Lấy cao răng là một việc rất cần thiết cho răng miệng của bạn. Những mảng bám không chỉ làm giảm đi vẻ đẹp của bạn mà còn có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Bạn đã có những hiểu biết đúng về việc này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng List.com.vn tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

1. Cao răng là gì?

  • Cao răng của con người có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh.
  • Cao răng thường là chất lắng cặn cứng bám trên bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi. (Hay còn được gọi là vôi răng). Nó được cấu thành từ các muối vô cơ gồm phosphate, canxi carbonat kết hợp với những cặn mềm (chất khoáng trong môi trường miệng, mảnh vụn thức ăn), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh, vi khuẩn.
  • Cao huyết thanh chính là loại cao răng có màu nâu đỏ do máu và dịch viêm do vùng lợi bị viêm tiết ra.
  • Lấy cao răng là làm sạch các mảng bám trên nướu. Người ta sẽ sử dụng độ rung sóng siêu âm từ dụng cụ cạo vôi răng để thực hiện hành động này. Bạn sẽ bị bệnh viêm nướu nếu không lấy cao răng định kỳ. Đây là tiền đề cho bệnh viêm nha chu và nếu tiếp tục không được điều trị sẽ dẫn đến các mô bị phân hủy, gây mủ, làm răng lung lay và cuối cùng là rụng răng.
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng. Ảnh Internet

1.1. Tiến trình của sự xuất hiện cao răng?

  • Bạn có thắc mắc về quá trình hình thành cao răng không? Nếu có thì bạn sẽ được giải đáp ngay bây giờ.
  • Sau khi bạn ăn xong khoảng chừng 15 phút thì trên bề mặt răng xuất hiện một lớp màng mỏng. Khi lớp màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ lợi dụng kéo đến, tích tụ ngày một dày hơn. Lớp màng đó được gọi là mảng bám.
  • Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 70% trọng lượng của mảng bám chính là vi khuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc trong 1mg mảng bám có chứa tới 1 tỉ con vi khuẩn.
    Mảng bám lúc đầu còn mềm và bạn có thể dễ dàng làm sạch bằng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa.
  • Tuy nhiên, nếu để mảng bám tồn tại quá lâu dẫn đến vôi hóa thì chuyện đã không còn dễ dàng. Lúc này, các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt cũng như cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hay mép lợi và nó được gọi là cao răng.
  • Đến thời điểm này thì bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ nha sĩ thì mới có thể làm sạch được. Họ sẽ giúp bạn lấy cao răng bằng những dụng cụ chuyên dùng.
Cao răng hình thành từ thức ăn thừa và sự tích tụ của các vi khuẩn
Cao răng hình thành từ thức ăn thừa và sự tích tụ của các vi khuẩn. Ảnh Internet

1.2. Tác hại của cao răng là gì?

Cao răng chính là tiền đề cho câu chuyện “bệnh răng miệng”. Đây là nơi cư trú hoàn hảo của các loài vi khuẩn. Một số bệnh răng miệng có nguồn gốc từ cao răng:

  • Bệnh viêm nướu: Nguyên nhân của bệnh viêm nướu đến từ vi khuẩn trong cao răng. Khi quá trình này tồn tại quá lâu sẽ gây ra hiện tượng tụt nướu.
  • Bệnh nha chu: Khi bệnh viêm nướu tiến triển nhanh chóng sẽ dẫn đến bệnh nha chu. Hiện tượng tụt nướu chính là nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này. Nếu không được chữa trị kịp thời thì các vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công. Nó sẽ “phá hủy” vùng xương ổ răng và cả dây chằng nha chu. Không chỉ gây ra hiện tượng miệng hôi, lợi chảy máu mà căn bệnh này còn khiến răng ê buốt và thậm chí là có hiện tượng lung lay răng dẫn đến rụng răng sớm.
  • Bệnh niêm mạc miệng: Cao răng là một thủ phạm tiếp tay cho căn bệnh niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, nó cũng gây lở miệng (áp-tơ). Nặng hơn là ảnh hưởng đến cơ thể bởi căn bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.
Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, rất dễ để răng bạn bị viêm nha chu
Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, rất dễ để răng bạn bị viêm nha chu. Ảnh Internet

2. Lấy cao răng là gì?

Lấy cao răng là dịch vụ nha khoa cơ bản lấy đi lớp mảng cứng bám xung quanh cổ răng. Đây là việc làm cần thiết giúp bạn bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất. Bạn nên phòng ngừa trước khi cao răng xuất hiện và nên đi lấy cao răng sớm nếu thấy chúng xuất hiện. Vì để càng lâu thì cao răng hình thành càng nhiều, dày và cứng hơn, sẽ khó khăn hơn cho việc lấy cao răng.

2.1. Giá lấy cao răng

Hiện nay dịch vụ nha khoa này phát triển khá mạnh. Giá dịch vụ thì sẽ có sự chênh lệch nhỏ về chi phí ở mỗi trung tâm hay phòng khám nha khoa. Có sự chênh lệch như vậy là vì cơ sở vật chất và tay nghề của các nha sĩ. Thường dao động từ 80k – 500k.

giá lấy cao răng
Giá lấy cao răng sẽ có chênh lệch và thường dao động từ 80k – 500k. Ảnh Internet

2.2. Dụng cụ lấy cao răng

2.2.1. Dụng cụ lấy cao răng tại nhà

  • Khăn sạch: Lựa chọn khăn mềm đã được vệ sinh kỹ, kết hợp cùng các nguyên liệu như: Dầu dừa, dầu oliu, dấm táo…  để cọ sát đẩy cao răng bong ra khỏi chân răng. Tuy nhiên, khi thực hiện cần tránh tác động đến nướu gây viêm sưng và chảy máu chân răng.
  • Bàn chải: Sử dụng bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ nên có thể len lỏi vào sâu các kẽ răng. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng kết hợp với các nguyên liệu như: Dầu đinh hương, dấm táo, hỗn hợp kem đánh răng từ baking soda và chanh.. chải đều lên các bề mặt răng từ 3 – 5 phút rồi súc miệng sạch sẽ. Thực hiện thường xuyên để thấy hiệu quả.

2.2.2. Dụng cụ lấy cao răng tại nha khoa

  • Dụng cụ cầm tay: Đây là bộ dụng cụ truyền thống của nha sĩ, Được thiết kế với đầu nhọn mảnh và sắc để lấy cao răng ra bên ngoài. Đầu kia được thiết kế tay cầm linh hoạt để bác sĩ thao tác dễ dàng. Tuy nhiên dụng cụ này không còn được ưa chuộng nữa vì nó khó kiểm soát lực, dễ gây tổn thương và biến chứng cho quý khách hàng.
  • Máy thổi cát: Đây là dụng cụ lấy cao răng với thiết kế thông minh: 1 đầu là tay cầm, đầu kia là ống phun cát nhỏ. Dựa trên lực phun, các hạt cát mịn sẽ tác động tới mảng bám cao răng khiến chúng bong tróc, rơi ra khỏi bề mặt răng và chân răng. Tuy nhiên dụng cụ này có thể khiến bề mặt răng bị rỗ – tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây ố vàng hay thâm đen mặt răng…
  • Máy siêu âm: Dụng cụ lấy cao răng phổ biến nhất ngày nay. Với thiết kế chắc chắn: 1 đầu là tay cầm và đầu kia được thiết kế mảnh, nhỏ để cạo vôi răng dưới tác động của sóng siêu âm. Bằng dụng cụ chuyên dụng này, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi thực hiện dịch vụ.
dụng cụ
Máy siêu âm là dụng cụ lấy cao răng phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Ảnh Internet

3. Lấy cao răng tại nhà

3.1. Lấy cao răng bằng banking soda

Baking soda (muối nở) là một trong những nguyên liệu giúp lấy cao răng tại nhà hiệu quả nhất. Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ nướu, lợi rất tốt khi sử dụng nước ấm. Cách thực hiện như sau:

  • Trộn đều 1/2 muỗng baking soda với một chút nước ấm.
  • Sau khi đánh răng xong, bôi hỗn hợp này lên phần cổ răng, dưới nướu và chà xát nhẹ trong vài phút.
  • Xúc miệng lại thật sạch với nước ấm để mảng bám cao răng trôi ra ngoài.
Lấy cao răng bằng banking soda
Lấy cao răng bằng banking soda rất hữu hiệu và còn giúp bảo vệ nướu, lợi. Ảnh Internet

3.2. Lấy cao răng bằng các loại vỏ trái cây

Vỏ chuối: Mặt trong của vỏ chuối có tác dụng làm trắng răng và lấy cao răng hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Xé vỏ chuối rộng khoảng 3 – 5 cm. Sau đó chà sát mặt trong của vỏ chuối lên các mặt răng. Khi chà đến những vùng nhiều cao răng thì giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút.
  • Xúc miệng thật sạch với nước để loại bỏ những mảng bám và xơ chuối hoặc nhựa chuối còn sót lại trong khoang miệng.

Vỏ cam: Trong vỏ cam chứa nhiều vitamin và axit. Có tác dụng làm sạch mảng bám cao răng tại nhà và đẩy chúng ra ngoài hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Lựa vỏ cam có nhiều tinh dầu. Đem phơi nắng cho vỏ cứng lại và xay nhuyễn thành bột.
  • Sau khi đánh răng xong, cho một chút bột vỏ cam lên trên kem đánh răng và chải như bình thường.
  • Xúc miệng thật sạch để loại bỏ hết các mảnh vụn của mảng bám cao răng trong khoang miệng.
lấy cao răng tại nhà
Vỏ cam hay vỏ chuối đều có thể làm sạch mảng bám trên răng và đẩy chúng ra ngoài. Ảnh Internet

3.3. Lấy cao răng bằng rau củ giòn

  • Những loại rau củ giòn như: Bông cải, cần tây, cà rốt, rau xà lách được xem là “bàn chải đánh răng tự nhiên”. Chúng có chức năng chà và tẩy cao răng khá tốt. Bạn chỉ cần nhai chúng mỗi ngày, nhai thật kĩ để tạo lực ma sát, giúp cao răng bong ra ngoài.
  • Ngoài ra, rau giòn còn kích thích quá trình sản sinh nước bọt, giúp ngăn sự hình thành mảng bám trên răng. Vì vậy ăn nhiều các loại rau xanh vừa có lợi cho sức khỏe vừa giúp chăm sóc răng hiệu quả hơn.
 rau củ giòn
Nhai rau củ giòn mỗi ngày, nhai thật kĩ để tạo lực ma sát, giúp cao răng bong ra ngoài. Ảnh Internet

3.4. Lấy cao răng bằng các loại dầu

Dầu dừa: Loại bỏ những mảng bám trên răng rất tốt. Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp cho hơi thở của bạn được cải thiện hơn Cách thực hiện:

  • Sử dụng khăn sạch thấm dầu dừa và chà nhẹ trên thân răng khoàng 3 – 5 phút/ mỗi ngày.
  • Bạn nên thực hiện mỗi ngày để các mảng bám cao răng biến mất và màu sắc răng được cải thiện đáng kể.

Dầu oliu: Không những là cách làm sạch cao răng tại nhà mà còn giúp răng trắng bóng hiệu quả và tuyệt đối không gây hại đến men răng. Cách thực hiện:

  • Dùng miếng vải sạch nhúng một chút dầu oliu.
  • Chà thật nhẹ nhàng lên thân răng, cổ răng và phần răng có bám nhiều cao răng. Tiếp tục chải răng như bình thường.
dầu
Sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để làm sạch cao răng, cho răng trắng sáng hơn. Ảnh Internet

4. Có nên lấy cao răng?

4.1. Lí do bạn phải cạo vôi răng

Chính vì những tác hại trên, mà một lời khuyên chân thành là bạn nên đi lấy cao răng. Không chỉ vậy, dưới đây là ba lý do để thuyết phục cho hành động này.

  • Thứ nhất: Nguyên nhân gây ra viêm là do độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng. Khi bị viêm sẽ gây ra thêm tình trạng tiêu xương ở răng làm lợi mất đi chỗ bám. Tiếp đến, ta sẽ thấy dần dần xương trở nên dài ra và để lộ vùng xương răng. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu do vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ nữa.
  • Thứ hai: Chiều dài của chân răng là yếu tố không thay đổi. Vì thế, khi xương răng càng tiêu biến thì độ dài chân răng nằm trong xương ngắn lại dần. Tiếp đến sẽ làm răng lung lay và cuối cùng là “vô tình” thúc đẩy quá trình tiêu xương diễn ra nhanh chóng.
  • Thứ ba: Tiêu xương sinh lý là quá trình diễn ra một cách tự nhiên theo thời gian. Việc làm cho xương không bị tiêu là chuyện không thể. Vậy nên chỉ cần duy trì xương ở mức độ ổn định là được rồi. Việc này quan trọng hơn bạn nghĩ nhiều đấy.
Việc cạo vôi răng thực sự rất quan trọng
Việc cạo vôi răng thực sự rất quan trọng. Ảnh Internet

4.2. Lấy cao răng có trắng răng không?

  • Việc lấy cao răng thực chất không phải là giải pháp làm trắng răng. Tuy nhiên, việc loại bỏ những vết ố, xỉn màu do mảng bám sẽ đồng thời khiến răng bạn trở nên trắng đẹp hơn đó.
  • Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà mà không cần đến phòng nha. Chỉ với các phương pháp dân gian, bạn đã có thể lấy cao răng đơn giản, tiết kiệm với những nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên, cần phải có sự kiên trì đó.
  • Nhưng một lưu ý nhỏ là việc này chỉ có thể giúp giảm bớt sự hình thành mảng bám chứ không có tác dụng loại bỏ triệt để cao răng. Vì thế, muốn làm sạch, đặc biệt khi có nhiều cao răng thì hãy đến ngay nha khoa nhé.
Bạn có thể làm trắng răng, loại bỏ bớt mảng bám bằng những phương pháp trong dân gian
Bạn có thể làm trắng răng, loại bỏ bớt mảng bám bằng những phương pháp trong dân gian. Ảnh Internet

5. Lấy cao răng có hại không?

  • Câu trả lời là không nhé. Không những không ảnh hưởng mà còn giúp bạn tránh được các bệnh về răng. Do vậy, hãy kiểm tra răng định kỳ. Đồng thời, hãy thực hiện cạo vôi răng theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng của mình nhé.
  • Theo như lời khuyên của các nha sĩ, bạn nên tiến hành cạo vôi và đánh bóng răng khoảng 6 tháng/ lần. Còn đối với các bệnh nhân bị bệnh nha chu ặng thì nên cạo 3 tháng/ lần. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà sẽ có những điều chỉnh đôi chút. Vì thế, hãy làm theo chỉ định của nha sĩ bạn nhé.
  • Nếu bạn là một người chăm chỉ đánh răng đều đặn, đúng thời điểm và biết chải răng đúng cách, tự hạn chế được khả năng hình thành vôi răng thì chỉ cần cạo vôi răng 1 năm/ lần là được rồi nhé.
Cạo vôi răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Cạo vôi răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ảnh Internet

6. Lấy cao răng có tốt không?

6.1. “Đối đãi” như thế nào với vôi răng?

  • Phòng hơn chữa mà phải không ạ? Vì thế, việc đầu tiên chúng ta nên làm là phải tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc răng miệng đúng. Đồng thời, chú ý chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Tránh tạo điều kiện cho cao răng phát triển thành mảng lớn.
  • Bên cạnh đó, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để loại bỏ vôi răng. Tránh để tình trạng răng miệng trở nên tệ rồi mới tìm hướng giải quyết.
  • Như đã đề cập ở trên, chúng ta đã biết sự ảnh hưởng nghiêm trọng của cao răng đến sức khỏe răng miệng. Vì thế, cần lấy sạch cao răng để nó không có dịp làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
chăm sóc, phòng ngừa
Chăm sóc răng đúng cách để hạn chế tối đa mảng bám trên răng. Ảnh Internet

6.2. Thời gian thích hợp để tiến hành lấy cao răng

  • Lời khuyên của nha sĩ là nên tiến hành kiểm tra răng định kỳ trong khoảng từ 3 – 6 tháng/ lần để duy trì tình trạng răng tốt.
  • Thật sai lầm nếu bạn đợi cao răng xuất hiện rồi mới đi cạo. Bởi vì, một khi cao răng đã hình thành thì tức là đã có sự tổn thương trong khoang miệng. Hay nói cách khác, điều đương nhiên là sẽ để lại hậu quả.
  • Hiện nay, các phòng khám nha khoa đều đã được trang bị các trang thiết bị, máy móc hiện đại hỗ trợ việc láy cao răng. Phương pháp được lựa chọn tại các phòng nha đó chính là lấy vôi bằng máy siêu âm. Đây là một phương pháp tiên tiến giúp loại bỏ vôi răng triệt để. Tính ưu việt của nó là không gây đau nhức cho người sử dụng dịch vụ.
  • Tuy nhiên, có một lời khuyên nữa dành cho bạn. Bạn không nên lấy cao răng trong khoảng thời gian quá gần nhau. Thực chất mà nói thì việc lấy cao răng sẽ dễ dẫn đến việc kích thích răng, gây ê buốt và khó chịu do sự tác động của sóng siêu âm quá nhiều.
  • Cuối cùng, việc tốt nhất mà bạn nên làm vẫn là tập thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách, hạn chế mảng bám hình thành trên răng.
Lấy cao răng định kì để đảm bảo sức khỏe răng miệng
Lấy cao răng định kì để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Ảnh Internet

7. Lấy cao răng có đau không?

  • Đây là câu hỏi của khá nhiều người. Đặc biệt là các chị em phụ nữ. Câu trả lời là không nhé.
  • Khi bạn lấy cao răng lần đầu thì sẽ có cảm giác ê buốt răng nhưng đến lần 2, lần 3,… thì cảm giác ê buốt cũng chẳng còn nữa.
  • Một tình trạng hi hữu đó chính là chảy máu khi cạo vôi răng sẽ có thể chảy máu. Và việc máu chảy ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người đó.
  • Khi bạn đã cạo vội răng, bạn sẽ cảm thấy ê buốt nếu uống nước lạnh hoặc nóng. Tuy nhiên, nhanh thôi, cảm giác này sẽ biến mất trong vài ngày tiếp theo.
Việc lấy cao răng chỉ khiến bạn cảm thấy hơi ê buốt chứ không làm đau
Việc lấy cao răng chỉ khiến bạn cảm thấy hơi ê buốt chứ không làm đau. Ảnh Internet

Những thông tin về lấy cao răng mà Chuyên mục Sức khỏe cung cấp trên đây có đem lại hữu ích cho bạn không? Hãy chăm sóc bản thân thật tốt từ những điều nhỏ nhặt nhất. Ông bà ta có câu “cái răng, cái tóc là gốc con người”, vậy nên phải luôn chú ý đến cả sức khỏe răng miệng của mình, lấy cao răng đúng định kì nhé.

Hồng Ân tổng hợp