1. Cách ngâm rượu tỏi
Cách ngâm rượu tỏi như thế nào và công dụng của loại rượu này đối với sức khỏe ra sao. Hãy cùng tham khảo 5 cách thực hiện trước đây. Chắc chắn bạn sẽ có được thành phẩm thơm ngon và có nhiều giá trị về sức khỏe như mong muốn đó.
1.1. Cách ngâm rượu tỏi đối với tỏi giã nhuyễn hoặc thái lát
Nguyên liệu:
- 200g tỏi trắng đã giã nhuyễn hoặc thái lát.
- Bình thủy tinh sạch.
- 1.5 lít rượu trắng khoảng 40 độ.
Cách làm:
- Bước thứ nhất: Các bạn đem tỏi đi phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát và dưới ánh nắng mặt trời khoảng 5 nắng là được. Sau đó, bạn đem tỏi đi bóc vỏ sạch sẽ.
- Bước thứ 2: Giã nhuyễn tỏi hoặc nếu thái lát, các bạn sẽ thái thành từng lát mỏng với độ dày khoảng 0,5 – 1cm.
- Bước thứ 3: Sao tỏi trên bếp khoảng 3 phút và lưu ý phải đảo thật đều tay.
- Bước thứ 4: Cho tỏi đã sao vào chum hoặc bình ngâm rượu với tỷ lệ 1kg tỏi ngâm với khoảng 1.5 – 2 lít rượu trắng.
- Bước thứ 5: Đậy kín nắp bình ngâm rượu và để ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Sau 2 tuần, các bạn có thể đem rượu tỏi ngâm ra sử dụng. Với loại rượu này, các bạn sẽ sử dụng 2 lần/ ngày và mỗi lần sẽ dùng khoảng 15 đến 20 giọt, không nên dùng hơn.
1.2. Cách ngâm rượu tỏi nguyên củ
Nguyên liệu:
- 200g tỏi trắng khô đã bóc vỏ.
- Bình thủy tinh sạch.
- 1.5 lít rượu trắng khoảng 40 độ.
Cách làm:
Ngoài cách ngâm rượu với tỏi giã nhuyễn hoặc thái lát, các bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu với tỏi nguyên củ đúng chuẩn sau đây:
- Bước thứ nhất: Tương tự với cách làm trên, các bạn đem tỏi đi phơi ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, có ánh nắng và phơi khoảng 5 nắng là được. Sau đó bạn đem tỏi bóc vỏ sạch sẽ để chuẩn bị cho quá trình ngâm rượu tỏi.
- Bước thứ 2: Với tỏi vừa được bóc vỏ, các bạn sẽ rửa qua chúng với rượu (chỉ nên sử dụng 1 loại rượu kể cả khi rửa cũng như khi ngâm).
- Bước thứ 3: Đem tỏi sao trên bếp khoảng 4 – 5 phút và đảo liên tục để tỏi chín đều và không bị cháy nồi.
- Bước thứ 4: Các bạn cho tỏi vào bình ngâm rượu (nên sử dụng các loại bình ngâm bằng sành sứ không tráng men) đồng thời chuẩn bị khoảng 2 lít rượu trắng đổ vào bình cho đến khi ngập hết lượng tỏi trong bình. Với tỏi nguyên củ, các bạn sẽ ngâm theo tỷ lệ 1kg tương đương với 1,5 – 2 lít rượu trắng.
- Bước thứ 5: Đậy nắp bình ngâm rượu thật kín và đặt ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Sau khoảng thời gian ngâm là 60 ngày, các bạn có thể lấy rượu ra sử dụng.
1.3. Cách ngâm rượu tỏi không bị xanh
Nguyên nhân phổ biến khiến cho rượu tỏi chuyển màu xanh:
- Không bóc vỏ tỏi mà để nguyên củ tỏi khi ngâm.
- Dùng rượu không đúng độ (tốt nhất là rượu khoảng 40 – 45 độ).
- Dùng loại tỏi chưa khô hẳn, vẫn còn nước (trong tỏi non vẫn còn nhiều nước nên dùng tỏi non ngâm rượu dễ bị ngả xanh).
- Trong củ tỏi có mầm, mùa hè tỏi thường không mọc mầm, nhưng đến mùa đông sẽ tự động nảy mầm. Nếu ngâm vào mùa đông thì tỏi sẽ chuyển xanh.
Hướng dẫn các bước ngâm rượu tỏi không bị xanh:
- Tỏi đã bóc vỏ đem sao với lửa.
- Cho tỏi vào chảo nóng sao 3 phút rồi bỏ ra (Cẩn thận bị cháy).
- Thái lát mỏng tỏi hoặc giã nhuyễn tỏi để ngâm.
- Cắt đôi củ tỏi, loại phần mầm xanh ở bên trong rồi đem đi ngâm rượu, hoặc thái tỏi thành lát mỏng hoặc giã nhuyễn thì màu rượu tỏi sẽ tự nhiên hơn, không bị ngả xanh.
- Đóng nắp kín để trong 1 tháng bạn có thể thưởng thức ngay mà không bị xanh.
1.4. Cách ngâm rượu tỏi đen
Nguyên liệu:
- 200g tỏi đen.
- 1 lít rượu trắn khoảng 30 – 60 độ.
Cách làm:
- Bóc vỏ tỏi đen, lấy phần thịt tỏi bên trong.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh hay chum sành, rồi cho rượu trắng vào.
- Đậy nắp lại và để nơi thoáng mát khoảng 2 – 3 ngày để tỏi ngấm đều rượu.
- Ngâm từ 8 – 15 ngày là có thể dùng được. Thông thường rượu tỏi đen nếu bảo quản đúng có thể để được 2, 3 năm.
Công dụng:
- Tác dụng của rượu tỏi đen hơn nhiều so với những loại rượu tỏi thông thường. Nên sử dụng 1 – 2 lần/ ngày.
- Rượu tỏi đen có chứa allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Điều trị các bệnh lý như: Thương hàn, lỵ trực tràng, viêm màng não, viêm phổi,…
- Ngăn cản huyết khối hình thành và giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Rượu tỏi đen trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào. Giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển các khối u ác tính.
- Giảm mở máu, bảo vệ tim mạch, ngăn chặn chứng cao huyết áp, đột quỵ,… Ngăn ngừa tình trạng nghẽn mạch, hạ huyết áp,…
- Bảo vệ các tế bào thần kinh chống lại độc tính. Giảm sự rick của bệnh tim mạch và mất trí nhớ. Ngăn chặn các chất viêm và neutralizez các chất oxy hóa phá hủy các tế bào cơ thể.
1.5. Cách ngâm rượu tỏi mật ong
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 500 ml mật ong (nếu là mật ong rừng nguyên chất thì càng tốt).
- 500g tỏi (có thể dùng tỏi đen hoặc tỏi cô đơn sẽ cho hiệu quả cao hơn).
- 750 ml rượu nếp ngon.
Cách làm:
- Tỏi lột sạch vỏ, rửa sạch, thái thành những lát nhỏ, cho tỏi vào trong bình thủy tinh.
- Đổ mật ong vào trong bình lắc đều để mật ong bao phủ hết tỏi.
- Cuối cùng ta đổ rượu nếp vào trong bình thủy tinh rồi đậy nắp thật chặt.
- Rượu tỏi mật ong sau khi làm nên chôn dưới đất khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được.
Công dụng:
- Chữa cảm lạnh và viêm họng hiệu quả. Đồng thời nó còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu khả năng bị virus gây bênh xâm nhập cơ thể.
- Rươu, tỏi và mật ong khi kết hợp sẽ tạo nên phức hợp đầy đủ dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Giúp giảm đau dạ dày hiệu quả, tăng cường quá tình trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa tốt.
- Dùng rượu tỏi ngâm mật ong thường xuyên là cách chăm sóc làn da đẹp từ bên trong. Các dưỡng chất trong sản phẩm này sẽ giúp tái tạo tế bào da bị tổn thương, giảm các vết thâm nám do mụn, làm mờ sẹo và giúp làn da thêm mịn màng.
- Giúp điều hòa huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
2. Công dụng của tỏi và rượu tỏi ngâm
2.1. Công dụng của tỏi
Thành phần nổi bật của tỏi là aliin, một loại axit amin mà khi giã giập mới hình thành allicin. Allicin giúp giảm viêm và có lợi trong việc chống oxy hóa. Tỏi còn có nhiều vitamin, enzyme và chất khoáng.
Công dụng của tỏi:
- Làm loãng máu (chống đông máu).
- Cải thiện lưu thông máu.
- Kháng sinh, tiêu diệt ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus.
- Giảm mỡ máu.
- Giải độc kim loại nặng như chì, thủy ngân.
- Chống oxy hóa, chống lão hóa: loại bỏ và giảm thiểu gốc tự do gây hại.
- Cải thiện chức năng miễn dịch.
2.2. Một số công dụng của rượu tỏi ngâm
- Cải thiện các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang.
- Điều chỉnh huyết áp, đặc biệt đối với người bị cao huyết áp.
- Giảm cholesterol xấu và triglycerid, tăng cholesterol tốt, từ đó giảm các rối loạn trong chuyển hóa mỡ thành máu.
- Phòng chống xơ vữa động mạch.
- Chống lại bệnh tiểu đường.
- Cải thiện tình trạng thấp khớp (uống lượng vừa phải rượu tỏi, dùng rượu xoa bóp và đi bộ vừa sức hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng đáng kể).
- Tăng cường hiệu suất khi tập thể dục, giảm đau nhức cơ do tập luyện thể dục, giúp giảm cân hiệu quả.
- Cải thiện các vấn đề hệ tiêu hóa ở mức độ nhẹ (người có vấn đề về viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa nếu dùng tỏi thì lợi bất cập hại).
- Ngăn ngừa ung thư.
- Chữa các bệnh thường gặp về đường tiêu hóa như: Ợ chua, khó tiêu, đầy hơi, viêm loét dạ dày – tá tràng,…
3. Những lưu ý khi dùng rượu tỏi chữa bệnh
- Bình rượu tỏi sau khi ngâm khoảng 2 tuần được uống thì bạn chỉ nên dùng trong vòng 10 ngày rồi ngâm bình mới.
- Rượu tỏi tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng quá nhiều nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu uống quá nhiều hay uống không đúng cách sẽ gây ra ngộ độc rượu.
- Với những trường hợp đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật thì không nên dùng rượu tỏi bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đông máu, khiến máu khó đông.
- Người bệnh gan hoặc tiểu đường nên cân nhắc khi dùng rượu tỏi. Trong một số trường hợp trước khi dùng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đạt hiệu quả tốt.
- Rượu tỏi không nên dùng với trẻ em dưới 3 tuổi.
- Với bệnh nhân bị tiêu chảy cũng không nên dùng rượu tỏi.
- Khi dùng rượu tỏi cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh để xem mức độ tiến triển. Nếu sử dụng tỏi quá nhiều sẽ làm hơi thở bị hôi, rối loạn dạ dày và ruột.
Với những hướng dẫn về cách ngâm rượu tỏi mà Chuyên mục Ẩm thực đã chia sẻ, hy vọng bạn biết thêm về rượu tỏi và công dụng của nó. Mặc dù rượu tỏi đem lại nhều lợi ích sức khỏe nhưng bản chất vẫn là rượu. Vì vậy, bạn uống theo liều lượng và không lạm dụng nhé! Khi sử dụng đúng cách và đúng liều lượng thì sẽ rất tốt cho sức khỏe và cả việc làm đẹp của bạn nữa đó.
Tuyến Đinh tổng hợp