1. Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là tỏi trắng. Nhờ quá trình lên men chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 – 90 độ C) và độ ẩm (80 – 90 độ C). Qua 1 đến 2 tháng, tỏi trắng sẽ chuyển sang màu đen nhám, hàm lượng và các hoạt chất trong tỏi đen cũng tăng lên nhiều. Qúa trình này có tên gọi là Phản ứng Maillard.
Hàm lượng chất có lợi cho sức khỏe của tỏi đen tăng 300 – 400% so với tỏi thường. Tỏi đen có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Đây là 3 hoạt chất có khả năng phòng và chữa bệnh mạnh nhất của tỏi. Sau khi lên men, hàm lượng đường tăng khoảng 13 lần, fructose tăng 52 lần, sallyllcystein tăng 6 lần so với tỏi tươi.
2. Công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe
2.1. Chống ung thư và giảm cholesterol
Tỏi đen có tác dụng điều trị ức chế tế bào ung thư. Đây là tác dụng tuyệt vời nhất. Với lượng chất S-allylcysteine trong tỏi đen cao gấp 6 lần tỏi khác, giúp người bệnh kìm hãm được sự phát triển của các khối u, từ đó hạn chế sự di căn của bệnh.
Một dẫn xuất của amino acid cysteine trong tỏi có tác dụng giảm cholesterol hiệu quả. Cơ thể có quá nhiều cholesterol trong máu có khả năng gây bệnh về tim mạch. Nhất là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Cơ chế hoạt động: Kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u. Làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường.
2.2. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Đây là một trong những bệnh lý rối loạn mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh như: Độ tuổi, béo phì, di truyền và môi trường (lối sống và chế độ ăn uống). Tỏi đen là thực phẩm có khả năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Chống được những nguy cơ mà bệnh có thể gây ra như:
- Tăng nồng độ glucose trong máu.
- Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein.
- Có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng như suy thận, tai biến mạch máu não, đột quỵ, hoại tử chi…
Ăn tỏi đen trong vòng 7 tuần giúp làm giảm nồng độ đường và lượng hemoglobin trong máu rõ rệt. Mặt khác, nó còn giúp điều hòa đường huyết hữu hiệu.
2.3. Thu dọn gốc tự do giúp giảm huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh tim mạch, thường gặp trên toàn thế giới. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp là vô căn. Giảm huyết áp thông qua khả năng thu dọn gốc tự do là điều mà tỏi đen có thể làm được. Thông qua khả năng chống oxi hóa và làm giảm nồng độ chất oxi hóa MDA trong huyết tương, tỏi giúp ổn định huyết áp sau 14 tuần.
2.4. Tỏi đen giúp giảm mở máu
Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng chống oxy hóa cao S-allycyl-L-cysteine, Alline, Isoalliin… làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải choslesterol. Giảm hấp thu cholesterol xấu qua màng ruột, qua đó làm giảm độ lipid trong máu. Allicin cũng kích thích sự giãn nở của mao mạch, giúp máu lưu thông, thúc đẩy tuần hoàn máu, oxy và dưỡng chất được cung cấp đến khắp cơ thể, giảm cảm giác ê ẩm, cơn đau. Ngoài ra, các hoạt chất trong thần dược này còn có tác dụng chống đông máu, ngăn không cho các tiểu cầu đóng thành cục, giảm chứng cao huyết áp, thiếu máu não và tim mạch.
2.5. Tỏi đen bảo vệ gan
Gan là cơ quan quan trọng trong việc: Tổng hợp nhiều chất cần thiết, lọc, khử độc, bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể và chống lại các tác nhân có hại. Tỏi này giúp giảm các nguyên nhân gây ra tăng men gan như: Viêm gan do virus (A, B, C), uống rượu bia, béo phì, ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ (gan nhiễm mỡ), thuốc (kháng sinh, hạ sốt, giảm đau…), thảo dược không rõ nguồn gốc, độc chất (thuốc trừ sâu, nấm độc…), suy tim, thiếu máu vùng gan, rối loạn chuyển hóa, bệnh tự miễn, bệnh tích lũy sắt, đồng… Ngăn ngừa các bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan và ung thư gan.
2.6. Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng
Nhiều axit amin và các yếu tố vi lượng trong tỏi đen giúp chúng hình thành một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ vào quá trình lên men từ tỏi tươi, làm gia tăng các giá trị dinh dưỡng cũng như các hoạt chất sinh học quý giá có trong tỏi.
Tỏi đen có chứa allicin, dược chất này ngăn chặn virus hoạt động, nấm và vi khuẩn. Với công dụng này, nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý thì sẽ đem lại sức khỏe tốt, không lo bị bệnh trong những ngày thời tiết giao mùa.
2.7. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật
Tỏi đen có đặc điểm chống ô-xy hóa cao gấp 2 lần tỏi thông thường. Các chất chống ô-xy hóa bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, lão hóa, do đó giúp làm chậm lại quá trình lão hóa cơ thể. Bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Vì thế tỏi đen trở thành loại thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như: Bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.
3. Những công dụng khác
3.1. Tăng cường sinh lý
Hợp chất Allidiamin do Allicin có trong tỏi đen cùng vitamin B1 giúp điều hòa hormone và tăng cường sinh lý mạnh mẽ chức năng của hệ sinh dục. Từ đó, giúp tăng cường khả năng sinh lý của phái mạnh.
3.2. Ứng dụng trong ẩm thực
Nhiều nghiên cứu đã ứng dụng được việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm như: Gia vị tỏi đen, nước uống tăng lực, nước uống giải khát, sốt, tương tỏi đen, cao tỏi đen, viên nang… Được chế biến phục vụ nhu cầu người dân.
3.2. Tỏi đen có tác dụng làm đẹp hiệu quả
Tỏi đen có công dụng trong việc làm đẹp vì có chứa các thành phần đặc biệt như B15, A, C, E. Có tác dụng chống oxy hoá cao, bảo vệ cơ thể trước tổn hại từ các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hoá da. Từ đó có thể giúp kéo dài tuổi xuân và cơ thể khoẻ mạnh cho các chị em. Giúp làn da tươi trẻ, căng mịn và trẻ trung. Xóa mờ nếp nhăn nhanh chóng và bảo vệ da trước sự gây hại của gốc tế bào tự do.
Ăn tỏi đen mỗi ngày tạo ra sự chuyển hoá da và các hắc sắc tố ở lớp sừng trên bề mặt da để thải độc, giảm sạm, nám, tàn nhang giúp da tươi tắn và trắng sáng. Hòa tỏi đen với nước giúp giảm lão hóa, xóa mờ dần các nếp nhăn. Đẩy lùi tình trạng da sạm và khô, đem đến cho bạn làn da mềm mại và mịn màng.
4. Lưu ý khi dùng
- Hãy cẩn thận khi ăn vì có thể gây ra các tác dụng phụ như: Nóng trong người, đầy hơi, ợ nóng, dạ dày khó chịu, ngứa,…
- Bạn không được thay hoàn toàn tỏi tươi bằng tỏi đen mà cần phải biết dùng tỏi đen đúng cách và khoa học để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Nên ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn. Vì lúc này, dịch vị trong dạ dày và thức ăn sẽ giúp các hoạt chất hấp thu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nó còn tránh được các tác dụng phụ không tốt cho dạ dày.
- Nếu bạn vẫn muốn sử dụng tỏi đen, cần có sự tư vấn của những người có chuyên môn. Không nên làm dụng để tránh lãng phí.
- Những người gan thận hư, nóng trong dạ dày, khí huyết kém cần hạn chế ăn tỏi. Người muốn giảm cân nên sử dụng trong thời gian dài và kết hợp ăn uống vừa phải, tập thể dục thường xuyên.
Trên đây là 7 công dụng về sức khỏe của tỏi đen và nhiều công dụng khác nữa. Bạn có thể sử dụng nó trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống. Nhớ sử dụng đúng cách để có thể có được những tác dụng hữu ích nhất từ tỏi đen nhé.
Chi Lê tổng hợp