1. Cách làm bánh khọt Vũng Tàu
Vũng Tàu là một trong những địa danh có món đặc sản bánh khọt ngon nhất. Sẽ thật thiếu sót khi du khách đến vùng đất này du lịch mà quên thưởng thức món bánh khọt nổi tiếng. Tuy nhiên vào những ngày mưa lạnh hay buồn chán bạn có thể học cách thực hiện món ăn này. Theo đó không cần phải đi đâu xa bạn vẫn có món ngon Vũng Tàu ngay tại nhà để thưởng thức.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 300gram bột gạo
- 400gram tôm tươi
- 400ml nước cốt dừa
- Bột nghệ
- Hành lá
- Đu đủ xanh
- Tỏi, ớt
- Bột tôm
- Rau sống: Xà lách, rau thơm các loại
- Gia vị: Đường, giấm, nước mắm ngon, muối.
1.2. Các bước thực hiện bánh khọt Vũng Tàu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tôm bóc vỏ, lấy chỉ đen và phần đầu tôm bỏ. Rửa sạch lại, để ráo nước sao đó ướp với ít hạt nêm.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Rau sống nhặt, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi. Ngâm đu đủ với hỗn hợp giấm đường và một ít muối khoảng 15 phút. Tỏi và ớt băm nhuyễn.
Bước 2: Pha bột làm bánh khọt
Bỏ bột vào thau, đổ vào nước cốt dừa. Thêm vào 1 thìa cà phê muối khuấy đều. Nếu thấy bột khi khuấy nặng tay bạn hãy thêm nước lọc vào. Sau đó thêm vào ít hành lá, bột nghệ để tạo màu vàng ươm cho phần bột.
Bước 3: Xào nhân tôm
Bắc chảo lên bếp cho vào ít dầu ăn phi thơm tỏi. Tiếp theo bạn cho tôm vào phi thơm vàng, nêm nếm lại cho vừa ăn. Thấy tôm chín vàng thì tắt bếp múc ra tô.
Bước 4: Nướng bánh khọt
Bạn bắc bếp củi lên làm nóng khuôn bánh với lửa vừa. Sau đó quét lớp dầu mỏng lên khuôn. Đổ lượng bột vừa phải khoảng 2/3 vào lòng khuôn rồi đậy nắp lại. Khi phần bột vừa chín tới bạn bỏ nhân tôm vào. Sau đó rắc thêm ít bột tôm ở xung quanh. Đây cũng chính là nét khác biệt tạo nên bánh khọt Vũng Tàu đặc trưng. Khi bánh chín vàng giòn bạn gấp bánh ra đĩa.
Bước 5: Pha nước chấm bánh khọt
Bạn giã nhuyễn hoặc băm tỏi ớt bỏ vào tơ. Nêm vào 4 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh giấm (hoặc chanh, 4 thìa canh đường khuấy đều. Nêm lại cho vừa khẩu vị rồi vớt đu đủ xanh vừa ngâm giấm đường vào.
Bánh khọt Vũng Tàu có hình dáng tròn xoe, giòn tan nhờ bàn tay khéo léo. Bạn có thể thắng thêm ít mỡ hành bỏ lên phía trên bánh để món ăn thêm béo ngậy, thơm thoang thoảng. Bánh khọt cuốn cùng rau sống chấm nước mắm sẽ khiến bạn nghiện ngay từ lần đầu thưởng thức.
2. Cách làm bánh khọt Miền Tây
Bánh khọt Miền Tây có nguyên liệu chính là bột, nhân tôm thịt, đậu xanh và nước cốt dừa. Trong đó nước cốt dừa chín là nguyên liệu làm nên độ béo ngon, sức hút hấp dẫn khiến thực khách không thể chối từ. Tuy chỉ là miếng bánh nhỏ dân dã chốn thôn quê nhưng bánh khọt vẫn làm người ta lưu luyến mỗi khi nhắc đến.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg bột gạo
- 600ml nước cốt dừa
- 3 quả trứng gà
- 300gram tôm
- 400gram thịt
- 100gram đậu xanh vỏ
- Rau sống: Xà lách, rau húng cây, bạc hà…
- Hành lá
- Chanh, ớt, tỏi, hành tím
- 1 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- 1 của cải trắng
- Bột nghệ
- Gia vị: Nước mắm, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, tiêu.
2.1. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tôm tươi bóc vỏ, lấy chỉ tôm, rửa sạch thái hình hạt lựu. Thịt chà muối, rửa sạch băm nhỏ.
- Củ cải trắng, cà rốt gọt vỏ, cắt thành cách sợi mỏng ngâm với nước muối loảng rồi rửa sạch vắt ráo nước.
- Đậu xanh đãi sạch, ngâm nước trước vài giờ sau đó rửa sạch. Lấy nồi cho đậu vào luộc ngập nước đến khi chín mềm thì vớt ra để ráo nước.
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch thái hạt lựu. Hành tím bóc vỏ, thái mỏng. Hành lá rửa sạch, thái nhuyễn nhỏ.
Bước 2: Trộn bột
Bạn trộn 1kg bột gạo, 10gram bột nghệ, 2 quả trứng, 300ml nước cốt dừa, hành lá và thêm vào từ từ nước ấm lượng thấy vừa với bột (khoảng 300ml). Thêm vào ít muối và khuấy đều tay cho bột không bị vón cục. Để bột nghỉ khoảng 30 phút rồi mới tiến hành hiên. Món bánh giòn hơn bạn có thể thêm vào một ít bột chiên giòn.
Bước 3: Xào nhân bánh khọt
Bắc chảo lên bếp cho vào ít dầu ăn phi thơm vàng hành tím. Tiếp theo cho tôm tươi, thịt nạc, đậu xanh luộc chín, hành tây vào xào chung. Nêm nếm vào nồi ít muối, hạt nêm, đường, bột ngọt cho vừa miệng. Tiếp theo bạn đổ vào phần nhân 50ml nước cốt dừa xào rút nước rồi múc ra tô.
Bước 4: Đổ bánh khọt
Khuôn bánh 1 khọt mua về rửa sạch. Tiếp theo bạn đặt khuôn lên bếp cho nóng rồi thoa dầu ăn xung quanh. Làm như vậy liên tục khoảng 10 phút thể bột không dính khuôn. Bạn dùng đũa quấn vải mùn hoặc phần thân lá chuối để chấm dầu ăn.
Theo đó bạn chấm dầu ăn vào khuôn bánh đang nóng, đổ bột vừa đủ vào khuôn. Cho ít hỗn hợp nhân vào giữa, đậy nắp vung lại để bánh chín. Bạn có thể lật phần bánh lại để chín đều bột hơn.
Khi bánh chín sẽ có vào vàng ươm, ở trên màu vàng dục. Lúc này bạn hãy bỏ bánh ra đĩa rồi tiếp tục đổ vào khuôn mẻ bánh mới.
Bước 5: Làm nước mắm chua ngọt và nước cốt dừa
Làm nước mắm chua ngọt: Băm tỏi ớt nhuyễn nhỏ bỏ vào tô. Tiếp tục cho vào 3 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước cốt chanh, 3 thìa canh đường, 3 thìa canh nước ấm. Khuấy đều tay để nguyên liệu hòa vào nhau. Nêm nếm vừa ăn rồi bỏ củ cải trắng và cà rốt vào.
Tiếp theo bạn cho 250ml nước cốt dừa còn lại vào nồi. Bỏ vào thêm 1 thìa cà phê bột gạo, 1 thìa cà phê bột năng khuấy đều tay. Bật lửa nấu nêm vào ít muối, ít đường vừa ăn. Khuấy đều đến khi chúng sệt lại rồi tắt bếp.
Tranh thủ khi bánh khọt còn nóng giòn bạn cho bánh vào đĩa rưới lên nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt thưởng thức cùng rau sống. Món bánh khọt miền Tây dân dã mang đến món ăn vặt giòn tan, béo thơm khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi.
3. Cách làm bánh khọt Miền Trung
Bánh khọt món ăn dân dã, truyền thống gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Nó phổ biến trên khắp 3 miền đất nước. Đến với miền Trung đầy nắng và gió bạn sẽ được trải nghiệm một phong cách làm bánh khọt với da dạng sự lựa chọn nguyên liệu nhân. Cách pha bột, đổ bánh cũng không quá phức tạp. Theo đó bạn có thể dễ dàng thực hiện món ăn.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 300gram bột gạo
- 50gram bột chiên giòn
- 70gram cơm nguội
- 200ml nước cốt dừa
- 10gram bột nghệ
- Bột năng
- 1 quả trứng gà
- 200ml nước dừa tươi
- 4 cái tai nấm mèo
- Hành tím, tỏi, hành lá, ớt
- 200gram tôm
- 200gram thịt
- 200gram mực ống
- Rau sống: xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, giấp cá, bạc hà…
- Gia vị: Muối, đường, nước mắm, tiêu, hạt nêm, giấm.
3.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hành lá rửa sạch, thái nhuyễn. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nở mềm rồi băm nhỏ. Tỏi ớt băm nhuyễn.
- Tôm bỏ vỏ, lấy chỉ đen trên lưng ra rửa sạch. Ướp tôm với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 ít hành tím băm trộn đều.
- Mực ống lột da, phần đầu lấy bỏ mắt và răng. Rửa sạch với nước muối loãng và nước sạch. Cắt mực thành các khoanh tròn.
- Thịt heo ngâm nước muối loãng, rửa sạch rồi băm nhỏ. Cho vào thịt 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, mộc nhĩ vào tiêu trộn đều.
Bước 2: Xào nhân bánh
- Bạn bắc chảo lên bếp cho vào ít hành tím phi thơm vàng. Tiếp theo đổ tôm vào xào săn đến khi tôm chín thì múc ra ngoài.
- Giữ chiếc chảo vừa xào tôm cho vào ít dầu ăn phi thơm hành tím rồi bỏ thịt băm. Nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp đổ thịt ra tô.
- Bắc chảo nóng cho vào ít dầu ănphi thơm ít tỏi, bỏ mực ống vào xào xăn. Nêm nếm ít hạt nêm, muối rồi bỏ ra tô.
Bước 3: Pha bột nướng bánh
- Bạn bỏ 70g cơm nguội và ít nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tiếp theo lấy rây lọc giữ phần cơm mịn, bỏ phần bị vướng lại.
- Cho vào thau 300gram bột gạo, cơm mịn vừa xay, 50gram bột chiên giòn, 10gram bột nghệ, 100ml nước cốt dừa và 500ml nước lọc. Khuấy đều tay để bột hòa tan hết. Để bột nghỉ khoảng 45 phút sau đó rây bột lần nữa cho mịn.
- Tiếp theo cho vào bột 1 quả trứng, hành lá, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê đường. khuấy đều tay cho gia vị hòa tan.
Bước 4: Cách đổ bánh khọt
Bỏ khuôn bánh khọt lên bếp cho nóng rồi bỏ dầu ăn vào từng khuôn nhỏ. Tráng dầu vài lần như vậy để khi đổ bánh khọt không bị dính.
Bạn hãy dùng phần cây ở phần giữa lá chuối tước ra làm tưa. Sau đó chấm dầu quét vào khuôn. Tiếp theo đổ bột vào từng khuôn. Khi bột gần chín bạn thả nhân tôm, thịt, mực vào. đậy nắp khuôn bánh khi thấy bánh chín thì lật bánh lại. Đợi bột vàng ươm, chín đều thì lấy ra.
Bước 5: Pha nước mắm chua ngọt
Bạn cho vào nồi 100ml nước mắm, 100gram đường, 30ml giấm, 100ml nước lọc khuấy đều. Bắc nồi lên bếp nấu khuấy cho tan đường vừa sôi thì tắt bếp. Cho tỏi ớt băm vào, nêm nếm vừa miệng là được.
Bánh khọt bỏ ra đĩa ăn cùng với rau sống và nước chấm ngon. Món ăn tranh thủ dùng nóng sẽ giòn tan và ngon hơn rất nhiều. Bạn hãy thực hiện vào ngày rảnh rỗi để cả nhà cùng thưởng thức nhé!
4. Bánh khọt là đặc sản của tỉnh nào
Bánh khọt chính là nền ẩm thực đặc trưng đến từ vùng Đất Đông Nam Bộ. Đây là một trong những món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục Châu Á. Bánh khọt thường xuyên có tên trong danh sách các món ăn đặc sản ở nhiều địa phương trải dài từ Miền Trung vào miền Nam. Điển hình như Tuy Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang, Kiên Giang, Huế… Ngoài ra chúng còn được người dân miền Bắc yêu thích, thường xuyên tìm hiểu cách làm.
Theo đó mỗi khu vực, vùng miền sẽ có công thức, nguyên liệu khác nhau. Nếu bánh khọt Vũng Tàu có thêm ruốc tôm, phủ mỡ hành thì miền Tây lại được dùng nhiều đậu xanh, nước cốt dừa từ trong bánh đến khi chan vào ăn. Ngoài ra miền Trung nắng gió lại có nấm mèo giòn tan, nước mắm dùng không quá ngọt. Tuy nhiên chung quy bánh khọt vẫn của vùng nào vẫn có điểm chung là bên ngoài giòn, bên trong mềm béo, hơi dai, thơm thơm, hình tròn nhỏ. Bạn có thể tạo cho phần nhân đa dạng hương vị với ruốc, tôm, trứng cút, mực, thịt băm…
5. Những lưu ý để món bánh khọt ngon hơn
- Bánh khọt để ngon bạn có thể pha với nước dừa thay cho nước lọc. Nên dùng bột gạo để thực hiện món ăn sẽ đảm bảo thơm ngon hơn.
- Khi pha bột không để chúng quá đặc sẽ làm bánh bị bở gây ngán. Ngược lại bột quá lỏng sẽ làm bánh không dẻo, không giòn.
- Khi đổ bành bạn hãy thực hiện khéo léo. Khuôn bánh cần thoa dầu đều, chán thử vài cái trước. Có thể những cái đầu sẽ hư nhưng bạn sẽ “ăn chắc” ở những mẻ sau nờ khuôn nóng và quen tay hơn.
- Nếu có điều kiện bạn hãy đổ bánh khọt bằng lò củi than sẽ ngon hơn.
Cách làm bánh khọt ngon theo từng khu vực sẽ giúp bạn có được món ăn khoái khẩu nhất. Tùy theo sở thích gia đình bạn có thể lựa chọn loại ưng ý. Chúc cả nhà có một bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn. Qua món ăn các chị em nội trợ cũng cho thấy trình độ nấu ăn đỉnh cao và bàn tay đổ bánh khéo léo.
Ngọc Hân