Viêm amidan là bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều bởi những tác động xấu từ môi trường cũng như cách chăm sóc sức khỏe chưa thực sự hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu với List.com.vn để có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh phổ biến này nhé.
1. Viêm amidan
- Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Nó được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp.
- Chức năng chính của amidan đó là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm) đối với cơ thể. Ngoài ra, nó còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng.
- Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm amidan như: H. influenzae, tụ cầu, xoắn khuẩn Vincent, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A.
- Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, viêm amidan ở trẻ em và thanh thiếu niên gặp với tỷ lệ cao hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng của bệnh viêm amidan ngay nhé.
1.1. Viêm amidan cấp
1.1.1. Nguyên nhân
- Vi khuẩn: Liên cầu beta tan huyết nhóm A, haemophilus influenzae, tu cầu, xoắn khuẩn…
- Virus: Cúm, sởi, ho gà…
Các yếu tố tác động
- Thay đổi thời tiết đột ngột.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, điều kiện sinh hoạt thấp vệ sinh kém.
- Do sức đề kháng của cơ thể kém, do cơ địa dễ dị ứng.
- Có ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để vùng họng, miệng như: Sâu răng, viêm lợi, viêm VA, viêm mũi xoang.
- Cấu trúc amidan có nhiều khe kẽ, hốc là nơi cư trú, sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.
1.1.2. Biến chứng
- Loét khe amidan, sỏi amidan, viêm tấy xung quanh amidan, viêm tấy thành bên họng, viêm họng mạn tính.
- Viêm hạch cổ mạn tính, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản.
- Viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết…
1.2. Viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là một bệnh nhiễm trùng amidan trong thời gian dài, lặp đi lặp lại. Nó có thể hình thành các túi nhỏ (nang) trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Thông thường, các viên sỏi nhỏ, có mùi hôi, có thể chứa một lượng lớn sulfa được tìm thấy trong các nang.
1.2.1. Nguyên nhân
- Do viêm amidan cấp không được điều trị dứt điểm. Virus, vi khuẩn thường xuyên tấn công amidan và gây ra tình trạng viêm nhiễm kéo dài.
- Vùng tai mũi họng đang có ổ viêm. Dịch viêm thường xuyên được đưa xuống vùng họng gây viêm nhiễm amidan mãn tính.
- Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, hoặc không vệ sinh răng miệng. Ổ viêm ở răng miệng sẽ lan rộng xuống vùng họng và amidan gây viêm nhiễm amidan kéo dài.
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi, người bệnh uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, hệ miễn dịch suy giảm.
- Bệnh viêm amidan mãn tính còn thường gặp ở những người có sức khỏe, sức đề kháng kém như: Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người cao tuổi…
1.2.2. Triệu chứng viêm amidan
- Thường kéo dài trên 4 tuần, hoặc tại tái diễn từ 4 – 6 lần/ 1 năm.
- Rét run, sốt 38 đến 39 độ C.
- Người mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém.
- Tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón.
- Có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng.
- Có thể đau nhói lên tai tăng lên khi nuốt và ho.
- Thường kèm theo viêm mũi trẻ chảy mũi, trẻ có thể thở khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi.
- Nếu viêm lan xuống thanh quản, khí quản gây ho có đờm, đau, thay đổi giọng khàn.
- Niêm mạc họng đỏ, miệng khô.
- Amidan sưng đỏ, đôi khi thấy trên bề mặt amidan có mủ là những chấm trắng dần dần biến thành một lớp mủ trắng phủ trên bề mặt amidan.
1.2.3. Phân loại và đánh giá
- Thể viêm amidan quá phát: 2 amidan sưng to và chạm nhau. Bệnh nhân thường có triệu chứng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Thể viêm amidan hốc mủ: Viêm amidan có mủ trên bề mặt. Triệu chứng chính là đau rát họng, hôi miệng. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều khối mủ bã đậu trắng, vón cục.
- Thể viêm amidan xơ teo: Hai amidan thường nhỏ hẹp teo lại ở hốc amidan. Đồng thời sẽ xuất hiện nhiều xơ hoặc các hốc chứa mủ bã đậu.
3. Chữa viêm amidan
Đối với trường hợp viêm amidan cấp tính thì cần điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng và chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Cách điều trị cụ thể:
- Nghỉ ngơi, ăn đồ lỏng dễ tiêu, uống nước nhiều.
- Giảm đau, hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C bằng Paracetamol. Uống cách ít nhất 4 – 6 giờ. Trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng nhóm β lactam, nếu dị ứng thì dùng nhóm macrolid.
- Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ.
- Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm như: Bicarbonat natri, borat natri…
- Nâng cao thể trạng: Yếu tố vi lượng, sinh tố, calci…
4. Cách phòng bệnh
- Giữ vệ sinh môi trường sống, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, có cơ địa dị ứng. Có biện pháp phòng tránh, bảo vệ bản thân tốt khi có những vụ dịch liên quan đến đường hô hấp, khi thời tiết giao mùa…
- Giữ ấm, đặc biệt là cổ và chân tay khi trời lạnh.
- Điều trị triệt để các bệnh lý mũi họng khác như viêm V.A, viêm mũi, viêm xoang mạn tính, viêm răng miệng…
- Luyện tập thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng của bản thân.
- Khi đi ra đường nên đeo khẩu trang.
- Nên rửa tay bằng xà phòng khi khi vui chơi và các hoạt động khác.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Tiêm phòng đầy đủ.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích.
5. Khi nào nên cắt amidan
Cắt amidan không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề viêm nhiễm. Khi thực hiện cắt amidan sẽ có một số rủi ro sau:
- Trong quá trình cắt amidan có thể xảy ra một số biến chứng như: Mất máu nhiều, sốc phạn vệ…
- Sau khi cắt có thể bị viêm nhiễm tại vị trí phẩu thuật. Có thể sẽ phải phẫu thuật chỉnh hình.
- Cắt amidan có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, người bệnh dễ dàng mắc các bệnh về họng hoặc mũi.
Nên cắt amidan khi nào?
- Amidan sưng quá to chèn ép gây bí tắc đường hô hấp, bệnh nhân khó thở.
- Bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa.
- Bệnh nhân đã điều trị nội khoa > 6 tuần mà không thuyên giảm.
- Amidan chỉ sưng to 1 bên, có nổi hạch ở cổ, nghi ngờ ung thư.
- Viêm amidan gây ra các biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm cầu thận, suy tim…
Trường hợp không nên cắt amidan
- Trẻ dưới 4 tuổi.
- Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu.
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong kỳ kinh.
6. Một số bài thuốc trị viêm amidan
6.1. Muối
Đây là cách để phòng ngừa các bệnh về răng miệng và đường hô hấp. Vì muối có tính sát khuẩn, chống viêm nhiễm, tiêu viêm. Khi được đưa vào cơ thể, các hoạt chất có trong muối nhanh chóng len lỏi và tiêu diệt hết các ổ viêm. Từ đó, cổ họng được thông thoáng và dịu nhẹ hơn.
Cách thực hiện: Dùng một lượng muối vừa đủ hòa tan vào cấm nước ấm. Sau đó ngậm súc miệng, hầu họng là có thể loại bỏ bệnh hiệu quả.
6.2. Tỏi
Tỏi là thảo dược trị viêm amidan hiệu quả. Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin, có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, virus gây viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc sạch vỏ trắng, thái lát mỏng. Sau đó đem hấp cách thủy với mật ong để ăn.
- Đun sôi vài nhánh tỏi với 1 cốc nước. Sau đó, pha thêm chút mật ong rồi uống.
- Có thể xay tỏi lấy nước ép, trộn với mật ong để ngậm.
6.3. Quất
Trong quất chứa nhiều vitamin C có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Cách thực hiện:
- 5 – 7 quả quất xanh và 2 – 5 thìa mật ong nguyên chất.
- Rửa sạch quất xanh, ép dập, cho thêm mật ong. Sau đó hấp cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy nước cốt cho bé uống.
7. Viêm amidan nên ăn gì?
- Đồ ăn mềm, dễ nuốt.
- Những thực phẩm bỗ dưỡng như: Trứng, sữa, gan, thịt nạc…
- Nên tích cực ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau chứa nhiều chất xơ. Đặc biệt là những loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C.
- Trong các loại hoa quả thường chứa nhiều tinh chất kháng viêm và chống ôxi hóa… Nhờ vậy sẽ làm giảm chứng khô miệng cũng như rát họng do viêm amidan gây nên.
- Uống nhiều nước, giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra người bệnh cũng nên uống các loại nước ép trái cây để tốt cho niêm mạc họng và giúp chữa lành vết thương.
Không nên ăn
- Kiêng ăn những thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều gia vị.
- Kiêng ăn những thực phẩm khô cứng, thô ráp…
- Kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đường.
- Hạn chế hoặc bừ bỏ rượu bia, thuốc lá, nước gọt có ga và các chất kích thích.
- Không nên sử dụng những đồ ăn sống, lạnh hay đồ uống nước đá, có ga hoặc có nồng độ cồn bởi những thứ này sẽ là tác nhân gây ra sự kích ứng của amidan
- Không ăn những món sống như: gõi, nộm, rau sống…
Hiện nay, số người mắc bệnh viêm amidan ngày càng tăng, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy ai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức phòng và chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình và cả gia đình được tốt nhất nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Chi Lê tổng hợp