1. Cách làm mứt tết
Chưa bao giờ mứt Tết vắng mặt trong mâm bánh ngày Tết cổ truyền. Cứ mỗi dịp Xuân về, người người nhà nhà lại nô nức làm các loại mứt thơm ngon, đa dạng. Ngày Tết sắp đến rồi, cùng trổ tại làm bếp của mình với 7 cách thức làm mứt Tết sau đây nhé.
1.1. Cách làm mứt gừng
1.1.1. Lợi ích khi ăn mứt gừng
- Mứt gừng được nhiều nhiều yêu thích, đặc biệt là ở miền Bắc. Với tiết trời se lạnh, một đĩa mứt gừng vàng với một ly trà nóng, sẽ đem đến giác ấm áp những ngày đầu xuân.
- Gừng có tính ấm, vị cay. Có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, chữa ho. Ăn gừng vào buổi sáng bổ như nhân sâm, có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa.
- Trong mứt gừng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như protid, lipid, chất xơ, bêta-caroten, vitamin (B1, B2, PP, C), canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen…
1.1.2. Cách thực hiện
Nguyên liệu
- 500g gừng tươi.
- 500g đường kính trắng, muối.
- 1 ống vani.
Cách làm
- Gừng tươi rửa sạch, rồi dùng dao gọt bỏ vỏ, thái thành từng miếng, không quá mỏng, cũng không quá dày.
- Đun sôi và chần sơ gừng.
- Cho gừng và đường vào chảo để ướp, ướp đến khi thấy đường tan hết.
- Đun ở mức vừa, đảo đều cho gừng ngấm đường, cho đến khi thấy đường kết tinh, bám vào từng miếng mứt.
- Tắt bếp, dùng đũa đảo thêm một vào phút nữa. Đến khi gừng bớt nóng, tãi mỏng ra mâm, hong khô trước quạt, rồi mời mọi người thưởng thức.
1.2. Cách làm mứt cà rốt
1.2.1. Tác dụng
- Trong cà rốt có carotene, protid, lipid, glucid, chất xơ, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin A.
- Cà rốt có chứa những thành phần tốt cho tim mạch, lọc gan, giải độc cho cơ thể rất tốt.
- Có tác dụng trong việc làm đẹp da, tóc.
1.2.2. Cách thực hiện
Nguyên liệu
- 1 kg cà rốt.
- 600g đường.
- Nước vôi trong.
- Đường vani.
Cách làm
- Nạo sạch vỏ cà rốt, tỉa cà rốt thành hoa hoặc hình tròn, dày khoảng 0,7 cm.
- Pha vôi với khoảng 2 lít nước, sau đó khuấy đều, để vôi lắng xuống sau đó chỉ cần lấy phần trong. Sau khi hơn 2 tiếng, bạn vớt cà rốt ra và rửa sạch thêm vài lần nước lạnh.
- Đun nồi nước rồi chần qua cà rốt. Một lớp cà rốt bạn cho một lớp đường. Với 1 kg cà rốt thì đi với khoảng 500- 600 gam đường. Nên ướp đường với cà rốt tầm 2 đến 3 giờ, đến khi đường tan thành nước ngấm vào cà rốt là được.
- Chảo nóng già rồi cho hỗn hợp cà rốt và đường vào, nhớ đun nhỏ lửa, dùng đũa to đảo thật đều tay. Cứ tiếp tục sên ở mức lửa trung bình cho đến khi đường cạn.
- Khi đường chỉ còn sền sệt thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất, vừa đun vừa đảo đều tay cho đến khi đường kết tinh bám trắng vào cà rốt. Cho thêm vài giọt vanilla là xong.
1.3. Mứt vỏ bưởi
1.3.1. Công dụng
- Trong vỏ bưởi chứa khá nhiều chất tinh dầu và có tính kháng oxy hóa cao. Có tác dụng lợi tiểu, trị chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
- Mứt vở bưởi còn là thực phẩm giúp tăng hiệu quả giảm cân, vì những chất vitamin có tác dụng trong việc giảm cảm giác thèm ăn ở người béo.
1.3.2. Cách thực hiện
- Vỏ bưởi cắt thành khúc nhỏ vừa ăn.
- Ngâm vỏ bưởi với nước muối khoảng 10 – 12 tiếng. Điều này giúp cách làm mứt vỏ bưởi dẻo không còn tinh dầu cay nồng.
- Vắt kiệt nước trong vỏ bưởi và đun sôi khoảng 10 phút.
- Vắt kiệt nước lần nữa. Nếm thử một miếng vỏ bưởi nếu không còn vị cay nồng thì vỏ bưởi đã được.
- Tiếp tục ngâm bưởi 10 phút với rượu trắng để loại bỏ hoàn toàn mùi hăng, vị đắng.
- Cho vỏ bưởi và đường phèn trộn đều và để ủ qua đêm.
- Đun sôi vỏ bưởi và đảo đều cho đến khi đường cô đặc bám vào miếng vỏ bưởi. Đổ thêm vào một chút rượu trắng là xong.
1.4. Mứt dâu
1.4.1. Công dụng
Dâu tằm được xem như vị thuốc quý dùng để ngâm rượu làm thuốc bổ tăng cường sức khỏe, quả dâu tằm còn có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp sáng mắt.
1.4.2. Cách thực hiện
Nguyên liệu
- Dâu tằm: 550g.
- Đường trắng: 250g.
- Chanh: 1 quả.
Cách làm
- Dâu tằm gọt bỏ cuống, rửa sạch, ngâm vào nước lạnh 10 phút.
- Dâu tằm thêm đường, 1 lớp dâu là 1 lớp đường.
- Cho thêm nước cốt chanh vào rồi trộn thật đều. Sau đó ngâm khoảng 1 đến 2 giờ.
- Đun sôi, đổ nước đường thật đều vào dâu, đến khi hỗn hợp sánh đặc và có một màu đổ thẫm rồi tắt bếp.
1.5. Cách làm mứt khoai lang
1.5.1. Công dụng
Khoai lang rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng bồi dưỡng, nhuận tràng, chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa.
Mứt khoai lang cũng không làm tăng cần. Chứa chất chống oxy hóa, giúp phái đẹp đẩy lùi lão hóa sớm, còn được ví như “thần dược” trong việc trị mụn.
1.5.2. Cách làm
Nguyên liệu
- 1kg khoai lang.
- 500g đường trắng.
- 30g vôi trắng.
- 1 ống hương vani.
Cách làm
- Pha 1 lít nước với 30g vôi trắng. Để qua đêm rồi chắt lấy phần nước vôi trong.
- Khoai lang gọt vỏ, cắt thành hình theo ý thích. Nhớ thả vào chậu nước ngâm khoảng 30 phút.
- Ngâm khoai với nước vôi khoảng 3 – 5 tiếng, rồi vớt ra, rửa nhiều lần.
- Ướp 1kg khoai lang ướp với 500g đường khoảng 3 – 5 tiếng.
- Cho khoai vào đun sôi, khi nước đường keo lại. Khi đường kết tinh thì đảo liên tục để khoai không dính nhau.
- Cho hương vani vào, đun thêm một phút nữa thì tắt bếp.
1.6. Cách làm mứt chùm ruột Tết
1.6.1. Công dụng
- Chùm ruột có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, làm se, bổ gan, bổ máu.
- Chùm ruột còn giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả.
1.6.2. Cách thực hiện
Nguyên liệu
- Chùm ruột: 1kg.
- Đường cát: 700g.
- Muối ăn, nước cốt chanh.
- 100ml nước dâu tây xay.
Cách làm
- Chùm ruột ngâm với nước muối khoảng 3 – 5 tiếng. Chùm ruột nổi lên là được.
- Vắt bỏ nước chua của chùm ruột.
- Cho 500g đường cát và chút muối vào ướp với chùm ruột khoảng 8 tiếng.
- Cho 200g đường cát với chút nước và bắt đầu sên. Cho thêm 1 vài giọt nước cốt chanh.
- Cho chùm ruột vào sên khoảng 60 – 70 phút.
- Rưới thêm 1 muỗng cà phê vani vào mứt chùm ruột đang sên, trộn đều cho hòa tan rồi tắt bếp.
1.7. Mứt bí đao Tết
1.7.1. Công dụng của bí đao
Bí đao là một vị thuốc quý cho người tâm, phế, nội nhiệt. Có tác dụng giải nhiệt, mát tim, trừ mụn, giảm sưng và thông tiểu tiện.
Trong bí đao có chứa nước, chất xơ, protid, glucid, các khoáng chất như canxi, photppho, sắt và các loại vitamin như A, B1, B2, B9, C, E,… Có tác dụng giữ cơ thể khỏe mạnh, cải thiện làn da và giữ dáng cho chị em.
1.7.2. Cách thực hiện
Nguyên liệu
- Bí đao, đường.
- Phèn chua.
- Nước vôi trong và vani
Cách làm
- Bí đao gọt vỏ và lấy phần cùi trắng, rửa sạch thái miếng vuông dài 5cm.
- Nước vôi trong pha loãng, ngâm bí vừa thái với nước vôi qua đêm khoảng 5 đến 7 tiếng. Rửa lại nhiều lần bằng nước cho hết sạch mùi vôi.
- Trần bí với nước phèn chua trong 1 đến 2 phút rồi tiếp tục vớt ra rửa sạch để ráo nước.
- Ướp bí với đường, khoảng 4 đến 5 tiếng cho đường tan và ngấm vào bí.
- Đun bí, đảo cho đến khi thấy cạn nước. Đường kết tinh bám đều vào bí thì tắt bếp nhỏ vani vào đảo qua một lượt nữa.
2. Một số loại mứt không thể thiếu ngày Tết
- Mứt me: Có vị chua chua, ngọt ngọt. Màu vàng trong, bóng mướt, bọc giấy kín trong rất tươi mắt.
- Mứt dừa: Mứt dừa vừa ngon lại vừa dễ làm, thành phẩm có vị ngọt thơm tự nhiên, vị ngậy béo đặc trưng của cùi dừa.
- Mứt hạt sen: Những viên mứt nhỏ tròn, màu hanh vàng, bọc trong lớp vỏ lấm tấm đường. Mứt có vị ngọt rất sắc, nhấp một ngụm trà thơm, vị ngọt, vị chát cùng hơi nóng ấm quyện hòa vào nhau.
- Mứt vỏ cam: Mứt có vị ngọt bùi.
- Mứt sơ ri: Lớp vỏ dai ngọt ngào nhưng vẫn giữ được vị chua của trái sơ ri.
- Mứt cà chua bi: Không quá ngọt và lại dẻo dẻo, chua nhẹ rất dễ ăn.
- Mứt khế: Với độ chua vừa phải, thơm thơm mùi gừng, ngọt ngọt hài hòa cực ngon.
- Mứt đu đủ: Chứa nhiều giúp chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, da và nhuận tràng.
Trên đây Chuyên mục Ẩm thực đã bật mí cho bạn những cách làm mứt Tết vừa đơn giản lại vừa ngon. Ngày Tết, làm một mẻ mứt đa dạng để đãi khách thì còn gì bằng. Bạn nào muốn có đĩa mứt Tết ngon hết sảy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Chi Lê tổng hợp