1. Piracetam là thuốc gì?
Thuốc Piracetam thuộc nhóm: Thuốc hướng tâm thần.
Thuốc Piracetam có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén piracetam 800mg.
- Viên nang piracetam 400mg.
- Dịch truyền 12 g/60 ml.
Chỉ định:
- Người bị chóng mặt.
- Người cao tuổi mắc các bệnh về trí não.
- Ðột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.
- Điều trị nghiện rượu.
- Ðiều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm.
Chống chỉ định:
- Người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút).
- Người mắc bệnh Huntington.
- Người bệnh suy gan.
2. Thuốc Piracetam có tác dụng gì?
- Tác động đến não và hệ thần kinh trung ương và bảo vệ hệ não bộ khỏi tình trạng thiếu hụt oxy. Hỗ trợ điều trị tình trạng giật rung cơ.
- Piracetam có tác dụng ức chế và làm hồi phục hồng cầu liềm in vitro và có tác dụng tốt trên người bệnh bị thiếu máu hồng cầu liềm.
- Có thể dùng để điều trị triệu chứng rối loạn trí nhớ hoặc rối loạn trí tuệ khi chưa được chẩn đoán suy giảm trí nhớ.
- Tăng giải phóng dopamin nên sự hình thành trí nhớ được tốt lên.
- Thuốc không có tác dụng gây ngủ, an thần, hồi sức hay giảm đau. Nó làm giảm khả năng kết tụ tiểu cầu.
- Tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như: Acetylcholin, noradrenalin, dopamin… Cải thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn.
- Chống lại những rối loạn chuyển hóa, làm tăng đề kháng của não với tình trạng thiếu oxy.
3. Piracetam 800mg
3.1. Chỉ định
- Người bị tổn thương não, các triệu chứng của hậu phẫu não & chấn thương não: Loạn tâm thần, đột quỵ, liệt nửa người, thiếu máu cục bộ.
- Rối loạn ngoại biên & trung khu não bộ: chóng mặt, nhức đầu, mê sảng nặng.
- Tai biến về mạch não, nhiễm độc carbon monoxide & di chứng.
- Giảm chức năng nhận thức & suy giảm thần kinh cảm giác mãn tính ở người già.
- Trẻ khó học, nghiện rượu mãn tính, rung giật cơ.
3.2. Liều lượng, cách dùng
Thông thường dùng 30 – 160 mg/kg/ngày, chia đều 2 lần hoặc 3 – 4 lần/ngày. Có những trường hợp đặc biệt như:
- Điều trị hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi: 1,2 – 2,4 g/ngày.
- Điều trị nghiện rượu: 12 g/ngày/thời gian cai rượu đầu tiên. Điều trị duy trì: Uống 2,4 g/ngày.
- Suy giảm nhận thức sau chấn thương não: Liều ban đầu: 9 – 12 g/ngày, liều duy trì: 2,4 g/ngày, uống ít nhất trong 3 tuần.
- Thiếu máu hồng cầu liềm: 160 mg/kg/ngày, chia đều làm 4 lần.
- Điều trị giật rung cơ: 7,2 g/ngày, chia làm 2 – 3 lần.
4. Piracetam 400mg
4.1. Tác dụng
- Thuốc có tác dụng tạo hưng phấn, góp phần cải thiện chuyển hoá của tế bào thần kinh.
- Khi sử dụng thuốc sẽ tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin, … Nó góp phần cải thiện môi trường chuyển hoá để các tế bào thần kinh hoạt động tốt.
- Bảo vệ chống lại những rối loạn chuyển hoá do thiếu máu cục bộ nhờ làm tăng đề kháng của não đối với tình trạng thiếu oxy.
- Huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào sự cung cấp oxy. Tạo sự thuận lợi cho con đường pentose và duy trì tổng hợp năng lượng ở não.
- Phục hồi khả năng biến dạng và đi qua các mao mạch. Ngoài ra, công dụng của thuốc còn giúp chống giật rung cơ.
4.2. Đối tượng sử dụng
- Người mắc bệnh rối loạn tâm thần và các bệnh liên quan đến chấn thương sọ não hoặc thiếu máu cục bộ.
- Người mắc các bệnh liên quan rối loạn thần kinh trung ương như: Chóng mặt, nhức đầu, lo âu, sảng rượu hay rối loạn ý thức.
- Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Người nghiện rượu.
- Người mới bị chấn thương hay phẫu thuật.
- Người cao tuổi.
- Người đột quỵ do thiếu máu cực bộ cấp.
- Người gặp chứng khó đọc và rối loạn hành vi ở trẻ em.
5. Dùng thuốc Piracetam đúng liều lượng
5.1. Cho người lớn
Với tác dụng chống co rút vỏ não
- Uống 7,2 g mỗi ngày, chia làm 2 – 3 liều.
- Tăng liều thêm 4,8 g mỗi ngày sau mỗi 3 – 4 ngày, liều tối đa 20 g mỗi ngày.
Tăng cường nhận thức trong suy vỏ não
- Uống 2,4 g mỗi ngày, chia thành 2 – 3 liều.
- Có thể dùng liều 4,8 g mỗi ngày nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.
5.2. Cho trẻ em
Thuốc này không an toàn cho trẻ em. Bạn cần hiểu rõ an toàn của thuốc trước khi cho trẻ sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
6. Tác dụng phụ của thuốc là gì?
- Phản ứng dị ứng, khó thở, sưng và sốt.
- Xuất huyết dưới da do cơ chế cục máu đông.
- Ảo giác, khó giữ thằng bằng hoặc mất thăng bằng khi đứng.
- Lo lắng, bồn chồn, hoang mang, bối rối, mất ngủ, trầm cảm.
- Yếu người, chóng mặt.
- Tăng cân, đau dạ dày, tiêu chảy.
- Ốm, đau đầu, sưng da thường vùng da xung quanh mặt, ban da, ngứa.
Trường hợp cần lưu ý khi dùng thuốc:
- Bạn vừa mới cai nghiện thuốc lá.
- Suy giảm chức năng thận.
- Rối loạn tim mạch.
- Rối loạn cầm máu.
- Bạn vừa có phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
- Người lớn tuổi.
7. Những câu hỏi liên quan về thuốc Piracetam
Đang mang thai hoặc cho con bú có nên sử dụng Piracetam?
Theo như nhưng nghiên cứu và kết luận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ.
Tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A = Không có nguy cơ.
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu.
C = Có thể có nguy cơ.
D = Có bằng chứng về nguy cơ.
X = Chống chỉ định.
N = Vẫn chưa biết.
Khi uống Piracetam sử dụng rượu, bia, thuốc lá được không?
Rượu và thuốc lá tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn.
Bảo quản thuốc như thế nào?
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không được để thuốc trong phòng tắm hay ngăn đá.
- Mỗi loại thuốc đều có các bảo quản khác nhau, hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.
- Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.
Tương tác của thuốc Piracetam với thuốc khác?
- Tương tác giữa Piracetam và tinh chất tuyến giáp khi dùng đồng thời: Lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ.
- Thời gian prothrombin đã được ổn định bằng warfarin sẽ tăng lên khi dùng piracetam.
- Có thể tương tác với thuốc: Cilostazol, Clopidogrel, Dipyridamole, Eptifibatide, Prasugrel, Ticlopidine, Tirofiban, Warfarin.
Trên đây là những thông tin về thuốc Piracetam mà có thể bạn chưa biết. Hãy tìm hiểu thật kỹ và tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Sức khỏe là quan trọng, đừng quên tìm hiểu kiến thức mỗi ngày với Chuyên mục Sức Khỏe của chúng tôi nhé.
Chi Lê tổng hợp