công dụng từ từ, vì vậy người bệnh cần nhiều thời gian và sự kiên trì khi khi sử dụng thuốc.
7. Cách phòng bệnh
- Tránh xa những tác nhân dị ứng đã biết.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng mũi và họng.
- Điều trị triệt để các bệnh đường hô hấp nếu mắc phải.
- Nên tham khảo bác sĩ chuyên môn những loại thuốc dự phòng trước thời điểm bệnh thường xảy ra bất ngờ.
- Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.
- Định kỳ thay giặt chăn, ga, gối, nệm, kể cả vải bọc ghế, bọc nệm, nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho một số ký sinh trùng.
- Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh để xảy ra ẩm ướt, không cho nấm mốc phát triển.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày ít nhất 2 lần, nhất là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, nếu có thể, nên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
- Cai thuốc lá, thuốc lào.
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu thêm về triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Do vậy, người bệnh cần sớm có biện pháp chữa trị, tránh để bệnh nặng, chuyển sang các biến chứng phức tạp. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt với Chuyên mục Sức khỏe nhé.
Tuyến Đinh tổng hợp