1. Tết ăn món gì? – Những món ăn ngày Tết miền Bắc
Tết ăn món gì theo văn hóa ẩm thực của người miền Bắc được nhiều gia đình quan tâm. Nhất là những người vừa mới về nhà làm dâu, bước đầu đảm nhận công việc nội trợ. Biết rõ các món ăn truyền thống bạn sẽ chuẩn bị được mâm cỗ hoành tráng, nghiêm trang thể hiện lòng thành kính của gia đình đối với tổ tiên, thần linh.
1.1. Tết ăn món gì ? – Thịt bò kho
Nếu miền Nam nổi tiếng trứ danh với thịt kho tàu với trứng thì miền Bắc sẽ có món thịt bò kho đậm đà hương vị. Món ăn có màu sắc hấp dẫn, hương vị nồng đượm luôn có mặt trong mâm cỗ sum vầy ngày Tết Nguyên Đán. Thông thường món ăn này sẽ được chuẩn bị kỹ nguyên liệu sẵn từ ngày 29 để kịp nấu cúng gia tiên vào trưa 30 Tết Âm lịch.
Thịt bò kho là món ăn trang trọng, ngon miệng thể hiện sự hiếu khách và đại diện cho ẩm thực phía Bắc. Món ăn là sự hòa quyện các nguyên liệu, gia vị tuyệt vời. Theo đó bạn có thể nấu bò kho chuẩn vị thơm ngon với khoai tây, cà rốt, hành tây, củ cải trắng… tùy theo sở thích của gia đình.
1.2. Bánh chưng, bánh dày
Bánh chưng, bánh dày xuất phát từ sự tích bánh chưng bánh dày thời vua Hùng. Đây là một trong những món ăn tạo nên “linh hồn” của ngày Tết Cổ Truyền miền Bắc. Bánh chưng, bánh dày đại diện cho trời đất, công ơn sinh thành dưỡng nuôi của cha mẹ. Chúng vừa là món bánh ngon vừa mang ý nghĩa văn hóa, giá trị tinh thần dân tộc Việt.
Vào ngày Tết dâng cúng chiếc bánh này nhằm bày tỏ lòng biết ơn tạo hóa ban cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gắn kết gia đình. Không những thế những lần học gói bánh, canh lửa cũng khiến Tết trở thành kỷ niệm ấm áp, ai đi xa cũng sẽ quay về.
1.3. Tết ăn món gì? – Thịt đông
Vào thời điểm giao mùa Đông – Xuân tiết trời miền Bắc cũng bắt đầu se lạnh. Những lúc này được ăn món thịt đông kèm với dưa hành sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn. Đây là món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về ở vùng Bắc bộ. Món ăn được làm từ thịt gà, thịt lợn, chân giò lợn, mộc nhĩ, nấm hương ninh nhừ rồi bọc lại để ngoài trời rét cho đông lại hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
Thịt Đông sẽ có lớp mỡ trên bề mặt màu trắng mịn pha chút vàng nhạt trong suốt như rau câu. Phía dưới món ăn chính là phần thịt, nấm lắng xuống dồn lại. Món ăn ngày Tết ngày có độ béo ngậy, nêm nếm vừa miệng, mát lạnh khiến người ăn say mê, thích thú. Chính vì thế thịt đông là câu trả lời lý tưởng cho Tết ăn món gì ở miền Bắc.
1.4. Tết ăn món gì? – Nem rán
Nem rán cũng chính là món chả giò quen thuộc theo cách gọi của người miền Nam. Tuy cách hình dáng và cách làm tương tự nhưng món nem rán sẽ có nguyên liệu rất khác với chả giò. Đây là món ăn đặc trưng riêng mang đậm dấu ấn ẩm thực miền Bắc. Theo đó cách làm nem rán tại đây sẽ có bánh đa nem, giá sống, trứng, nấm hương, mộc nhĩ, thịt nạc lợn, hành khô, trứng, hạt tiêu, gia vị… Ngoài ra phần nước chấm của món nem rán cũng có cách chế biến khác, thiên về vị mặn hơn là ngọt như miền Nam.
Có thể nói nêm rán là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên và gia đình Miền Bắc ngày xuân. Chúng thu hút bởi hương vị giòn tan, béo ngậy, vừa vị và phần nước chấm đậm đà. Nếu thích bạn có thể cuốn chúng với rau sống, đồ chua.
1.5. Canh măng hầm giò
Nhắc đến món ngon ngày Tết miền Bắc không thể nào bỏ qua canh măng hầm giò. Bởi măng là món ăn quen thuộc, gần gũi thường xuyên có mặt trong các món ngon hàng ngày. Theo đó măng khô sẽ được luộc qua nhiều lần nước, hầm cùng móng giò heo, cổ, cánh, chân gà… Món ăn ngày Tết này sẽ có phần nước ngọt béo tự nhiên, thịt thơm bùi ngậy, măng dai giòn cực cuốn hút.
Không những thế canh măng hầm giò còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng tuyệt vời. Vào buổi sáng bạn có thể húp chén canh này trước khi đi thăm họ hàng, chúc Tết ông bà và nhận xì lì.
1.6. Nộm, nem chạo
Một trong những món ăn giúp cân bằng dinh dưỡng ngày Tết chính là các món nộm, nem. Bởi chúng được làm từ các nguyên liệu như rau muống, hoa chuối, cà rốt, su hào, bắp cải, giá… Đây là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tích tụ mỡ thừa… Các loại rau củ quả này thường được trộn cùng thịt gà vịt luộc chặt miếng, tai heo, thịt bò…
Các món nộm có cách làm đơn giản, chua ngọt ngon miệng góp phần đa dạng thực đơn ngày Tết. Chúng giúp cân bằng khẩu vị, kích thích ngon miệng và đỡ ngán ngấy. Theo đó bạn có thể dùng món ăn với bánh đa, bánh phồng tôm tùy thích.
1.7. Các loại giò
Giò luôn là món ăn đặc biệt được ưu tiên đưa vào mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Món ăn có từ rất lâu đời, thường dùng để đãi khách abn8 cùng đồ muối chua. Trong đó có các loại giò phổ biến như giò lụa, giò thủ, giò bò, giò hoa ngũ sắc, giò ngựa, giò bì, giò me, giò cá hồi, giò đà điểu…
Khi bày vào mâm cổ trang nghiêm chúng thường được cắt thành các khoanh. Sau đó chia nhỏ giò thành các miếng gọn gàng xếp vào đĩa cho đẹp mắt. Món ăn chính là nét ẩm thực đặc trưng gieo thương nhớ cho những người con xa nhà. Đi đâu người ta cũng muốn quay về bên mâm cơm đoàn viên.
2. Tết ăn món gì? – Những món ăn ngon ngày Tết miền Nam
Những món ăn ngon ngày Tết miền Nam luôn khiến những người con xa quê nhớ thương muốn nhanh được trở về nhà. Nồi thịt kho trứng, bánh tét, canh khổ qua hầm… do chính tay mẹ nấu khiến ai cũng bồi hồi. Tất cả tạo nên hương vị ngày Tết thân thương, quen thuộc và quá đỗi tuyệt vời. Dưới đây là những gợi ý cho bữa mâm cỗ, bữa cơm đoàn viên thịnh soạn, ấm cúng.
2.1. Thịt kho tàu
Thịt kho tàu là món ăn truyền thống mang đậm văn hóa ẩm thực đặc trưng của miền Nam Bộ. Chúng còn có tên gọi khác là thịt kho nước dừa, thịt kho trứng, thịt kho hột vịt… Vào ngày 29, 30 Tết mọi người sẽ kho nồi thịt kho tàu lớn để dâng cúng ông bà tổ tiên. Món ăn này thường được dùng thịt ba rọi mềm, trứng vịt, trứng cút, kho kèm nước dừa tươi, nêm nêm gia vị đậm đà. Bạn sẽ kho liu riu lửa đến khi thịt mềm, trứng vịt ngã thấm vị vàng, hương vị béo thơm dậy mùi.
Thịt kho trứng là món ăn gắn bó với nhiều kỷ niệm tuổi thơ của người dân miền Nam. Món ăn khiến người ta cảm thấy ấm áp, không khí sum vầy của bữa cơm đoàn viên. Dù đi đến đâu người ta vẫn nhớ về quê nhà, muốn trở về bên nồi thịt kho tàu miền Nam mẹ nấu ngày xuân. Tết ăn món gì đúng phong tục miền Nam? Câu trả lời không thể thuyết phục hơn chính là món thịt kho tàu.
2.2. Tết ăn món gì? – Bánh tét
Nếu miền Bắc có món bánh chưng truyền thống thì miền Nam sẽ có món bánh tét cải tiến. Đây là loại bánh quan trọng bày trong mâm cỗ cúng gia tiên dịp Tết Nguyên Đán miền Nam. Loại bánh này có 2 loại chính là nhân mặn và nhân ngọt. Trong đó bánh tét nhân mặn sẽ có nhiều nguyên liệu ngư thịt ba rọi, mỡ lợn, trứng muối, lạp xưởng tạo ra nhiều vị khác nhau. Bánh tét nhân ngọt phổ biến hơn với nhân đậu xanh, đậu đỏ, chuối xiêm.
Bánh tét được gói, bao bọc từ nhiều lớp lá chuối. Chúng giống như hình ảnh các bật sinh thành che chở, nuôi dưỡng con cái lớn khôn. Ngoài ra bánh tét còn mang niềm thỉnh cầu về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó món ăn ngày Tết này được chọn để cúng tổ tiên, thành thánh thể hiện niềm ước mơ mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đặc biệt cách gói gói bánh tét, nấu bánh, canh bếp lửa bập bùng đêm ba mươi còn gợi lại niềm ký ức ấm áp, hạnh phúc với những câu chuyện của ông bà, cha mẹ.
2.3. Khổ qua hầm
Khổ qua hầm là món ăn tiếp theo không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên ngày giao thừa. Đây là món ăn có tên “khổ qua” chan chứa hy vọng xua tan cái khổ, vận xui đón năm mới tài lọc, thịnh vượng. Canh khổ qua nhồi thịt với vị đắng đặc trưng giúp làm mát, thanh lọc cơ thể, dễ tiêu hóa, tránh đầy bụng, khó tiêu.
Món ăn được làm bằng khổ qua, thịt băm là chính. Từng quả khổ qua nhồi thịt nức nở cũng thể hiện sự đủ đầy, dư dả trong năm mới. Đây chính là món ăn xứng đáng đưa vào thực đơn Tết ăn món gì đúng văn hóa Nam bộ.
2.4. Gỏi gà xé phay
Gà luộc chéo cánh là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong bức tranh ngày Tết miền Nam. Chúng góp phần tạo nên sự đa dạng, trịnh trọng cho mâm cỗ. Hơn thế sau khi cúng chúng có thể mang xé phay trộn gỏi để đãi khách, ăn bữa cơm đoàn viên. Gỏi gà xé phay là món ăn ưa thích, quen thuộc của người dân Tây Nam Bộ. Theo đó các nguyên liệu để trộn cùng thịt gà như hoa chuối, đu đủ, xoài xanh, cà rốt, dưa leo, bắp cải… Bạn có thể lựa chọn theo sở thích cả nhà.
Món gỏi gà có thể chấm cùng nước mắm chua ngọt ăn kết hợp bánh phồng tôm. Tuy nhiên người miền Tây sẽ thường ăn loại nộm gà chua ngọt này với cháo nấu bằng nước luộc gà. Cả nhà quây quần bên nhau ăn nồi cháo ấm áp sẽ tăng thêm tình cảm sau 1 năm dài xa cách.
2.5. Tết ăn món gì? – Chả giò
Tết ăn món gì đúng phong tục thì không thể nào thiếu chả giò. Từng miếng chả giò giòn rụm, béo ngậy, thơm ngon vừa miệng luôn khiến người ta mê mẩn. Món ăn ngày Tết này có lớp bánh tráng bò bía bao bọc bên ngoài, phần nhân là tôm thịt, rau củ đầy đặn. Chúng có mặt trong mâm cúng của người miền Nam thiện hiện mong ước cả năm ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra chả giò cũng toát lên sự sang trọng thường dùng trong các bữa tiệc đãi khách. Chúng mang đến nguồn dinh dưỡng, năng lượng tuyệt vời để mọi người chắc bụng du xuân, tiệc tùng vui vẻ.
2.6. Chả lụa, chả lạnh, lạp xưởng
Chả lụa, chả lạnh và lạp xưởng là một trong những món ăn luôn được dự trù ngày Tết. Món ăn chỉ cần đặt mua hoặc làm trước Tết vài ngày cho vào tủ lạnh để ngày cúng hay ăn thì lấy ra. Chúng góp phần làm đa dạng thực phẩm ngày Tết, bạn giảm bớt công việc nấu nướng cực nhọc. Hơn thế món ăn này cũng được rất nhiều người yêu thích bởi sự ngon miệng, vừa khẩu vị.
Lạp xưởng có nguồn gốc từ người Hoa và cũng rất được người miền Nam yêu thích đưa vào dự trữ ngày Tết. Mỗi khi gia đình có tiệc nhậu bạn có thể mang ra chiên thái lát mỏng, cắt thêm chả, để lên ít dưa chua chấm cùng muối tiêu là hết sẩy. Đây là món mồi nhậu lý tưởng ăn hoài không chán.
2.7. Món lẩu cù lao
Lẩu cù lao là món ăn đặc trưng vùng Nam bộ nói chung và sông nước miền Tây nói riêng. Không chỉ riêng ngày Tết mà mỗi khi nhà có đám tiệc ngươi dân nơi đây đều ưu ái món ăn này. Nồi cù lao được thiết kế cao sang, lạ mắt và trang trọng. Phần bên trong giữ nồi sẽ được gắp lửa than vào cháy nóng hổi. Xung quanh bên ngày sẽ được trải lên rau củ quả, thịt bằm cuốn trong lá bắp cải, bò viên, lòng gà, gan gà, gan heo…
Món ăn mang đến sự thanh mát nhờ chứa nhiều chất xơ trong rau củ quả. Phần nước dùng chính là nước luộc thịt, hầm cương vô cùng ngọt nước, béo ngậy. Cộng thêm tay nghề nêm nếm vừa khẩu vị của các bà nội trợ miền Tây thì món ăn càng tuyệt đỉnh hơn. Vào đêm giao thừa cả nhà ngồi quây quần bên nồi cù lao sôi nghi ngút khói càng làm tăng sự ấm áp yêu thương. Đây là đáp án thuyết phục cho câu hỏi Tết ăn món gì ở Nam bộ.
3. Tết ăn món gì cho đỡ ngán
Vào những ngày Tết Nguyên Đán ba ngày xuân lúc nào cũng tụ tập ăn uống với những bữa cơm nhiều món chiên dầu, thịt mỡ sẽ làm bạn ngán ngấy. Những lúc này hãy chuẩn bị những món ăn kích thích khẩu vị, chống ngán để ngon miệng ngày xuân. Dưới đây cùng tham khảo các món ăn chống ngán ngày Tết nhé!
3.1. Tết ăn món gì đỡ ngán? – Củ kiệu, dưa món
Củ kiệu, dưa món là món ăn chống ngán lý tưởng. Chúng có hương vị chua ngọt, giòn tan thường được ăn kèm thịt kho trứng, bánh chưng, bánh tét, giò chả… Mỗi khi gần Tết các bà nội trợ thường xuyên mua nguyên liệu về sơ chế, phơi nắng rồi mang muối lên men để dành ăn vào những ngày Tết.
Món ăn này cũng chính là một trong những nét văn hóa đặc trưng tạo nên không khí ngày Tết. Chính vì thế bài toán Tết ăn gì đỡ ngán đáp án đầu tiên chính là củ kiệu, dưa món muối.
3.2. Các món gỏi, nộm chua ngọt
Từ lâu các món gỏi, nộm đã được đưa vào danh sách các món ăn thanh mát, chống ngán tuyệt vời. Chúng có hương vị chua ngọt, giòn tan, thơm ngon lôi cuốn bạn ăn mãi không dừng. Tùy theo sở thích mọi người có thể thực hiện cách làm món gỏi gà, gỏi xoài, nộm thịt bò, nộm sứa biển…
Gỏi nộm ghi điểm nhờ cách thực hiện đơn giản có thể dùng làm món ăn vặt, ăn chơi, mồi nhậu hay ăn cơm đều ngon. Muốn ăn đúng bài bạn hãy chuẩn bị thêm bánh phồng tôm là hết ý.
3.3. Gỏi cuốn tôm thịt
Gỏi cuốn được làm từ bánh tráng, rau củ quả, tôm thịt, bún cực ngon. Chúng thường được chấm với nước mắm chua ngọt, nước nêm, tương đen đậu phộng, tương bơ đậu phộng tùy sở thích.
Theo đó gỏi cuốn cũng là món ăn được xếp vào hàng thực đơn giảm cân sau Tết và trong Tết hiệu quả. Bởi chúng chứa nhiều chất xơ, chất đạm, ít tinh bột giúp no lâu, giảm thèm ăn và ăn ít hơn.
3.4. Chân gà ngâm sả tắc
Chân gà ngâm sả tắc là món để được lâu trong tủ lạnh và càng lâu thì lại càng thấm vị. Chính vì thế đến gần Tết có thời gian bạn có thể ngâm chân gà để sẵn phục vụ cho ngày Tết. Chúng có thể làm món ăn vặt ngày Tết chất lượng kích thích khẩu vị mỗi khi bạn quá ngán ngấy thịt mợ. Chân gà ngâm sả ớt sẽ có vị chua ngọt vừa phải, mát lạnh và giòn tan sần sật thơm lừng mùi sả tắc. Món ăn này có thể kế hợp chế biến sốt Thái, ngâm cùng cóc, xoài tùy theo sở thích mỗi nhà.
Vào những ngày gặp hội chị em bạn dì thân thiết bạn có thể mang ra chiêu đãi vừa ăn vừa tám chuyện. Ngoài ra đây cũng là món mồi nhậu vui vẻ nhâm nhi vài lon bia trải lòng tâm sự chuyện trong năm qua. Tin rằng ngày xuân sẽ thật vui vẻ, rộn ràng với món ăn đặc biệt này.
3.5. Tết ăn gì đỡ ngán? – Kim chi
Nhắc tới Tết ăn món gì đỡ ngán không thể nào bỏ qua món Kim chi muối. Mặc dù là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc nhưng kim chi rất được người Việt ưa chuộng. Chúng mang đến hương vị chua dịu, cay nồng củng màu sắc đỏ của bột ớt cực hấp dẫn. Vào ngày Tết dùng món ăn rực rỡ này cũng mang lại nhiều may mắn, bước sang năm mới rực rỡ hơn.
Kim chi đóng hộp cho vào tủ lạnh sẽ để được lâu nên bạn có thể an tâm về vấn đề bảo quản ăn trong dịp Tết. Món ăn còn giúp cải thiện tiêu hóa, cung cấp thêm chất xơ và dung hòa các món thịt mỡ cho đỡ ngán.
4. Tết ăn món gì cho may mắn?
Từ thời xa xưa đến ngay ngày Tết thường được quan niệm nên làm những điều may mắn và tránh làm những điều kiêng kị. Trong đó việc chọn món ăn khai lộc đầu năm cũng rất quan trọng. Ông bà ta thường có câu “có kiêng có lành”, “đầu xuôi đuôi lọt”. Tuy nhiên Tết ăn món gì may mắn để cả năm tài lộc, bình an, vui vẻ cùng xem dưới đây.
4.1. Tết ăn món gì cho may mắn? – Xôi gấc
Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ sẽ mang đến sự rực rỡ, phước lành, sắc xuân tươi thắm cho mọi người. Vì thế ngày Tết người ta thường trang trí, sắm sửa và cả chọn món ăn chuộng màu đỏ. Do đó món xôi gấc rất được hoan nghênh nhờ màu sắc bắt mắt, hương vị dẻo thơm, ngọt bùi béo ngậy.
Một đĩa xôi đầy đặn dâng lên cúng tổ tiên sẽ mang lại sự thịnh vượng, cát tường viên mãn. Không những thế món ăn còn mang đến nhiều chất dinh dưỡng phòng ngừa và cải thiện các bệnh về mắt, chống lão hóa, làm đẹp da tuyệt vời.
4.2.Tết ăn món gì cho may mắn? – Dưa hấu
Hình ảnh cặp dưa hấu chưng Tết trên bàn thờ gia tiên đã quá quen thuộc với mỗi người. Loại quả này không những trưng cho đẹp mà còn mang đến sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Bởi trái dưa to tròn, đầy đặn thể hiện cho sự đủ đầy. Phần vỏ màu xanh chính là mùa màng tốt tươi, ruột dưa màu đỏ tượng trưng cho phúc lành, tương lai rực rỡ.
Ngoài dưa trưng bạn có thể mua thêm để ăn tráng miệng vào những ngày Tết. Đặc biệt món ăn này cũng có thể dùng để đãi khách, làm nước ép dưỡng da, giữ dáng những ngày vi vu xuân vui vẻ. Dưa hấu chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng rất cần thiết cho sức khỏe.
4.3. Tết ăn món gì may mắn? – Gà luộc
Gà luộc như đã nói ở trên là món ăn bao đời trong mâm cỗ ngày Tết Cổ Truyền. Theo quan niệm dân gian nói về 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cần mẫn, cương trực và mạnh mẽ. Bên cạnh đó theo sách chiêm tinh trong 8 ngày đầu năm mới mỗi ngày sẽ thuộc về một con giáp. Gà nằm trong ngày mùng 1 nên người ta thường cúng món ăn này. Đêm Giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm, mặt trời ẩn mình rất sâu. Chính vì thế cúng gà sẽ mang mong ước đánh thức mặt trời để đủ đầy ánh sáng cả năm. Điều này cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
4.4. Các món ăn từ cá
Theo lý giải của người Trung Hoa thì từ “cá” gần giống với phát âm “dư” trong dư giả. Đây cũng chính là lí do loại thực phẩm này thường có trong mâm cơm đoàn viên ngày Tết. Các món ăn từ chúng cũng thường dùng để đãi khách thể hiện sự nhiệt tình, hiếu khách. Theo đó bạn có thể làm cá chép, cá diêu hồng… mang hấp Hồng Kông, cá chưng tương, cá ôm cải chua… Các món ăn góp phần tạo nên ẩm thực đầu năm đa dạng, cân bằng khẩu vị.
Theo đó trong cá cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Món ăn từ cá mang đến sự thuận lợi, thu hút tần vận, công danh sự nghiệp hanh thông. Vì thế bạn có thể xem xét đưa chúng vào thực đơn Tết ăn món gì may mắn.
5. Ngày tết ăn món gì ngon, ít vào bếp?
Sau những ngày cận Tết chuẩn bị quá nhiều món cúng gia tiên, giao thừa thì chị em nội trợ cũng cần có thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó là dành thời gian để đi thăm họ hàng hai bên nội ngoại, bạn bè. Chính vì thế để tiện lợi hơn chị em có thể chuẩn bị một số món khô trong nhà có thể đãi khách, làm mồi nhậu đơn giản không cần chế biến phức tạp.
5.1. Khô bò, gô gà xé cay
Khô bò và khô gà là hai món khô rất được lòng mọi người vào dịp Tết. Chúng có thể để được lâu, tiện lợi làm mồi nhâm nhi vài ly cũng rất tuyệt vời. Dùng món ăn này để đãi khách cũng không mất đi sự chỉn chu mà lại còn cực sang chảnh. Bởi khô bò, khô gà có giá thành khá đắt.
Chính vì thế Tết ăn món gì ngon, nhanh gọn chính là khô bò, khô gà. Người ta sẽ thường ưu tiên khô bò vì chúng có màu đỏ rực mang đến điềm may mắn, an lành, tô sắc thắm tươi ngày xuân. Bạn có thể đặt mua hoặc tự làm bò kho giòn đãi khách dịp Tết trổ tài nữ công gia chánh.
5.2. Khô cá kèo
Khô cá kèo là món ăn thường được trữ trong dịp Tết đến xuân về để nhâm nhi vài ly bia. Không những có thể làm mồi nhậu món khô dùng để ăn chơi, ăn vặt hay ăn cơm. Bạn chỉ cần đem khô cá kèo chiên lên vài phút, giòn tan chấm cùng nước mắm me cay cay là tuyệt vời.
Món khô cá kèo chính là đặc sản của người miền Tây, thức quà quý dành để biếu tặng những người thân yêu. Vào ngày Tết có món ăn này sẽ giúp bạn thay đổi khẩu vị, ăn ngon và không cần cực nhọc nấu nướng.
5.3. Tết ăn món gì tiện lợi? – Nem chua
Tết ăn món gì ngon không thể bỏ qua nem chua. Món ăn được bao bọc bên ngoài bằng lá chuối hoành tráng, bên trong là thịt nêm đỏ hồng hấp dẫn. Món ăn có vị dai dai, sần sật, chua ngọt vừa miệng có thể ăn kèm dưa món, củ kiệu. Chúng được xếp cùng các loại chả, ăn vặt hay uống bia điều thích.
Tùy theo từng vùng mà nem chua sẽ có hương vị khác nhau. Nem chua miền Trung thường có vị chua dịu nhẹ ăn kèm tỏi tăng thêm hương vị. Nem chua miền nam sẽ có vị chua ngọt đậm đà kèm theo ớt, tỏi, lá chùm ruột.
5.4. Thịt heo ngâm mắm
Thịt heo ngâm mắm là một trong những món đặc trưng của ẩm thực Tết miền Trung. Từng thớ thịt heo săn chắc được ngâm trong nước mắm nhiều ngày tạo thành món ăn đậm đà, cuốn hút. Món ăn chỉ cần vớt ra thái mỏng, chuẩn bị kèm rau sống bánh tráng cuốn bún hoặc đơn giản là ăn cùng cơm trắng.
Điểm cộng cho món thịt heo ngâm mắm này là các thực hiện đơn giản, nhanh gọn và không mất thời gian nhiều. Bạn có thể ngâm trước Tết để không bận rộn nấu nướng nhiều món. Thịt ngâm nước mắm có thể để được lâu cho bạn tha hồ thưởng thức từ từ.
5.5. Mắm tép, tôm chua
Mắm tép hay tôm chua là món ăn bình dị, dân dã quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung, miền Tây. Theo đó mỗi vùng miền sẽ có hương vị riêng. Tôm chua được biết đến là đặc sản xứ Huế có vị chua thanh, ngọt đậm đà, cay nồng củ tỏi ớt. Chúng thường được dùng trộn gỏi đu đủ, chấm với các món cuốn, luộc kèm rau thơm, bánh tráng và bún. Tết ăn món gì thuận tiện, đỡ cực chế biến câu trả lời chính là tôm chua, mắm tép.
5.6. Tết ăn món gì tiện lợi? – Lạp xưởng, tôm khô
Nếu nói về các món khô ăn ngày Tết thì lạp xưởng và tôm khô cũng là lựa chọn sang chảnh. Hơn thể các món ăn này đều có màu sắc rực rỡ theo quan niệm dân gian sẽ mang đến điềm lành. Món ăn ngày Tết ngày có thể làm mồi nhậu, ăn chơi, ăn cơm điều ngon. Lạp xưởng bạn chỉ cần chiên phồng lên thái mỏng, tôm khô có thể để nguyên bỏ ra đĩa ăn kèm dưa món, củ kiệu.
Món ăn tuy đơn giản nhưng vẫn làm toát lên hương vị ngày Tết Cổ Truyền. Chúng góp phần làm đa dạng món ăn ngày Tết vừa ngon vừa bổ dưỡng. Cách làm lạp xưởng đỏ đẹp ngày Tết tại nhà cũng khá đơn giản, nhẹ nhàng. Vì thế bạn hãy tự tin đưa lạp xưởng, tôm khô vào thực đơn Tết ăn món gì ngon, tiện lợi nhé!
Tết ăn món gì ngon đầy đủ cúng gia tiên, bữa cơm đoàn viên thêm ấm áp luôn được mọi người tìm kiếm, lựa chọn kỹ lưỡng. Bởi Tết Nguyên Đán mỗi năm chỉ có một lần để đủ đầy, quây quần bên nhau. Tin rằng các món ăn gợi ý trên đây sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng bổ sung và thực đơn ngày Tết thêm phong phú, đủ đầy.
Ngọc Hân