1. Tự kỷ ở trẻ là gì?
Tự kỷ thực chất là một hội chứng khiến trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp, tương tác với người xung quanh, thường biểu hiện một số dấu hiệu đặc trưng ngay từ dưới 24 tháng. Rối loạn này được biểu hiện ra ngoài bằng các biểu hiện khác nhau, từ mức độ nhẹ tới nặng.
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ dưới 24 tháng chưa được xác định rõ ràng. Theo một số giả thuyết, yếu tố liên quan chủ yếu đến chứng tự kỷ ở trẻ thường do sự khiếm khuyết khi phát triển não bộ. Theo đó, lý do sâu xa dẫn đến tình trạng này thường là vì di truyền. Một số trẻ tự kỷ bị ảnh hưởng bởi độc tố mà mẹ tiếp xúc khi mang thai hoặc yếu tố môi trường sống.
Tính đến hiện tại, số lượng trẻ tự kỷ ngày một tăng cao qua từng năm. Ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ước tính là dao động 0,5 – 1%. Hội chứng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Do đó, có thể gây thu hẹp khả năng hòa nhập xã hội của trẻ trong tương lai.
2. Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng rõ nhất
Nhiều người cho rằng khi trẻ quá nhỏ thì chúng ta rất khó biết được chúng có bị tự kỷ hay không. Điều này là chưa chính xác, vì dù khả năng nói của trẻ chưa thành thạo thì hành vi và khuôn mặt trẻ tự kỷ là rất khác so với những đứa trẻ còn lại. Nếu bố mẹ đặc biệt chú ý thì sẽ sớm nhận ra sự bất thường và kịp thời giúp con. Sau đây là một số dấu hiệu cụ thể.
2.1. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn đầu trong độ tuổi dưới 12 tháng, gần như tất cả các bé đều chưa thể phát ra âm thanh. Do đó, chúng ta có thể nhận thấy một số biểu hiện tự kỷ như:
- Bé ít khi hoặc không giao tiếp bằng ánh mắt với người lớn dù được hỏi.
- Bé không có phản ứng biểu cảm gương mặt để đáp lại các biểu cảm gương mặt của bố mẹ.
- Bé không chỉ tay đến đối tượng để gây sự chú ý.
- Bé thường nhón chân chứ không di chuyển bằng cả bàn chân. Đôi khi, trẻ có thể vừa nhón chân và xoay vòng.
Ở giai đoạn sau trong độ tuổi dưới 12 tháng, hầu hết các bé đã có thể phát ra âm thanh đầu tiên. Thế nhưng, trẻ tự kỷ sẽ có những biểu hiện không bập bẹ nói. Thậm chí, khi bố mẹ hướng dẫn bé thì bé cũng không chú ý vào bố mẹ.
2.2. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 16 tháng tuổi
Lúc này, sự bất thường trong khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ trở nên rõ ràng. Một số bố mẹ cho rằng vấn đề đơn giản chỉ là con mình chậm nói. Thế nhưng, một vài người khác đã nhận thấy điểm lạ, từ đó chú ý đến con nhiều hơn.
Ở giai đoạn này, một số trẻ tự kỷ không thể nói được bất cứ từ đơn nào. Trong một trường hợp khác, trẻ cũng có thể có được kỹ năng ngôn ngữ rồi bỗng nhiên mất hẳn do một biến cố vừa trải qua.
2.3. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng
Không nói câu có 2 từ trở lên là dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi thường được biểu hiện ra ngoài. Nếu tình trạng của trẻ nặng hơn thì có thể sẽ không nói chuyện, không trả lời. Hay thậm chí, trẻ không phản ứng khi được gọi tên.
Bạn có thể thấy trẻ thường không nhìn lâu vào bất cứ ai. Thế nhưng, trẻ lại có thể nhìn các vật có động tác đơn điệu lặp lại trong thời gian dài. Một số trẻ còn có hành vi lắc lư, xoay tròn ngón tay do bị ám ảnh bởi một vài hoạt động bất thường.
Nếu các thói quen bị buộc phải thay đổi, trẻ sẽ có các biểu hiện chống đối. Đồng thời, chúng không thích người khác động chạm vào mình. Nếu làm trái ý, trẻ có thể tự gây tổn thương cho mình.
Ở một vài trường hợp, bé cũng có thể lặp lại chính xác những gì người khác nói. Nhưng vấn đề ở đây là chúng không hiểu ý nghĩa của những câu nói đó. Tình trạng này được giới chuyên môn gọi là parroting.
3. Ảnh hưởng của hội chứng phổ tự kỷ đối với trẻ dưới 2 tuổi
Hội chứng tự kỷ mang lại nhiều tác hại đối với trẻ. Do đó, nếu bố mẹ sớm phát hiện các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 24 tháng như đã liệt kê ở trên thì nên sớm can thiệp. Điều trị sớm và phù hợp sẽ giúp trẻ hòa nhập xã hội tốt hơn. Theo đó, những tác hại cụ thể mà hội chứng này mang lại là:
- Làm trẻ khó hòa nhập dẫn đến tình trạng cô đơn, thậm chí là bị cô lập.
- Hội chứng tự kỷ kéo theo các biểu hiện rối loạn cảm xúc, trí tuệ. Đôi khi, nó còn đi kèm với các chứng trầm cảm, lo âu, ám ảnh. Nếu nặng, có thể khiến trẻ thực hiện nhiều hành vi bột phát gây tổn thương cho cơ thể mình.
- Không thể phát triển toàn diện trong tương lai.
4. Làm gì khi trẻ dưới 24 tháng tuổi có dấu hiệu tự kỷ?
Khi nhận thấy biểu hiện đặc trưng tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ cần ngay lập tức can thiệp. Những việc cần làm chính là:
- Bố mẹ nên biết rằng việc can thiệp sớm khi chứng tự kỷ còn nhẹ có thể cải thiện được tích cực. Nếu tình trạng đã nặng thì các biện pháp đưa ra chỉ giúp trẻ giao tiếp dễ dàng hơn. Mục tiêu chính là dạy trẻ các kỹ năng để tự phục vụ bản thân trong đời sống hàng ngày. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng thì nên đưa con đến các đơn vị y tế chuyên môn để đánh giá. Tại đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, hướng điều trị phù hợp nhất dành cho bé.
- Bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm đến con mình. Đồng thời, các thành viên trong gia đình cũng cần thể hiện tinh thần đoàn kết và thương yêu lẫn nhau. Điều này tạo môi trường phát triển tốt cho trẻ.
- Hãy bền bỉ, kiên trì thực hiện quy trình điều trị mà bác sĩ chuyên môn đưa ra. Đồng thời, gia đình cũng cần sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng, cũng như hàng xóm láng giềng. Tìm hiểu trường/ trung tâm có đội ngũ giáo viên can thiệp dạy trẻ tự kỷ tốt nhất để chọn.
- Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ mà các bác sĩ đưa ra, bố và mẹ cũng cần tìm hiểu về tự kỷ. Việc hiểu rõ những khó khăn mà con mình đang gặp phải sẽ tiếp thêm động lực cho bố mẹ cùng cố gắng.
Trên đây là các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng đặc trưng và rõ ràng mà chúng ta cần theo dõi. Bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về hội chứng này. Đồng thời, đây cũng là những thông tin giúp bạn biết phải làm như thế nào nếu con mình gặp phải tình trạng sức khỏe trên.
Như Nguyễn