1. Bạch cầu là gì?
- Bạch cầu hay tế bào máu trắng (bạch huyết cầu) còn được gọi là tế bào miễn dịch. Đây là một thành phần của máu, có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương.
- Bạch cầu có chức năng như một tấm lá chắn giúp cơ thể chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Là một phần của hệ miễn dịch.
- Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu được xem là bình thường khi có giá trị dao động từ 4.0 đến 10.0G/L.
- Bạch cầu hạt trung tính chiếm số lượng nhiều nhất (40% – 70%) trong tổng số bạch cầu cơ thể các loại động vật có vú.
- Màu sắc: Trong suốt.
- Kích thước: Khá lớn, có nhân.
- Vị trí: Chủ yếu có trong máu. Tuy nhiên, chúng cũng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác.
2. Bạch cầu được phân thành bao nhiêu loại?
- Tế bào bạch cầu được chia thành 5 loại: BC trung tính, BC limphô, BC mono, BC đa múi ưa axit, BC đa múi ưa kiềm.
- Tuy nhiên, bạch cầu thường được phân thành 3 loại chính.
2.1. Bạch cầu hạt (granulocyte)
- Nó được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất.
- 3 loại bạch cầu hạt: BC trung tính (neutrophil), BC ái kiềm (basophil) và BC ái toan (eosinophil).
- Nhân của bạch cầu hạt thường được phân thành nhiều múi khác nhau và có từ 1 – 5 múi.
2.2. Tế bào lympho (lymphocyte)
- Hay còn được gọi là bạch huyết bào. Là một loại tế bào chuyên biệt trong hệ miễn dịch của động vật có xương sống.
- Lymphocyte trong máu gồm 3 loại: Tế bào NK, tế bào B và tế bào T.
- Tế bào lympho T đóng vai trò trung tâm trong miễn dịch qua trung tâm tế bào. Gồm tế bào T giúp đỡ (kích thích sự phát triển và biệt hóa tế bào B, hoạt hóa đại thực bào) và tế bào T gây độc (giết tế bào nhiễm virus, thái ghép dị loài).
- Tế bào B sản xuất ra các kháng thể, ngăn chặn nhiễm trùng và loại bỏ các vi sinh vật ngoại bào.
- Tế bào NK (tế bào sát thương tự nhiên) có vai trò tương tự tế bào T gây độc. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc chữa bệnh, giúp tiêu diệt và làm giảm khối u.
2.3. Bạch cầu đơn nhân (monocyte)
- Nó có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên mạch qua vách giữa các tế bào và chuyển động có hướng bằng chân giả.
- Ngoài ra, chúng còn có khả năng thực bào, ẩm bào, đáp ứng với kích thích hóa và nhiệt học.
- BC đơn nhân chia sẻ chức năng “dọn dẹp chân không” với bạch cầu trung tính, tuy nhiên nó tồn tại lâu hơn.
- Không chỉ vậy, nó còn đóng vai trò đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh đến tế bào T.
- Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có khả năng biệt hóa thành đại thực bào.
3. Nhiệm vụ của nó là gì?
- Bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các nhân tố gây bệnh.
- Có khả năng chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn gây bệnh cũng như các tế bào bị tổn thương trong cơ thể.
- Bạch huyết bào – T đóng vai trò điều khiển hệ miễn nhiễm, diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.
- Bạch huyết bào – B tiết ra các kháng thể giúp lưu hành trong máu và ở các mô khác nhau làm nhiệm vụ bảo vệ.
- BC trung tính có khả năng chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý các mô bị tổn thương. Làm nhiệm vụ thực bào (“ăn nhân tố” lạ).
- BC đơn nhân to cần thiết cho việc sản sinh kháng thể, kết hợp với bạch huyết bào nhằm chống viêm nhiễm.
4. Bệnh bạch cầu là gì?
4.1. Bệnh bạch cầu
- Khi bạch cầu non phát triển ngoài tầm kiểm soát và tiếp tục phân chia nhưng không trưởng thành trọn vẹn khiến cơ thể tích tụ tế bào bất bình thường. Bệnh này bao gồm nhiều loại khác nhau với các mức độ phát triển khác nhau.
- Khi cơ thể bị bệnh, số lượng tế bào còn non gia tăng, số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu giảm bớt. Hay nói cách khác số lượng và khả năng tế bào máu trưởng thành giảm bớt đi so với cơ thể bình thường. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng hay dấu hiệu thiếu 1 trong các loại tế bào máu nào đó.
Nếu thiếu bạch cầu sẽ như thế nào?
- Thiếu hồng cầu sẽ khiến bệnh nhân bị mệt và xanh xao.
- Thiếu bạch cầu thì sẽ khiến cơ thể yếu đi, dễ bị lây nhiễm, nhiễm trùng.
- Thiếu tiểu cầu sẽ xảy ra hiện tượng, chảy máu mũi, nổi mẩn đỏ và bầm nhiều chooxo.
4.2. Các dạng của bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu thường được phân chia thành 4 loại.
4.2.1. Bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính
- Hay còn gọi là bệnh BC cấp dòng lympho (Acute Lymphoblastic Leukaemia – ALL).
- Bệnh xảy ra khi các tế bào trong thời kì phát triển ban đầu bị tác động dẫn đến không trưởng thành được và trở nên vô dụng.
- Bệnh làm cho tế bào sản sinh tiểu cầu và hồng cầu không còn nơi để hoạt động.
Khi mắc bệnh, cần được trị liệu ngay do lúc này cơ thể dễ bị viêm nhiễm, chảy máu và thiếu máu.
4.2.2. Bệnh bạch cầu bạch huyết bào mạn tính
Bệnh BC bạch huyết bào mạn tính (Chronic Lymphocytic Leukaemia – CLL). Tương tự ALL, bệnh ảnh hưởng đến bạch huyết bào. Đây là một loại ung thư bắt đầu từ tế bào lympho bên trong tủy xương và đi dần vào trong máu. Bệnh tiến triển chậm, không gây tràn ngập nhanh lượng bạch huyết bào và các tế bào nhanh như trường hợp cấp tính. Vì vậy, trong trường hợp này bệnh nhân ít bị ảnh hưởng hơn so với ALL.
4.2.3. Bệnh bạch cầu cấp
Hay còn gọi là bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (Acute Myeloid Leukaemia – AML). Là một trong hai dạng còn lại của bệnh bạch ung thư máu. Nó làm ảnh hưởng đến các tế bào của gia đình tủy bào (BC hạt, BC đơn nhân to, hồng cầu, tiểu cầu). Bệnh phát triển do tổn thương ung thư hóa của tế bào dòng bạch cầu hạt, tiểu cầu, hồng cầu (không phải dòng lympho). Có thể xảy ra với trẻ em và thanh thiếu niên nhưng nhiều nhất vẫn là ở người lớn.
4.2.4. Bệnh bạch cầu tủy bào mãn tính
- Bệnh BC tủy bào mạn tính (Chronic Myeloid Leukaemia- CML).
- Tủy bào bất bình thường bên ngoài dường như có vẻ trưởng thành nhưng lại không hoạt động bình thường.
- Đi kèm với căn bệnh này là tế bào chỉ điểm bất bình thường gọi là “Nhiễm sắc thể Philadelphia”.
- CML gồm có 2 thời kì. Thời kì thứ nhất tế bào bất bình thường sản sinh chậm. Tuy nhiên, CML có thể đột nhiên chuyển sang thời kỳ cấp tính và lúc này CML giống hệt với AML.
- Bệnh thường ảnh hưởng đến người cao tuổi và hiếm thấy ở trẻ em.
5. Bệnh gây ra những triệu chứng gì?
5.1. Các triệu chứng ở bệnh này
Dưới đây là tổng hợp những triệu chứng mà bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) gây ra.
5.1.1. Sự đông máu kém
Nguyên nhân là do các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành lấn át các tiểu cầu (có vai trò quan trọng giúp đông máu). Vì thế, bệnh nhân dễ bị bầm tím, chảy máu và vết thương thường lành rất chậm. Ngoài ra, cơ thể bạn cũng có thể xuất hiện những đốm màu đỏ hay tím (xuất huyết nhỏ).
5.1.2. Nhiễm trùng thường xuyên
Tế bào bạch cầu có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng. Vì thế, khi các tế bào này bị ức chế hoặc tăng, giảm không bình thường sẽ khiến quá trình miễn dịch bị ảnh hưởng. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, khiến nhiễm trùng đi, nhiễm trùng lại thường xuyên. Bên cạnh đó, có khả năng hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào cơ thể khỏe mạnh khác nữa.
5.1.3. Thiếu máu
Khi số lượng BC bất thường phát triển quá nhanh sẽ gây lấn át và ăn dần các tế bào hồng cầu. Việc tế bào hồng cầu giảm cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ bị thiếu máu. Thiếu máu sẽ gây ra những triệu chứng như: Khó thở, da xanh xao, cơ thể yếu và mệt,…
5.1.4. Các triệu chứng khác
- Nhiễm trùng thường xuyên hoặc tái phát.
- Phát ban da, sưng hạch.
- Đau xương, đau đầu.
- Đổ mồ hôi trộm.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Khó chịu hoặc đau ở vùng bụng bên trái: do lách to lên.
- Chảy máu bất thường hay bầm tím quá nhiều và tự phát.
- Nướu răng sưng và phì đại.
- Cảm giác đầy tức bụng.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng ở các bệnh khác cũng có những dấu hiệu này nên cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán thật chính xác nhất.
5.2. Cách để chẩn đoán bệnh bạch cầu
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Đó là lúc bạn gặp các loại triệu chứng trên mà không rõ nguyên nhân.
- Đó là lúc bạn bị chảy máu bất thường, sốt cao hay co giật (vì có khả năng mắc bệnh bạch cầu cấp tính).
- Đó là lúc khi bệnh bạch cầu đang thuyên giảm nhưng có dấu hiệu tái phát.
Cách để chẩn đoán bệnh này: Chẩn đoán bằng hai xét nghiệm – Thử máu và sinh thiết tủy xương.
- Thử máu: Sau khi lấy máu, máu sẽ được xem xét dưới kinh hiển vi. Chuyên viên xét nghiệm tiến hành đếm số lượng của bạch cầu và tiểu cầu có trong máu.
- Sinh thiết tủy xương: Dùng kim và ống chích để trích một chút tủy xương. Mẫu tủy xương này sẽ được đem đi phân tích bằng nhiều xét nghiệm.
Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận cụ thể cho căn bệnh.
6. Đâu là nguyên nhân gây ra những căn bệnh này?
- Cho đến tận bây giờ thì người ta vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu hay các chứng rối loạn về máu liên quan.
- Dầu vậy, đã có những nghiên cứu đưa ra được một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh này.
- Bức xạ ion hóa nhân tạo. Nó có thể do nhiễm virus (như virus HTLV và HIV). Hay do việc đã từng điều trị ung thư (điều trị hóa trị và xạ trị).
- Tiếp xúc với hóa chất như benzen và một số hóa dầu.
- Do yếu tố di truyền. Sự rối loạn trong di truyền làm thay đổi một hoặc một số NST nhất định.
Việc hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp. - Tuy nhiên, nó chỉ là một phần nguyên nhân gây bệnh mang tính chất cá nhân và chiếm tỉ lệ rất ít nói chung. Hay nói cách khác, nó chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
- Đa phần các trường hợp của bệnh này đều không xác định được nguyên nhân.
7. Bệnh có chữa được không?
- Việc này phải xem xét ở nhiều khía cạnh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Dựa trên nhiều yếu khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Đó có thể là tuổi tác, sức khỏe, loại bệnh bạch cầu mắc phải và mức độ ảnh hưởng,…
- Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến.
7.1. Hóa trị, xạ trị và một số liệu pháp khác
- Hóa trị là phương pháp điều trị chính của bệnh này. Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào bạch cầu. Thuốc ở các dạng: thuốc viên, thuốc tiêm truyền – tĩnh mạch.
- Còn xạ trị tức là sử dụng tia X hoặc chùm năng lượng cao khác. Mục đích là làm tổn thương hay ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư bạch cầu.
- Liệu pháp sinh học là sử dụng các phương pháp điều trị nhằm giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư bạch cầu.
- Liệu pháp nhắm trúng đích là áp dụng các loại thuốc tấn công những khu vực dễ tổn thương trong tế bào ung thư. Mục đích nhằm ngăn chặn hoạt động của một số loại protein trong tế bào ung thư bạch cầu. Từ đó giúp kiểm soát bệnh.
7.2. Tế bào mầm
- Ghép tủy xương hay ghép tế bào mầm là biện pháp thay thế tủy xương bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh khác.
- Tiến trình này được áp dụng sau khi điều trị bằng liệu pháp hóa học và/hay bức xạ với liều lượng mạnh.4Tế bào mầm là tế bào quan trọng có trách nhiệm chế tạo hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nó được lấy ra từ tủy xương, máu tuần hoàn, máu giây nhau.
- Tế bào mầm có thể lấy từ bản thân, anh chị em hoặc người lạ.
- Phương pháp này có thể sẽ không phù hợp với mọi người vì phải mất khá nhiều thời gian, công sức và bệnh nhân dễ bị nguy hiểm.
- Tuy rằng vậy nhưng nếu làm được thì đây là cơ hội chữa được bệnh nhiều nhất đối với nhiều bệnh tật.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có ít nhiều thông tin về bạch cầu cũng như bệnh bạch cầu rồi phải không? Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Tùy vào số lượng bạch cầu, mức độ tình trạng bệnh của bạn mà sẽ có cách chăm sóc và điều trị riêng. Chuyên mục Sức khỏe chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Hồng Ân tổng hợp