1. Bệnh trầm cảm
Có một thực tế mà không phải ai cũng biết là: 80% trong số chúng ta sẽ mắc trầm cảm trong một thời điểm nào đó. Hội chứng này không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh, mà có thể dẫn đến tử vong. Theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính thì mỗi năm có khoảng 850000 người chết do hành vi tự sát vì bệnh trầm cảm. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này nhé.
1.1. Trầm cảm là gì?
- Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng, đây là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc.
- Nó có thể gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú trong thời gian dài. Nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.
- Bệnh gây nên bởi sự rối loạn của hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong. Đây cũng là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát, trầm cảm do nguyên nhân khác nhau.
- Khi nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày thì nó sẽ khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử.
1.2. Đối tượng bị trầm cảm
Hội chứng này xảy ra ở hầu hết độ tuổi và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Độ tuổi vị thành niên khoảng 15 – 30 tuổi mắc phải nhiều nhất.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm:
- Tỉ lệ mắc phải cao ở các đối tượng thất nghiệp, phá sản, ly hôn,…
- Đối tượng học sinh, sinh viên vì áp lực học tập quá lớn. Nhiều bài vở, thi cử dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô.
- Sau khi sinh con, một số người bị trầm cảm sau sinh.
- Có tiền sử về các rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
- Lạm dụng đồ uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
- Bạn có thể thường xuyên thiếu tự tin vào bạn thân, quá độc lập, tự chỉ trích bản thân hay bi quan.
- Mắc các bệnh nặng, bệnh mãn tính như: Ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.
- Dùng một số loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp hay thuốc ngủ.
- Những chấn thương hay căng thẳng như: Bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
- Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã từng tự tử.
2. Tác hại của trầm cảm
- Khi bị trầm cảm sẽ gây mất ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày.
- Bệnh nhân sẽ gặp các vấn đề với ăn uống, rối loạn về thèm ăn, lâu dài khiến cho suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
- Trầm cảm khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới công danh, sự nghiệp, thậm chí gây ra rạn nứt tình cảm gia đình.
- Họ sẽ luôn bị cảm giác bi quan, suy nghĩ thiếu tích cực, mất cảm hứng với các hoạt động cơ bản bao gồm cả công việc tại cơ quan hay công việc gia đình.
- Diễn biến xấu nhất chính là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc tự sát, hoặc giết người. Ngoài ra còn nó còn là nguyên nhân cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn như: Tim mạch, dạ dày, tuyến giáp,…
3. Dấu hiệu trầm cảm
Dấu hiệu của trầm cảm rất da dạng và khác nhau ở mỗi người. Nó có thể như: Bạn ngủ nhiều hơn hoặc lại rất khó ngủ, người ăn nhiều hơn hoặc mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Có các triệu chứng thường gặp mà bạn cần chú ý đẻ phát hiện bệnh như:
3.1. Triệu chứng trầm cảm
- Không thể tập trung.
- Cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
- Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng.
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi.
- Mất hứng thú quan hệ tình dục.
- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.
- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
3.2. Biểu hiện cụ thể
- Buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ, nét mắt rất đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn.
- Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây, kể cả ham muốn tình dục.
- Rối loạn giấc ngủ chiếm 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Họ sẽ ngủ ít hơn 2 tiếng/ ngày so với bình thường. Bệnh nhân có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày và sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
- Không có cảm giác ngon miệng, có biểu hiện sút cân. Một số ít lại thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân.
- Xuất hiện các biểu hiện sinh lý như: Nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức tay chân.
- Lo lắng vô cớ, nổi giận, ám ảnh bệnh tât vô lý, sợ hãi, ngại giao tiếp, ít quan tâm đến người khác, đòi hỏi cao về những người khác.
- Bên ngoài ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc giọng nói trầm buồn đơn điệu.
4. Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?
Chứng trầm cảm này có thể xảy ra bởi những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến như:
- Gen: Nếu người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn sẽ có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
- Các chất hóa học trong não: Theo nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
- Stress: Bạn có thể trải qua những chuyện như: Người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
5. Điều trị chứng bệnh trầm cảm
Có nhiều phương pháp điều trị giúp giảm chứng trầm cảm thường là: Thuốc, nói chuyện với một chuyên viên trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý và phương pháp sốc điện.
Nguyên tắc điều trị:
- Ngưng các rối loạn cảm xúc.
- Chống tái phát.
- Phục hồi chức năng.
- Không được tự ý dùng thuốc.
- Dùng thuốc đúng, đủ theo phác đồ, không tự ý bỏ thuốc.
- Thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ của thuốc để có hướng giải quyết phù hợp.
5.1. Thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến như: Escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Các loại thuốc này chứa các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc khác như: Venlafaxine, duloxeton, piracetam và bupropion. Tuy nhiên khi bạn sử dụng thuốc này sẽ bị một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu, buồn nôn.
- Khó ngủ và căng thẳng.
- Kích động hoặc bồn chồn.
- Gây ra các vấn đề về tình dục.
Lưu ý: Cần thận khi sử dụng, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động. Họ có thể sẽ có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.
5.2. Tâm lý trị liệu
Phương pháp này sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Nó giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.
5.3. Liệu pháp sốc điện
Với những trường hợp nghiêm trọng thì không thể chữa trị bằng thuốc hay liệu pháp tâm lý. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ và thường là chỉ trong ngắn hạn.
Tiến hành một số xét nghiệm:
- Công thức máu, sinh hóa, chức năng gan, chức năng thận.
- CT, MRI sọ não.
- Điện não đồ, điện tim.
- Trắc nghiệm tâm lý: Beck, Hamilton, MMPI.
- Các XN chuyên khoa khác nếu cần.
5.4. Những điều bệnh nhân cần làm
- Bền bỉ khi điều trị.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn.
- Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
- Thay đổi lối sống.
- Giảm căng thăng trong công việc.
- Trung thực khi điều trị bệnh.
- Không bao giờ tuyệt vọng.
6. Cần làm gì để tránh tình trạng trầm cảm?
6.1. Chế độ sinh hoạt khoa học
- Đừng tự cô lập mình.
- Đơn giản hóa cuộc sống.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Gạt bỏ những áp lực của cuộc sống nếu có thể.
- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng.
- Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán nản, mệt mỏi.
6.2. Nhờ sự giúp đỡ
- Khi xảy ra những chuyện ảnh hưởng đến tâm lý thì nên quan tâm, gần gũi, chia sẻ với người khác để lấy lại niềm tin.
- Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn, gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.
- Tìm đến vác sĩ hay những người thân mình tin tưởng khi có ý định tự tử hoặc ý định giết hoặc làm hại người khác.
- Nếu các triệu chứng rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói, thấy những thứ không có ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng.
7. Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là một hiện tượng phổ biến mà ngày nay nó xuất hiện ngày một nhiều. Vì vậy bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết nhất để tránh những hậu quả xấu xảy ra.
7.1. Nguyên nhân bị trầm cảm sau sinh
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Chứng bệnh này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có một số nguyên nhân phổ biến như:
- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột. Từ đó có thể gây ra trạng thái trầm cảm. Điều này gần giống như việc căng thẳng và bị thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn người bình thường.
- Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong khi mang thai. Ngoài ra có một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc có em bé hoặc khi bé có vấn đề về sức khỏe.
- Mệt mỏi: Sau khi sinh họ phải mất một khoảng thời gian để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục sẽ dài hơn.
- Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ, quan tâm của người thân. Vừa sinh con vừa trải qua những sự việc đáng buồn như: Có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở,…
7.2. Phân loại trầm cảm sau sinh
7.2.1. Hội chứng nỗi buồn sau sinh “The baby blues”
Theo các nghiên cứu và báo cáo, có từ 50 – 80% phụ nữ trải qua tình trạng này. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều sẽ vượt qua và trở lại bình thường. Những trường hợp lâu nhất là khoảng 2 tuần sau sinh.
Biểu hiện:
- Mẹ thường xuyên thay đổi tâm trạng.
- Luôn buồn bã, lo lắng hoặc choáng ngợp.
- Khóc không kiểm soát.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ
Cách kiểm soát:
- Bạn hãy ngủ nhiều nhất có thể.
- Đừng quá áp lực bản thân. Hãy làm những việc trong khả năng của bạn, và để những việc còn lại cho những người khác.
- Bạn nên tránh ở một mình quá nhiều.
- Bạn hãy trò chuyện và nhận sự giúp đỡ từ chồng, người thân và bạn bè.
- Tham gia hội nhóm dành cho các bà mẹ.
7.2.2. Trầm cảm chu sinh
Trầm cảm chu sinh (chu kỳ sinh) là bao gồm cả trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh. Trầm cảm chu sinh thường kéo dài và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với “The baby blues”.
Biểu hiện:
- Bạn ngủ quá nhiều hoặc không ngủ được chút nào.
- Bạn không thấy vui vẻ.
- Bạn cảm thấy vô cảm.
- Bạn gặp vấn đề về tập trung, ghi nhớ và ra quyết định.
- Bạn không có hứng thú chăm sóc bản thân.
- Không có sức lực để hoàn thành những việc thường ngày.
- Muốn tránh né người thân và bạn bè.
- Mất hứng thú hoặc phản ứng tình dục.
- Bạn thấy mình là người thất bại nặng nề hoặc không có khả năng.
- Bạn thấy mọi thứ không hợp lý.
Để điều trị trầm cảm chu sinh có thể là điều trị tâm lý, hoặc đôi khi kết hợp giữa việc dùng một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc phù hợp với phụ nữ sau sinh và cho con bú).
7.2.3. Rối loạn tâm thần sau sinh
Một số rất ít phụ nữ sẽ bị một dạng trầm cảm hiếm gặp, đó là rối loạn tâm thần sau sinh. Phụ nữ bị rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn phân liệt cảm xúc có nguy cơ mắc phải rối loạn tâm thần sau sinh cao hơn. Rối loạn tâm thần sau sinh có thể đươc điều trị được với sự giúp đỡ y tế một cách chuyên nghiệp.
Biểu hiện:
- Cảm giác cực kỳ bối rối.
- Cảm giác vô vọng.
- Không thể ngủ ngay cả khi cơ thể kiệt sức.
- Không chịu ăn.
- Không tin tưởng người khác.
- Bị ảo giác về hình ảnh và âm thanh.
- Có suy nghĩ tiêu cực về việc làm tổn thương bản thân, em bé mới sinh hoặc những người khác.
7.3. Cách điều trị an toàn
Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về những cảm xúc, sức khỏe để phân biệt giữa buồn bã ngắn hạn sau sinh hay bệnh trầm cảm. Bác sĩ có thể sẽ:
- Yêu cầu bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm.
- Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến giáp.
- Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân.
Lối sống lành mạnh sau sinh:
- Bạn có thể hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu.
- Không gây áp lực cho bản thân, không phải cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo.
- Hãy dành thời gian cho bản thân và làm những điều bạn thích và thấy thoải mái.
- Trò chuyện với chồng, gia đình và bạn bè của bạn về các cảm xúc của bạn.
- Mở lòng và nói cần sự giúp đỡ với người thân để có thể trông hộ bé để ngủ và thư giãn.
- Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt. Đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể trải qua, và mệt mỏi là nguyên nhân khiến trầm cảm trở nên trầm trọng hơn.
Cách chăm sóc thai phụ:
- Hãy động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về công cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh.
- Hướng dẫn cho mẹ những thứ cần thiết như: Cách cho con bú, cách bế bé, tắm cho bé,…
Trầm cảm quả là hội chứng nguy hiểm và nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân và mọi người xung quanh. Ngày nay càng có nhiều người mắc phải tình trạng này, nó như tiếng còi báo động. Qủa thật với những người trầm cảm, chỉ cần họ được lắng nghe và chia sẻ sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất rồi đó.
Hiền Anh tổng hợp