Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm sữa chua và đặc biệt hơn là cách làm sữa chua nếp cẩm. Đây là món ăn được nhiều người yêu thích nên chắc chắn có nhiều người muốn tự tay thực hiện món ngon này. Còn chần chờ gì nữa, vào bếp và thực hiện ngay thôi.
1. Cách làm sữa chua
1.1. Cách làm sữa chua trắng tại nhà
Nguyên liệu:
- 1 lon sữa đặc.
- Nước sôi, nước đun sôi để nguội.
- 1 hũ yaourt làm men cái.
Cách làm:
- Đổ sữa đặc ra. Dùng lon đựng sữa đặc vừa rồi đong thêm 1 lon nước sôi và 2 lon nước đun sôi để nguội vào.
- Khuấy đều cho sữa tan hoàn toàn rồi cho sữa chua vào khi sữa đã nguội.
- Cho hỗn hợp sữa vào hũ đựng có nắp rồi đem đi ủ.
- Bạn có thể ủ bằng lò nướng/ lò vi sóng. Bật lò ở chế độ làm nóng sẵn (preheat) ở mức 170oC trong vòng 4 phút. Sau đó cho các hũ đựng vào, đóng nắp lò và ủ trong 6 tiếng.
- Ngoài ra bạn cũng có thể ủ bằng nồi, thau, thùng xốp. Đặt hũ sữa chua vào, cho nước nóng (khoảng 70 – 80 độ) vào ngập đến 2/3 hũ. Đậy kín nắp lại và ủ sữa chua trong 7 – 8 tiếng.
1.2. Cách làm sữa chua từ sữa tươi
Nguyên liệu:
- Đường.
- 1 lít sữa tươi (loại chưa thanh trùng).
- 2 hũ sữa chua có đường làm men cái.
Cách làm:
- Đun nóng sữa tươi, khuấy đều nhẹ tay theo một chiều để sữa không bị vón cục và cháy. Cho thêm đường vào tùy theo khẩu vị mong muốn. Nhớ khuấy đều để đường tan hết.
- Đun cho đến khi sữa nóng khoảng 70–80oC (sẽ xuất hiện sủi bọt quanh mép nồ) thì tắt bếp. Hạn chế để sữa sôi nếu không sữa sẽ bị mất chất.
- Để sữa nguội bớt rồi cho sữa chua men cái vào khuấy đều. Múc ra hộp hay hũ đựng đều được.
- Cách ủ cũng sẽ tương tự như cách làm sữa chua ở trên. Sau đó, bạn để sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 2 – 4 tiếng là có thể thưởng thức rồi.
1.3. Lưu ý
- Không ủ bằng nước quá nóng: Vì sẽ làm hỏng men và món ăn sẽ không có chất lượng đảm bảo.
- Canh thời gian ủ: Độ đông đặc và chua của món ăn sẽ tùy thuộc vào lượng men. Sau khi ủ khoảng 6 tiếng sữa sẽ bắt đầu đông lại và có vị chua dịu nhẹ.
- Đậy kín đồ ủ sữa chua: Đậy kín nồi ủ để duy trì nhiệt độ lên men sữa chua.
- Thời gian bảo quản: Bảo quản trong 2 tuần nhưng để đảm bảo dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên thưởng thức hết trong 1 tuần.
2. Cách làm nếp cẩm sữa chua
Nguyên liệu:
- 200g gạo nếp cẩm.
- 100g đường kính trắng, 100ml nước cốt dừa, 1 thìa muối.
- 3 lá dứa, sữa chua.
Cách làm:
- Vo gạo nếp cẩm thật sạch. Sau đó ngâm nếp cẩm trong nước với muối khoảng 2 – 3 tiếng.
- Đổ nếp cẩm và một lượng nước vừa đủ. Đun nhỏ lửa khoảng 5 phút thì cho lá dứa vào đun cùng và khấy đều. Nhớ vớt hết bọt và trấu ra.
- Đun sôi cho đến khi nếp cẩm sánh lại.
- Cho thêm đường và, đảo đều và đun thêm 5 phút cho nếp cẩm ngấm đường. Tắt bếp, chờ nếp cẩm nguội.
- Múc nếp cẩm ra, cho sữa chua, nước cốt dừa và đá vào và thưởng thức.
3. Cách làm sữa chua nếp cẩm
Nguyên liệu:
- 30gr lá nếp.
- 2 hộp sữa chua có đường, 1 lít sữa tươi không đường.
- 150gr đường cát trắng, muối.
- 300gr gạo nếp cẩm.
- Nước cốt dừa, sữa đặc.
Cách làm:
- Cho sữa tươi vào nồi, sau đó cho thêm 380ml sữa đặc vào và khấy đều.
- Làm nóng sữa khoảng 70 – 80 độ C thì tắt bếp. Nhớ vớt bọt thường xuyên và tắt bếp.
- Hòa trộn 2 hộp sữa chua vào trong sữa tươi, khuấy đều. Nhớ lọc qua rây để loại bỏ cặn. Rót hỗn hợp sữa chua vào trong hủ đựng có nắp, ủ trong 4 – 6 tiếng.
- Ngâm gạo nếp cẩm trong nước lạnh từ 6 – 8 tiếng. Vo và để ráo nước.
- Nấu nếp cẩm mềm, nước sệt lại, không quá nhão hoặc quá cứng.
- Khi nấu nếp cẩm đã hơi sệt, cho thêm đường cát vào nấu chung. Đợi khi có độ sệt vừa phải, nếp chín thì tắt bếp.
- Múc sữa chua, cho phần nếp cẩm lên trên. Cho thêm nước cốt dừa và thưởng thức.
4. Những lưu ý khi thực hiện cách làm sữa chua nếp cẩm
- Nếp vừa chín mềm thì tắt bếp ngay. Không nên đun quá lâu để tránh bị lại nếp.
- Nếu muốn phần nếp cẩm khô hơn thì cho ít nước lại. Còn nếu muốn nếp cẩm mềm sệt thì sau khi nấu, đậy kín nắp và ủ trong 15 phút.
- Không xếp chồng hộp sữa chua. Rót nước sôi ngang 1/2 hộp sữa chua, cú 3 tiếng thay nước 1 lần.
- Nếu không thích ăn cùng đá lạnh, bạn có thể cho vào vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 tiếng. Ngoài ra, có thể rắc thêm 1 ít lạc, dừa tươi nạo sợi, dừa khô cho món sữa chua của bạn thêm hấp dẫn hơn nhé.
- Nên làm sữa chua vào hũ thủy tinh vì nó không độc hại và sẽ khiến bạn có cảm giác ngon miệng hơn.
- Khi làm sữa chua, nếu bạn muốn nó chua hơn thì có thể tăng thời gian ủ hoặc thêm một ít nước cốt chanh vào sữa tươi.
- Nếu bạn có máy làm sữa chua thì nên sử dụng để sữa chua sánh mịn, không bị rỗ hoặc không đủ độ lên men.
5. Dinh dưỡng món ăn
5.1. Công dụng của nếp cẩm
- Nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Alories, protein, carbohydrate, chất xơ, chất béo… giúp làm bổ máu.
- Khi kết hợp gạo nếp cẩm với rượu thì đây là thực phẩm tốt cho tim mạch giúp phòng ngừa bệnh tim, cao huyết áp và đột quỵ. Rất tốt cho những người đang bị hay đang chữa trị bệnh tại biến mạch máu não.
- Lớp màng đen bên ngoài chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều vi chất có lợi khác. Vì thế, loại gạo này còn có công dụng làm đẹp, giúp làm ẩm và phục hồi làn da một cách hiệu quả.
- Cơm nếp cẩm còn là vị thuốc thần kì chữa bệnh đau dạ dày và tiêu hóa hiệu quả.
- Màu tím lạ mắt của nếp cẩm là nhờ có sự dư thừa chất anthocyanin – chất chống oxy hóa. Loại khoáng chất này thường có trong các loại quả như: Việt quất, quả mọng, nho, bắp cải tím, súp lơ tím,…
5.2. Lợi ích của sữa chua
- Trong sữa chua chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ăn sữa chua thường xuyên giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt là men vi sinh bifidobacterium và lactobacillus sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích hay một rối loạn ảnh hưởng đến đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn H.pylori (khuẩn gây viêm loét).
- Sữa chua có khả năng phân hủy, đẩy được lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Giúp cân bằng và đảm bảo lưu lượng máu vận hành tốt, ổn định.
- Vitamin D và hàm lượng canxi trong sữa chua giúp duy trì xương chắc khỏe.
- Là thực phẩm giảm cân hiệu quả. Cung cấp thêm đạm, canxi và vi chất dinh dưỡng giúp bạn kiểm soát được cân nặng, hạn chế tăng cân.
- Giúp cơ thể bổ sung thêm các vitamin A, B12, C… Có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng. Chống lại các triệu chứng bệnh cảm cúm thông thường.
5.3. Ăn sữa chua nếp cẩm có tốt không?
- Tốt cho máu: Công dụng của nếp cẩm khiến bạn không ngờ là tốt cho máu cơ thể. Khi kết hợp nếp cẩm với sữa chua sẽ rất tốt cho phụ nữ trong các “mùa dâu”, “ngày đèn đỏ”.
- Làm đẹp da: Sữa chua đã là “thần dược” cung cấp độ ẩm và làm mịn da cho chị em phụ nữ. Khi kết hợp với nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nữa thì sẽ giúp cho vóc dáng, vòng eo được cân đối hơn.
- Tốt cho tiêu hóa: Sữa chua chứa nhiều men vi sinh tốt cho dạ dày. Có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho cơ thể và thanh lọc các độc tố còn sót trong cơ thể ra bên ngoài.
Lưu ý: Bạn nên ăn 3 – 4 phần sữa chua nếp cẩm/ tuần. Nên ăn sau khi ăn tối để cho dạ dày được cân bằng độ PH. Hoặc bạn có thể ăn sữa chua nếp cẩm vào buổi chiều để giải tỏa căng thẳng, stress và giúp tâm lý thoải mái hơn.
Cách làm sữa chua nếp cẩm trên đây rất chi tiết về cách làm và nguyên liệu. Cũng không quá khó để thực hiện đúng không nào. Hãy nhanh chóng bắt tay vào bếp cùng cách làm món tráng miệng này cho cả gia đình. Vừa ngon lại vừa bổ dưỡng thì ngại gì không học và trổ tài nhỉ. Chúc bạn có được mẻ sữa chua nếp cẩm thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhé.
Chi Lê tổng hợp