1. Suy nhược thần kinh
- Suy nhược thần kinh (còn được gọi là hội chứng Da Costa) là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng. Nguyên nhân chính là sự rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Có thể là do các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống. Môi trường làm việc có những biến đổi, hay có nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên.
- Hội chứng Da Costa được xem như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu. Bệnh được đặt tên theo người đã nghiên cứu và mô tả rối loạn trong cuộc nội chiến Mỹ là bác sĩ Jacob Mendes Da Costa. Cũng có một số tên gọi khác như: Chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, hội chứng gắng sức,…
2. Triệu chứng suy nhược thần kinh
Dưới đây là những đặc điểm nhận biết của bệnh suy nhược thần kinh.
- Bệnh nhân thường xuyên than phiền.
- Tính cách dễ bị kích thích, hay mệt mỏi.
- Đau đầu âm ỉ, giấc ngủ bị rối loạn.
- Mất tập trung, thường xuyên xao nhãng trong công việc.
- Giảm hứng thú chuyện giường chiếu.
- Có biểu hiện bằng trầm cảm.
- Thường xuyên có cảm giác lo âu hoặc sợ hãi.
2.1. Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp nhất
Dấu hiệu thường gặp nhất khi mắc bệnh suy nhược thần kinh là mệt mỏi. Dưới đây là các biểu hiện điển hình dẫn đến mệt mỏi.
- Mệt mỏi là trạng thái cơ thể mọi người đều gặp phải. Bình thường do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề. Mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ.
- Mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì thường không có nguyên nhân cụ thể. Dù cho nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu và mất sức. Sự mệt mỏi tăng lên sau hoạt động trí óc hoặc do suy yếu cơ thể.
- Khi bạn mệt mỏi, trạng thái tinh thần cũng sẽ trở nên bực bội, khó chịu, không yên. Nằm trên giường cứ suy nghĩ lung tung, khó đi vào giấc ngủ. Khả năng làm việc giảm sút do mệt mỏi, do mất khả năng tập trung. Ngoài ra các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng như: Tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều, chóng mặt, thiếu máu v.v…
2.2. Chứng nghi ngờ gây ra sự lo lắng cho người bệnh
Một biểu hiện rất thường gặp nữa là luôn nghi ngờ mình có bệnh. Chứng nghi ngờ bệnh có thể phát sinh chính từ cảm giác mệt mỏi khó giải thích được. Điều này thường xảy ra do những cảm giác khó chịu nào đó trong cơ thể. Mặc dù đã được khám toàn diện và kết quả đều tốt nhưng vẫn nghi ngờ mình có bệnh. Họ cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt, hoặc kiểm tra có thể bị nhầm. Có thể như:
- Khi đau đầu cho là hay là mình bị u não.
- Hồi hộp cho là bị bệnh tim.
- Đầy hơi khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày.
2.3. Ảnh hưởng đến nhân cách của bản thân
Ảnh hưởng đến nhân cách sẽ dẫn đến ít nói, ít xã giao, luôn thận trọng, hay tự kiểm tra mình. Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp.
Theo các chuyên gia ở Nga từ lúc mắc bệnh đến khi hình thành các thể lâm sàng, quá trình sinh lý não biến đổi qua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn tương ứng với dấu hiệu, diễn biến nhất định. Trong đó, suy nhược thần kinh tác động lớn đến vỏ não. Hậu quả của sự quá căng thẳng và hệ thần kinh trong vỏ não vượt quá giới hạn gây nên chứng đau đầu trong thời gian dài. Biểu hiện cụ thể của từng giai đoạn như:
- Giai đoạn đầu: Thường biểu hiện trạng thái kích thích, hay cáu gắt, mất tập trung, khó ngủ.
- Giai đoạn hai: Biểu hiện chủ yếu như mệt mỏi, bối rối, giảm chú ý, đau đầu, dễ bị cảm xúc chi phối.
- Giai đoạn ba: Biểu hiện như cảm xúc bị ức chế, vô cảm hoặc trầm cảm, bị ám ảnh bởi hiện tượng xung quanh.
2.4. Hoảng loạn
- Tình trạng rối loạn lo âu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các cơn hoảng loạn. Đặc biệt là cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khoẻ tinh thần.
- Việc kiểm soát hơi thở của bạn là rất quan trọng. Khi lo lắng, chúng ta sẽ thở nhanh và sâu, đồng nghĩa với việc lượng CO2 thải ra nhiều. Điều này gây nên một sự thay đổi tạm thời nồng độ pH trong máu gọi là kiềm hô hấp. Sự thay đổi nồng độ CO2 trong máu sẽ gây ra cảm giác buồn nôn và choáng váng. Vì thế hãy điều hòa lại hơi thở bằng cách thở chậm và dài hơn để ổn định lại nồng độ CO2. Một hơi thở ra dài sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm và khiến bạn thư giãn hơn.
2.5. Mất ngủ
Đây được xem là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể. Nó giúp phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc và học tập. Giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển. Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Có một vài biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ của bạn như:
- Tập thể dục: Là giải pháp giúp bạn giải tỏa căng thẳng và giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine.
- Đi bộ: Cũng có thể là một giải pháp rất tốt cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo một nghiên cứu để giảm cảm giác lo lắng và trầm cảm, nên dành ít nhất 30 phút đi bộ mỗi ngày. Việc chăm sóc sức khỏe thể chất cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.
2.6. Mất tập trung và suy giảm trí nhớ
- Chứng mất tập trung có biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn. Tác hại của nó là làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Khi bị mất tập trung trong lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…
- Để tránh mắc phải những căn bệnh này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh. Ngoài ra hãy kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, nhiều khoáng chất và vitamin. Đặc biệt là phải kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và hạn chế căng thẳng, thức khuya.
2.7. Rối loạn lo âu
- Thông thường, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng. Hoặc có thể là trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu, nếu không cải thiện sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm.
- Vì vậy, khi bạn đang lo lắng về một vấn đề, hãy thư giãn. Điều đó sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái trở lại và có thể khiến bạn hoàn thành tốt công việc của mình hơn. Từ đó bạn sẽ có được những phương thức giải quyết hợp lý hơn. Khi bạn đang ở trong tình trạng lo âu hay trầm cảm, bạnftraamf chỉ cần ngồi bình tĩnh và hít thở thật sâu trong một vài phút. Hãy lặp lại vài lần một ngày, cách này sẽ thay đổi chức năng bộ não của bạn, tạo thành một thói quen tốt.
3. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh
Nguyên nhân chính của stress là sự căng thẳng kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh. Có thể gọi là bệnh tâm căn suy nhược nếu bệnh chủ yếu do chấn thương tâm thần gây ra. Bệnh tâm căn suy nhược là một trạng thái mệt mỏi, dễ bị kích thích, kèm theo lo âu. Bệnh này chủ yếu là do những yếu tố bên ngoài tác động với cường độ không nhẹ nhưng kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là do các chấn thương tinh thần và hoàn cảnh xung quanh kéo dài như:
- Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu xã hội, mâu thuẫn và bất hòa với tập thể, mâu thuẫn trong đời sống cá nhân và gia đình,
- Thất bại trong công việc và đời sống, bị nghi ngờ oan uổng. Thất bại trong tình yêu, vợ chồng không hòa hợp, con cái bị tàn tật, bị hư hỏng, người thân chết.
- Xung đột giữa nhân cách người bệnh với môi trường sinh sống xung quanh.
Các yếu tố khác:
Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian và biểu hiện rõ khi gặp thêm một nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy như:
- Thần kinh yếu, lao động trí óc nhiều.
- Cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp.
- Những bệnh viêm nhiễm mạn tính: Viêm mũi, viêm túi mật, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng.
- Những bệnh nhiễm độc mạn tính: Nhiễm độc rượu, thiếu dinh dưỡng kéo dài, kiệt sức, thiếu ngủ lâu ngày.
4. Cách chữa suy nhược thần kinh
Vì nguyên nhân gây bệnh là tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên… nên bệnh suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tìm ra nguyên nhân gây stress.
4.1. Sử dụng kỹ thuật trong y tế
- Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh suy nhược thần kinh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh tiền sử bệnh của bạn. Tiếp đó bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và một số xét nghiệm cho bạn. Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán suy nhược thần kinh bao gồm: Xét nghiệm máu, X-quang,…
- Mặc dù bệnh được liệt kê trong ICD – 10 và thuộc nhóm “rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh”. Những hiện tại các cơ quan y tế từ lâu đã không còn sử dụng tên này và đang thay thế bằng các chẩn đoán cụ thể hơn. Trong thế kỉ 21, các bác sĩ phân loại sự khó chịu này như là một bệnh về thần kinh và chúng cũng xuất hiện ở các bệnh nhân mắc bệnh về các cơ quan khác trên cơ thể.
4.2. Sử dụng cách khám chữa bệnh thông thường
- Bạn có thể điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng cách hạn chế các hoạt động nặng. Có một lối sống lành mạnh hơn. Nếu bị mắc bệnh, bạn nên ngồi tựa lưng hoặc nằm nghỉ tại giường vì đó là hai tư thế tốt nhất cho sức khỏe.
- Bạn có thể điều trị bệnh bằng cách phương pháp như cải thiện vóc dáng và tư thế. Lưu ý nên tập thể dục với cường độ thích hợp nếu có thể. Bạn nên mặc quần áo lỏng ở thắt lưng và tránh thay đổi tư thế. Những phương pháp trên có thể giúp bạn giảm hồi hộp và hạn chế đau ngực trong một thời gian ngắn. Tốt nhất bạn nên đứng lên từ từ để không bị chóng mặt vì hạ huyết áp tư thế trong một số trường hợp gây ra.
- Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn các loại thuốc như: Digitalis hoặc fox glove. Chúng có vai trò như chất ức chế natri-kali ATPase giúp tăng thể tích nhát bóp của tim và làm giảm nhịp tim.
4.3. Thói quen sinh hoạt hàng ngày
Để phòng ngừa bệnh suy nhược thần kinh người bệnh cần:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, uống trà xanh mỗi ngày, tránh xa rượu bia, thuốc lá,…
- Ngủ đủ giấc: Bạn không nên thức quá khuya, luôn ngủ đủ giấc (khoảng 8 giờ/ngày).
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên vận động và luyện tập thể thao (với cường độ vừa phải). Ví dụ như đi bộ 30 phút đều đặn mỗi buổi sáng, tập những động tác thể dục tại chỗ, yoga sau giờ làm việc,…
- Tránh stress và căng thẳng: Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan tích cực trong công việc và cuộc sống. Sau mỗi 45 phút tập trung làm việc, bạn cần cho não nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút. Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Lối sống tích cực: Chia sẻ, trò chuyện cùng bạn bè, suy nghĩ lạc quan, tích cực…
5. Suy nhược thần kinh nên ăn gì?
Nguyên tắc ăn uống:
- Bổ sung đầy đủ các loại rau quả và trái cây.
- Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe,…
5.1. Nên ăn gì?
5.1.1. Hạt sen, tâm sen
Hạt sen, đặc biệt là tâm sen là một trong những loại thuốc an thần. Tâm sen có công dụng giãn mạch ngoại vi, hạ áp. Đối với bệnh suy nhược cơ thể, tâm sen giúp trị mất ngủ, ổn định huyết áp, nhịp tim. Bên cạnh đó các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh có thể được giảm nhẹ đấy. Tuy vậy bạn nên sao tâm sen trước khi sử dụng vì trong tim sen có chứa độc tính.
5.1.2. Rong biển
Rong biển là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp cơ thể hồi phục và khỏe mạnh hơn. Trong rong biển có hàm lượng muối thấp và canxi cao, hỗ trợ điều hòa huyết áp và rất tốt cho hệ thần kinh. Thực phẩm này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, đặc biệt tốt cho sức khỏe người bệnh suy nhược thần kinh.
5.1.3. Long nhãn
Theo Đông y, long nhãn có vị ngọt, tính hơi ôn có tác dụng ích ích trí an thần, tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết. Được sử dụng để giảm nhẹ triệu chứng lo âu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim… Đây là thực phẩm mà người mắc chứng suy nhược thần kinh nên sử dụng thường xuyên. Bạn có thể dùng long nhãn để nấu các món ăn hàng ngày như: Pha trà, hầm trong các loại canh…
5.1.4. Bí đỏ
Hàm lượng sắt, muối khoáng cũng như vitamin trong bí đỏ rất dồi dào. Vitamin K và T trong bí cũng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, tăng cường sức khỏe não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra chất acid glutamine cũng rất cần thiết cho hoạt động của não bộ, giúp phản ứng chuyển hóa các tế bào thần kinh và não. Bổ sung bí đỏ cho khẩu phần ăn hàng ngày giúp người bệnh dễ ngủ, khỏe mạnh hơn.
5.1.5. Cá biển
Các loại cá biển điển hình như: Cá hồi, cá ngừ,… chứa nhiều acid béo, omega 3, đóng vai trò trong việc bảo vệ hệ thần kinh. Bổ sung thực phẩm này hằng ngày giúp tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng cho mọi người. Ngoài ra, các acid béo và omega 3 cũng dễ được tìm thấy trong các loại hạt, quả bơ, bắp cải….
5.1.6. Các loại đậu
Các loại đậu thường có hàm lượng vitamin A, B, D, C cao, giúp tăng sức đề kháng. Ngoài ra còn có các chất đạm, magie, sắt… tốt cho sự phát triển của não bộ, giảm mệt mỏi, suy nhược thần kinh.
5.1.7. Sữa và lòng đỏ trứng
Sữa và lòng đỏ trứng đều chứa nhiều chất choline. Đây là dưỡng chất cấu tạo màng tế bào, chuyển hóa chất dẫn truyền hệ thần kinh. Những người bị sa sút trí nhớ do bệnh suy nhược thần kinh gây ra nên bổ sung choline từ thực phẩm hàng ngày để tình trạng bệnh được cải thiện.
5.1.8. Chuối sứ
Chuối sứ có vị ngọt, tính lạnh giúp thanh nhiệt, dịu hệ thần kinh. Ăn 2 trái chuối sứ chín vào buổi sáng giúp não bộ hoạt động tốt hơn, tăng cường trí nhớ khiến bạn tỉnh táo học tập và làm việc. Vitamin B6 trong chuối cũng giúp cải thiện hệ thần kinh, giúp các tế bào trong não được sản sinh khỏe mạnh.
5.2. Suy nhược thần kinh nên kiêng gì?
- Các đồ uống chứa caffein: Gây kích thích thần kinh dẫn đến mất ngủ. Không những vậy, caffein còn khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp dẫn đến các dấu hiệu bệnh suy nhược thần kinh thêm trầm trọng.
- Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tuần hoàn máu trong cơ thể. Tác động vào hệ thần kinh và tim mạch khiến người bệnh dễ bị kích thích, hưng phấn, khó kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ. Tìm đến bia rượu để giải tỏa tâm trạng chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn cũng như khả năng cao dẫn đến chứng nghiện rượu…
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh: Có hại cho hệ tim mạch và tuần hoàn máu, đặc biệt là với những người mắc suy nhược thần kinh. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ đóng hộp để cải thiện sức khỏe.
Trên đây là những thông tin tham khảo cho người bị bệnh về suy nhược thần kinh. Nếu sau 3 – 4 tuần bệnh không thuyên giảm, thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để khám chữa, tránh tình trạng tự điều trị bừa bãi khiến bệnh càng trở nặng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và có một tinh thần vui vẻ và thoải mái.
Minh Đức tổng hợp